Cách chăm sóc trẻ bị bỏng cha mẹ cần lưu ý
Kỹ năng sống

Cách chăm sóc trẻ bị bỏng cha mẹ cần lưu ý

Hồng Nhung
Hồng Nhung

24/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ em ở lứa tuổi từ 1 - 6 tuổi là lứa tuổi tò mò, muốn tìm tòi và khám phá mọi thức vì vậy trẻ thường rất dễ bỏng. Bố mẹ phải luôn trang bị những cách chăm sóc trẻ bị bỏng đúng cách để giúp trẻ phục hồi nhanh hơn và không để lại sẹo. Bài viết dưới đây Monkey sẽ chia sẻ cho các bạn những kiến thức để chăm sóc trẻ khi trẻ bị bỏng đúng cách.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Chăm sóc vết bỏng cho trẻ như thế nào?

Nguyên tắc sơ chăm sóc vết bỏng cho trẻ đúng các bao gồm sơ cứu kịp thời và cách chăm sóc trẻ bị bỏng. Bố mẹ cần căn cứ vào tình trạng bị bỏng của trẻ mà xem là trẻ đang bị bỏng ở cấp độ nào để chăm sóc vết bỏng cho phù hợp.

Đặc biệt, việc sơ cứu rất quan trọng trong quá trình chăm sóc vết bỏng của trẻ. Nếu bố mẹ không sơ cứu kịp thời khi trẻ bị bỏng, dẫn đến tình trạng vết thương của trẻ nặng hơn. Điều này sẽ khiến các công tác chăm sóc trẻ khó khăn hơn.

3 nguyên tắc cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị bỏng

Dưới đây là 3 nguyên tắc khi chăm sóc trẻ bị bỏng để có thể chăm sóc trẻ được an toàn. Giúp cho vết thương của trẻ không để lại sẹo và mau lành hơn. Hãy cùng Monkey chia sẻ 3 nguyên tắc trong cách chăm sóc trẻ bị bỏng:

Nguyên tắc 1: Sơ cứu đúng cách

Tùy vào mỗi trường hợp bé bị gây bỏng khác nhau mà cách sơ cứu khác nhau. Bố mẹ cần xác định được tình trạng bỏng của bé Sau đó áp dụng những phương pháp sơ cứu cho trẻ để có thể rửa vết thương cho trẻ sớm nhất.

Nguyên tắc sơ cứu cho trẻ bị bỏng đúng cách chỉ là sơ cứu tại nhà với những vết bỏng nhẹ đến trung bình. Những trường hợp bỏng nặng, trẻ cần được đưa đi cấp cứu ngay vì nếu bố mẹ phạm sai lầm trong lúc sơ cứu, vết thương của trẻ sẽ dễ nhiễm trùng nặng hơn.

Quy trình sơ cứu căn bản bao gồm:

  • Ngay lập tức đưa trẻ ra khỏi tác nhân gây bỏng. Ví dụ ống bô, quần áo cháy, thiết bị điện, ấm nước, bếp ga,...

  • Đặt ngay vùng bị bỏng của trẻ vào thau nước mát không lạnh và xả liên tục dưới nước. Chỉ nên nhúng nước vết thương bỏng để làm mát khoảng 15 phút. Nếu ngâm lâu sẽ dẫn đến tình trạng nhũn vết thương. Không được dùng đá lạnh để làm mát vết thương.

  • Tránh nhiễm trùng sau khi rửa, vết bỏng cần được che bằng gạc thông minh hoặc miếng vải sạch. Vết thương mới trẻ không được bôi bất kỳ thứ gì khác ngay vết bỏng chưa được hình thành và không làm bể bóng nước phồng rộp.

Nguyên tắc trong cách chăm sóc trẻ bị bỏng - sơ cứu vết thương đúng cách (Nguồn: Sưu tầm internet)

Nguyên tắc 2: Bảo vệ vết thương chống nhiễm trùng

Da là tuyến đầu tiên để bảo vệ khỏi sự xâm nhập của những tác nhân gây hại cho cơ thể. Vì vậy, khi bị bỏng, vết da sẽ bị chết và cơ thể không còn sự bảo vệ của da nữa. Lúc này, các vi khuẩn sẽ bắt đầu xâm nhập vào cơ thể thông qua vết bỏng và gây nhiễm trùng cho cơ thể.

Vết bỏng ở trẻ rất nguy hiểm nếu không được bảo vệ khỏi các tác nhân xấu. Nếu bố mẹ để cho trẻ xay ra tình trạng vết thương bị nhiễm trùng. Ví dụ như trẻ đang bị bỏng độ 1 mà bố mẹ không biết cách chăm sóc trẻ bị bỏng đúng cách, vết bỏng sẽ biến chứng nặng thêm. Có thể những vết bỏng bị nhiễm trùng sẽ gây ra những tác hại đến sức khỏe của trẻ.

Và khi vết bỏng của trẻ bị nhiễm trùng, những vết bỏng đó sẽ kích hoạt các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Vùng bị bỏng của trẻ sẽ bị gây viêm, sưng và đau đớn có kèm theo mủ có mùi hôi khó chịu. Nếu lúc này bố mẹ không xử lý kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiều hậu quả như:

  • Vết thương bị lở loét, thậm chí xuất hiện áp xe bên cạnh vết thương.

  • Gây ra hoại tử ăn mòn da.

  • Nhiễm trùng huyết.

  • Cắt cụt chi.

Do đó, nhiễm trùng khi trẻ bị bỏng vô cùng nguy hiểm do gây ra nhiều hệ lụy khác nhau đến tương lai của trẻ. Bố mẹ cần được trang bị những kiến thức đúng đắn và kịp thời để có thể xử lý các vết thương cho bé càng sớm càng tốt.

Nguyên tắc 3: Giữ ẩm vùng da bị bỏng

Khi bị bỏng, nhiệt độ vào cơ thể quá cao khiến cơ thể của trẻ có thể sốt cao kèm đau rát và khó chịu. Ngoài ra, vết bỏng nếu không được hạ nhiệt ngay lập tức thì vết thương sẽ lan ra các vùng da bình thường khác.

Vì thế, khi phát hiện trẻ bị bỏng hãy lập tức đưa vết bỏng vào rửa với nước sạch. Mục đích là làm giảm nhiệt độ của vết bỏng và ngăn chặn sự lây lan của vết bỏng sang các vùng da lành khác.

Sau khi làm mát xong, nhiệt độ của vết bỏng chỉ giảm đi một chút và vùng da cần được chăm sóc liên tục để mau lành hơn. Bố mẹ chỉ làm dịu vùng da bị bỏng rát nhưng không chăm sóc sau đó thì trẻ có thể bị tổn thương sau đó.

Cách chăm sóc trẻ bị bỏng sau khi làm sạch vết bỏng, cha mẹ hãy dùng các thuốc làm dịu da như thuốc mỡ, kem trị bỏng hoặc các bài thuốc dân gian để làm dịu vùng da bị bỏng. Ngoài ra, trong quá trình làm dịu da, các loại thuốc này còn giúp vết thương của trẻ được bảo vệ khỏi những nguy cơ nhiễm trùng và nhanh hồi phục da hơn.

Nguyên tắc thứ 3 trong cách chăm sóc trẻ bị bỏng - Giữ ẩm vết thương cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Thay băng vết bỏng như thế nào?

Bố mẹ sử dụng băng gạc để đắp lên vùng bỏng nhằm mục đích là cho thuốc ngấm vào vết thương và tránh nhiễm trùng. Tuy vậy, bố mẹ cần thay băng vết bỏng thường xuyên để vết bỏng tránh bị nhiễm trùng. Băng gạc lâu ngày trên vết thương do bỏng sẽ làm vết thương bị bí và sẽ có nguy cơ nhiễm trùng do băng gạc không còn sạch nữa.

Cách chăm sóc trẻ bị bỏng đầu tiên là phải thay băng vết bỏng đúng cách. Dưới đây là cách thay băng vết bỏng đúng cách được các chuyên gia có kinh nghiệm hướng dẫn:

  • Bước 1: Rửa vết thương với nước muối sinh lý pha với betadine (nếu gia đình bố mẹ không có betadine thì sử dụng nước muối sinh lý để rửa vết thương).

Hoặc phụ huynh có thể sử dụng dung dịch kháng khuẩn betaine và polyhexanide giúp chống tạo màng biofilm vi khuẩn. Giá thành khá cao và hợp với vết phỏng nhiễm trùng nặng.

  • Bước 2: Sử dụng băng gạc vô trùng sẽ bị kết dính da thịt nên vết thương sẽ đau khi gỡ băng gạc. Mỗi lần bố mẹ thay băng gạc cho trẻ thì da chết của vết phỏng sẽ dính theo băng gạc cũ. Nhưng lớp da non có thể đi theo băng gạc cũ nên bố mẹ phải cẩn thận khi sử dụng băng gạc vô trùng.

Bố mẹ có thể sử dụng các tấm silicone dán chống sẹo, hydrogel tạo màng, maltodextrin khô và gel tùy vết phỏng khô hoặc ướt. Những sản phẩm này sẽ thay băng gạc bảo vệ vết thương do bỏng của trẻ.

  • Bước 3: Nên đọc kỹ hướng dẫn của băng gạc, bố mẹ nên thay băng ít nhất 2 - 3 lần mỗi ngày. Đến khi da non lên hoàn toàn thì có thể gỡ băng gạc ra hoàn toàn.

Băng bó vết thương và thay băng như thế nào khi chăm sóc trẻ bị bỏng (Nguồn: Sưu tầm internet)

Sử dụng thuốc gì để giúp trẻ nhanh lành

Da trẻ rất mỏng và chưa hoàn toàn phát triển như da của người lớn. Vì vậy khi trẻ bị bỏng rất dễ hình thành sẹo. Bố mẹ có thể sử dụng những loại thuốc trị sẹo an toàn cho trẻ để vết sẹo lành lại.

Thời điểm tốt nhất sử dụng thuốc trị sẹo cho trẻ: Giai đoạn các vết thương dần dần lành lại, các collagen được tạo ra trong cơ thể và giúp hồi phục vùng da bị tổn thương do bỏng. Mặc dù vậy, các tế bào sừng và sợi collagen vẫn còn ít nên rất thích hợp để trị sẹo. Khả năng phục hồi lên đến 99%.

Dưới đây là một vài thuốc trị sẹo an toàn, hiệu quả cho trẻ khi bố mẹ chăm sóc trẻ bị bỏng:

Thuốc trị sẹo Silvirin

Công dụng: sử dụng để phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn của các vết thương phỏng độ 2 và độ 3. Có thể điều trị vết đứt rách, trầy da hoặc vết thương.

Cách sử dụng:

  • Cách bôi thuốc: Sử dụng găng tay vô trùng và bôi thuốc vào vết thương mỗi ngày 1 đến 2 lần. Mỗi lần bôi bố mẹ nên bôi lượng thuốc dày khoảng 1.5mm lên vết thương đã được rửa sạch và cắt lọc những mô bị hoạt tử. Có thể băng bó bằng gạc hoặc không nếu như không cần thiết.

  • Chú ý khi bôi: Nên bôi kín thuốc vào khe kẽ của vết bỏng, bôi phủ liên tục các vùng bỏng. Có thể bôi kem lại bất kỳ chỗ nào bị trôi đi. Nếu thuận tiện, trẻ sẽ được tắm rửa mỗi ngày để loại bỏ những mô hoại tử của vết bỏng.
  • Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ mang thai lúc sinh, gần sinh, trẻ bị sinh non dưới 2 tháng tuổi. Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Thuốc trị sẹo Silvirin - sử dụng trị sẹo bỏng độ 1 và độ 2 (Nguồn: Sưu tầm internet)

Cách chăm sóc cho trẻ bị bỏng - Sử dụng thuốc xịt trị bỏng Panthenol Spray

Công dụng của thuốc xịt trị sẹo Panthenol Spray:

  • Sử dụng thuốc Panthenol giúp dưỡng ẩm và làm mềm da. Ngăn chặn tình trạng khô da dẫn đến bong tróc da.

  • Thành phần chứa dung dịch Nano bạc có tác dụng diệt vi khuẩn và vi nấm xâm hại vào vết thương.

  • Sử dụng cho người bị tổn thương trên da và niêm mạc. Sử dụng cho trẻ bị bỏng nước hoặc bỏng do hơi nước nóng, bô xe máy,...

Cách sử dụng:

  • Vì chai dạng xịt nên trước khi xịt khuẩn ta nên lắc mạnh bình thuốc trước khi sử dụng để các hợp chất hòa tan vào nhau.

  • Giữ bình xịt đứng và quay đầu van về phía vết thương bỏng. Xịt dung dịch Panthenol đều đặn xung quanh vùng bị bỏng.

  • Không được xịt trực tiếp dung dịch này lên vùng da mặt. Bố mẹ có thể xịt lên tay và xoa đều lên vết bỏng trên mặt.

  • Tuyệt đối không được xịt vào vùng mắt, mũi và miệng.

  • Thông thường nên xịt khoảng 1 đến 2 lần mỗi ngày. Khoảng thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng vết bỏng và nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Sử dụng thuốc xịt bỏng Panthenol Pray để trị các vết sẹo, vết thương do bỏng (Nguồn: Sưu tầm internet)

Kem trị sẹo bỏng Biafine

Công dụng: Dạng kem lỏng Biafine để xử lý những vết thương trên bề mặt, lở loét do bỏng. Khi trẻ bị bỏng, cần lựa chọn thời gian thích hợp nhất và thoa kem trị bỏng kịp thời vào vùng da bị bỏng. Kem trị sẹo Biafine có tác dụng hạn chế sự lan rộng vết bỏng và giảm nhiệt độ, tạo môi trường cho vết bỏng nhanh chóng lành lại.

Cách sử dụng kem trị sẹo Biafine:

  • Bôi một lớp thuốc dày trên vùng da bị bỏng độ 1 và sau đó xoa nhẹ. Một ngày thoa thuốc từ 2 đến 4 lần để giúp lành sẹo nhanh.

  • Sử dụng các dung dịch khử trùng phù hợp để rửa vết thương do bỏng độ 2. Sau đó sử dụng một lượng thuốc dày và bôi ngay bề mặt bị tổn thương. Bôi thuốc lặp lại để trên vùng bị bỏng có thuốc thừa. Bố mẹ có thể sử dụng một miếng gạc ẩm để băng vết thương cho trẻ.

Những loại thuốc trị sẹo chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, khi bố mẹ mua thuốc trị sẹo thì hãy đến gặp bác sĩ để đưa ra những lời khuyên phù hợp của các cách chăm sóc trẻ bị bỏng.

Thuốc trị bỏng Biafine - Thuốc trị bỏng cấp độ bỏng 1, 2 và 3 (Nguồn: Sưu tầm internet)

Cách chăm sóc trẻ bị bỏng - Cho trẻ ăn gì?

Đưa ra thực đơn phù hợp trong quá trình trẻ bị bỏng là cách chăm sóc trẻ bị bỏng chủ yếu và quan trọng nhất. Bởi những món ăn dinh dưỡng và phù hợp để trẻ có thể bổ sung dưỡng chất giúp trẻ phục hồi nhanh hơn.

Hoặc khi trẻ bị thương, cơ thể sẽ yếu đi vì vậy những thực phẩm không phù hợp sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng nặng hơn. Do vậy, Monkey sẽ chia sẻ cho bố mẹ những thực phẩm nên ăn và không nên ăn để vết bỏng được lành nhanh hơn:

Những loại đồ ăn nên cho trẻ ăn?

Vết thương do bỏng ở trẻ càng nặng và càng sâu thì nhu cầu ăn uống càng cao. Vì trẻ cần phải bù đắp những dinh dưỡng để tái tạo những tế bào hồi phục vết thương cho trẻ. Dưới đây là một vài thực phẩm trẻ nên ăn khi bị bỏng:

Những thực phẩm chứa Protein

Những thực phẩm protein lành mạnh giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn, tránh các nguy cơ viêm nhiễm do nhiễm trùng. Giúp vết thương nhanh lành hơn.

Những thực phẩm giàu protein bao gồm bông cải xanh, chuối, đậu hà lan, đậu nành, thịt nạc heo, cá thu,...

Nên cho trẻ ăn những thực phẩm chứa protein khi bị bỏng (Nguồn: Sưu tầm internet)

Những thực phẩm cung cấp đủ vitamin C

Bổ sung thực phẩm đủ chất dinh dưỡng cũng là một trong những cách chăm sóc trẻ bị bỏng an toàn, hiệu quả nhất. Những thực phẩm cung cấp đủ vitamin C cho trẻ giúp nâng cao quá trình tái tạo các sợi collagen tự nhiên. Nhờ vậy mà quá trình tổng hợp các sợi dưới da và giúp mau lành da non, da non phát triển nhanh hơn. Nguồn thực phẩm vitamin C bao gồm một số loại trái cây như ớt chuông, bưởi, ổi, cam, quýt,…

Xem thêm: Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị bỏng đúng cách, an toàn tại nhà 

Thực phẩm chứa kẽm giúp trẻ bị bỏng chóng lành hơn

Kẽm (Zn) là chất giúp ngăn ngừa sự viêm sưng và kích thích trẻ ăn ngon miệng. Nhờ vậy mà trẻ có thể hấp thụ những dưỡng chất đầy đủ nhất. Những thực phẩm chứa kẽm tốt cho bé như hạt bí, ngũ cốc nguyên hạt, nấm và tỏi.

Những thực phẩm giúp phục hồi vết thương do bỏng chứa Vitamin E

Vitamin E giúp phục hồi làn da cho trẻ sau khi bị bỏng. Vitamin E là hợp chất chống oxy hóa hiệu quả nhất, ngoài ra vitamin E còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Những thức ăn trẻ có thể ăn để cung cấp vitamin E bao gồm: ngũ cốc, bắp, đu đủ, cà chua,...

Những thực phẩm giúp phục hồi vết thương do bỏng chứa Vitamin E (Nguồn: Sưu tầm internet)

Kiêng ăn gì khi trẻ bị bỏng?

Cách chăm sóc trẻ bị bỏng hiệu quả là bố mẹ cần phân biệt những thực phẩm nên cho trẻ ăn và không nên cho trẻ ăn. Điều này sẽ giúp trẻ tránh những tác nhân gây hại đến vết bỏng. Dưới đây là một vài món ăn trẻ không được ăn trong khi bị bỏng:

Những thực phẩm chứa nhiều Nitrat

Những thực phẩm chứa nhiều Nitrat sẽ khiến vết thương bị bỏng của trẻ khó tái tạo da non, gây ảnh hưởng xấu đến các mạch máu thậm chí là bị xơ vữa động mạch. Những đồ ăn chứa Nitrat mà trẻ không được ăn bao gồm: xúc xích, hot dog, thịt xông khói, thực phẩm chế biến sẵn.

Không nên ăn thịt bò và thịt gà khi bị bỏng

Thịt bò và thịt gà chứa nhiều protein có lợi cho sức khỏe con người. Nhưng khi trẻ bị bỏng và có vết thương hở ăn thịt bò, thịt gà vào sẽ khiến cho vết thương bị ngứa, mưng mủ do thịt gà và dễ tạo sẹo thâm do thịt bò.

Kiêng cho trẻ ăn thịt bò, thịt gà, thịt chó khi trẻ bị bỏng (Nguồn: Sưu tầm internet)

Những thức ăn tanh như hải sản

Hải sản chứa nhiều chất tanh và khi trẻ bị bỏng ăn những thức ăn này sẽ khiến vết thương ngứa ngáy và mưng mủ. Những hải sản như tôm, cua, ghẹ,... là những thực phẩm nên kiêng khi trẻ bị bỏng.

Không cho trẻ ăn rau muống khi bị bỏng

Rau muống có chất kích thích tăng trưởng các sợi collagen quá mức. Do vậy nếu trẻ đang trong quá trình tái tạo da non do bị bỏng hoặc bị thương mà ăn vào sẽ khiến cho vết thương để lại sẹo lồi. Loại sẹo lồi này sẽ gây khó khăn trong việc dùng thuốc trị sẹo.

Cần lưu ý những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi bị bỏng để có cách chăm sóc trẻ bị bỏng tốt hơn. Bố mẹ nên đưa ra các danh sách thực đơn bữa ăn cân bằng dinh dưỡng để bổ sung tối đa các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể của trẻ.

Một số lưu ý khác khi chăm sóc trẻ bị bỏng

Bố mẹ cần trang bị những kiến thức và những cách chăm sóc trẻ bị bỏng. Nhiều trường hợp trẻ bị bỏng nhẹ nhưng cách xử lý và chăm sóc trẻ không đúng cách nên khiến vết bỏng nặng hơn. Do đó, dưới đây là những lưu ý đặc biệt khi chăm sóc trẻ mà bố mẹ nên biết:

Khi nào trẻ cần được đem đi bệnh viện

Trước khi trả lời câu hỏi khi nào trẻ cần được đem đi bệnh viện, bố mẹ cần phân biệt được bỏng độ 1, bỏng độ 2 và bỏng độ 3 là gì. Tùy vào mỗi tình trạng bỏng của trẻ mà trẻ cần được sơ cứu và chữa trị đúng cách:

Các cấp độ bỏng

  • Bỏng cấp độ 1: Mức độ bỏng nhẹ, vết bỏng chỉ làm tổn thương lớp biểu bì da bên ngoài cùng. Dấu hiệu chỉ bị đỏ nhẹ, đau rát và sưng lên. Khi vết da lành, vùng da sẽ khô và bong tróc da.

  • Bỏng cấp độ 2: Mức độ bỏng trung bình, vết bỏng lúc này tổn thương đến lớp mô bên trong lớp biểu bì da. Bề mặt da phồng rộp, đỏ rát và đau nhức, ngoài ra còn có mụn nước xuất hiện trên bề mặt da.

  • Bỏng cấp độ 3: Mức độ bỏng nặng, vết bỏng làm tổn thương đến lớp hạ bì của da. Vết bỏng này có ảnh hưởng xấu đến các dây thần kinh.

Các cấp độ bỏng khi trẻ bị bỏng (Nguồn: Sưu tầm internet)

Khi nào trẻ cần được đem đi bệnh viện khi bị bỏng

Nếu vết thương bỏng ở trẻ chỉ ở mức nhẹ, bỏng ở độ 1 và độ 2 thì trẻ có thể được xử lý và chữa trị vết bỏng ở nhà. Bố mẹ cần sơ cứu kịp thời và sử dụng những kiến thức phù hợp cho từng trường hợp bị bỏng ở trẻ.

Bỏng cấp độ 2 nếu không được vệ sinh đúng cách khiến da nổi nhiều mụn nước. Đó là tình trạng da của trẻ đang bị xấu đi. Lúc này bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị nếu nghiêm trọng hơn phải cần ghép da.

Bỏng cấp độ 3 đã tàn phá các lớp da của trẻ, do vậy bố mẹ cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức. Vết bỏng độ 3 đã tàn phá các lớp hạ bì của da. Lớp hạ bì chứa các sợi collagen có chức năng tái tạo da, các mạch máu để lưu thông máu đến các cơ quan tế bào cơ thể. Vùng da bị bỏng lúc này rất yếu, do đó trẻ cần được chữa trị kịp thời.

Lưu ý: Cấp độ 3 có thể tăng lên 4 nếu chăm sóc không đúng cách.

Không tùy tiện sử dụng mẹo dân gian

Khi bị bỏng, mọi người liền sử dụng các cách dân gian để sơ cứu kịp thời. Nhưng không phải mẹo dân gian nào cũng sử dụng đúng lúc và đúng chỗ. Bố mẹ cần phải hiểu rõ nguồn gốc của các thuốc dân gian này để có thể sử dụng được các mẹo dân gian.

Rất nhiều bố mẹ dùng kem đánh răng, mỡ trăn, dầu cá hoặc nước mắm,... để bôi lên vết thương cho trẻ khi bị bỏng. Mục đích là muốn làm dịu vết thương khi bị bỏng. Nhưng thực chất, kem đánh răng có chất kiềm, bôi lên vết thương sẽ xúc tác với các tế bào và khiến vết thương đau hơn.

Ngoài ra, mỡ trăn và dầu cá có chứa vitamin E và chỉ có tác dụng lành sẹo, tái tạo mô. Do đó sử dụng mỡ trăn và dầu cá vào thời điểm lên da non để tránh sẹo chứ không giúp gì cho việc dịu vết thương. Nước mắm góp phần làm nhiễm trùng và bốc mùi vết bỏng.

Không nên sử dụng tùy tiện các mẹo dân gian để chữa bỏng (Nguồn: sưu tầm internet)

Chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị bỏng, nếu vết bỏng không khỏi hoặc xảy ra các sự cố, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Trong quá trình điều trị, cách chăm sóc trẻ bị bỏng an toàn nhất là nghe theo những hướng dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ sẽ đưa ra những phương án tối ưu để trẻ có thể phục hồi tốt nhất. Nếu bố mẹ muốn sử dụng các thuốc trị sẹo nào để chữa sẹo cho trẻ, bố mẹ cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra những thuốc trị sẹo lành tính và phù hợp sử dụng cho trẻ.

Phòng ngừa nguy cơ bị bỏng ở trẻ

Trẻ em rất hiếu động và tinh nghịch, do đó bố mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa để tránh các nguy cơ gây bỏng ở trẻ. Cách tốt nhất để phòng ngừa các nguy cơ bị bỏng là hạn chế tối thiểu các sự cố gây bỏng. 

Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa các nguy cơ bị bỏng ở trẻ:

Các biện pháp phòng ngừa bỏng nhiệt

  • Bố trí bếp nấu ăn hợp lý, nên đặt bếp lò hoặc các thiết bị điện xa tầm tay trẻ em. Nếu có thể, bố mẹ nên bố trí các vách ngăn để trẻ không chạm tới được.

  • Khi đang nấu ăn, không nên để trẻ chơi đùa ngay căn bếp.

  • Không để các dụng cụ đựng nước nóng và đồ vật nóng trong tầm tay trẻ. Khi nấu ăn xong nên để cán của chảo, nồi quay về phía bên trong và tránh xa tầm tay trẻ.

  • Không nên để trẻ tự tắm khi nhà có lắp đặt các thiết bị nóng lạnh. Bố mẹ cần điều chỉnh nhiệt độ tắm thích hợp rồi mới tắm cho trẻ. Các vòi nước nóng khi hoạt động không được để trẻ vào xem.

  • Khi trẻ lớn, bố mẹ dạy trẻ các kỹ năng sống, lúc này nên dạy trẻ học các thao tác nấu ăn an toàn như bê đồ ăn nóng bằng tấm lót tay, lấy đồ ăn từ lò vi sóng bằng găng tay,...

  • Không nên một tay ôm trẻ và một tay nấu nướng hoặc uống đồ nóng.

  • Kiểm tra các nhiệt độ của trò chơi bằng kim loại khi trời đang nắng như cầu trượt, xích đu trước khi trẻ lên chơi.

  • Sử dụng máy phun sương để tránh tình trạng bị bỏng hơi do máy tạo khí nóng.

Các biện pháp phòng ngừa nguy cơ bỏng nhiệt ở trẻ - Cách chăm sóc trẻ bị bỏng (Nguồn: Sưu tầm internet)

Ngừa tình trạng bỏng nhiệt khô

  • Những vật dụng như bật lửa, que diêm, nến; các vật dễ cháy nổ như xăng, ga,... cần được cất kín trong một nơi và khóa cửa lại. Không nên để đèn dầu, nến trong màn ngủ.

  • Hướng dẫn trẻ đi lại khi xe máy đang sử dụng. Khi bố mẹ dựng xe máy, ống bô xả của xe cần quay sát vào tường để trẻ xuống bằng đường còn lại.

  • Không được cho trẻ chơi đùa tại nhà xe hoặc trước sân nhà khi có xe vừa sử dụng và ống bô còn rất nóng.

  • Hướng dẫn trẻ đi xe đúng cách để tránh tình trạng bỏng ống bô.

Phòng ngừa bỏng điện

  • Chú ý lắp đặt các thiết bị điện theo quy tắc an toàn.

  • Sử dụng các nắp đậy để lắp vào những ổ cắm điện tầm thấp.

  • Các thiết bị điện cần sử dụng rơ le để khi có sự cố chập điện, đoản mạch,...nó sẽ tự ngắt điện.

  • Lắp đặt các thiết bị điện ngoài tầm với của trẻ, các cơ quan điện cần tôn trọng nội quy cột điện và trạm biến thiên của các đường dây điện cao thế.

  • Dạy bảo các trẻ những thiết bị điện nguy hiểm và tránh xa những nơi dây điện bị đứt.

  • Không cho trẻ đến những nơi có hiệu điện thế cao và chơi đùa gần các cột điện.

  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ các thiết bị điện xem có những đồ dùng điện nào bị hở mạch hoặc rò rỉ điện hay không.

  • Cất kín dụng cụ điện để tránh tình trạng trẻ bắt chước theo bố mẹ sử dụng các dụng cụ điện đó

Cách chăm sóc trẻ bị bỏng hiệu quả - Phòng ngừa tình trạng bỏng điện (Nguồn: Sưu tầm internet)

Phòng tránh bỏng hóa chất

  • Các hóa chất độc hại cần được bọc kín lại sau đó cho vào phòng kho và khóa lại.

  • Các vật dụng và hóa chất gây bỏng cần được đựng trong các hộp và chú thích rõ ràng là cần đeo bao tay khi tiếp xúc.

  • Khi trẻ hình thành ý thức, nên hướng dẫn trẻ đâu là những hóa chất độc hại và dặn trẻ không được chạm vào nếu chưa có sự cho phép của bố mẹ.

Phòng tránh bỏng nắng

  • Thường xuyên sử dụng kem chống nắng để tránh bị bỏng nắng.

  • Cho trẻ ra ngoài trời chơi nên chuẩn bị những đồ đạc như nón, áo khoác để che chắn kĩ cho trẻ không bị bỏng nắng.

  • Đối với trẻ dưới 6 tuổi không nên cho trẻ chơi ngoài trời quá lâu. Thời gian tối thiểu mà trẻ có thể tham gia các hoạt động ngoài trời là 6 tiếng.

  • Cần bổ sung nước cho trẻ khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để tránh bị bỏng nắng.

Những cách chăm sóc trẻ bị bỏng đúng cách và hiệu quả trên đã được Monkey chia sẻ đến cho các bạn đọc. Bài viết này sẽ tổng hợp các kiến thức hữu ích và kinh nghiệm để các bậc phụ huynh lưu lại khi chăm sóc trẻ bị bỏng. Đừng quên theo dõi Monkey để được cập nhật thêm nhiều kiến thức mới lạ trong cách nuôi dạy con.

Burns in Children | Johns Hopkins Medicine  - Ngày truy cập 12/07/2022

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/burns/burns-in-children 

Caring for Your Child's Burn After Treatment - Ngày truy cập 12/07/2022

https://childrensnational.org/departments/trauma-and-burn/resources-for-families/care-for-burn-wounds

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online