zalo

Tìm hiểu về phương pháp dạy học tích cực trong Monkey Math

2839 views
04/10/2020

Thay vì cách truyền đạt một chiều như các chương trình học truyền thống, Monkey Math thúc đẩy trẻ giữ vai trò chủ động trong bài học, để trẻ phát huy được 5 năng lực Toán học theo Chương trình GDPT Mới dành cho trẻ Mầm non và Tiểu học của Bộ GD&ĐT.

1. Thế nào là dạy học tích cực?

Dạy học tích cực là cách kết hợp linh động nhiều phương pháp khác nhau nhằm thúc đẩy tính chủ động để phát triển năng lực của người học, thay vì chỉ chú trọng vào các lý thuyết hay kiến thức hàn lâm. “Năng lực” đối với trẻ khi học Toán theo chương trình Giáo dục Phổ thông Mới là bao gồm 5 năng lực chính sau đây:  

  • Năng lực tư duy, lập luận Toán học
  • Năng lực mô hình hóa Toán học
  • Năng lực giải quyết vấn đề Toán học
  • Năng lực giao tiếp Toán học
  • Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện Toán học

Monkey Math có nhiều phương pháp học hiện đại. (Nguồn: Monkey Việt Nam)

Cụ thể, phương pháp dạy học tích cực của Monkey Math là sự kết hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt của nhiều phương pháp khác nhau bao gồm: 

  • Phương pháp trực quan
  • Phương pháp gợi mở, vấn đáp
  • Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
  • Phương pháp luyện tập thực hành

Ở cách học truyền thống, giáo viên gần như đóng vai trò chủ đạo, đưa ra yêu cầu một chiều từ cô đến trò mà chưa có nhiều hoạt động tương tác đa dạng giúp học sinh hiểu và ghi nhớ kiến thức. Hơn nữa, quá trình dạy và học mới chỉ dừng lại như là một hoạt động bắt buộc nên chưa tạo được cho trẻ sự hứng thú trong quá trình tiếp thu và vận dụng những gì đã được học. Tuy nhiên với phương pháp mới này, học sinh sẽ đóng vai trò trung tâm và giáo viên là người định hướng. Trẻ sẽ không còn thụ động trong việc chỉ trả lời câu hỏi hay hoạt động mà giáo viên đưa ra mà sẽ đóng một vai trò chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Những phương pháp mới này kích thích sự sáng tạo của trẻ, thúc giục trẻ tích cực đặt câu hỏi để hiểu tận gốc vấn đề được đưa ra trong Toán học. 

Chính vì những lý do này, Monkey Math chọn phương pháp giáo dục tích cực làm xương sống cho toàn bộ các bài học trong ứng dụng. Ở các phần tiếp theo của bài viết, ba mẹ sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về từng phương pháp trong “dạy học tích cực” được Monkey Math vận dụng như thế nào.

2. Phương pháp trực quan

Khái niệm: Là phương pháp dạy học Toán giúp cho học sinh nắm được kiến thức môn Toán dựa trên các hoạt động trực quan để trẻ được quan sát các hiện tượng, các sự vật cụ thể có ở đời sống xung quanh. 

Ứng dụng trong Monkey Math: Trong ứng dụng Monkey Math, các câu hỏi Toán sẽ không chỉ là các câu hỏi bằng chữ đơn thuần mà còn có các hình ảnh minh họa. Các hình ảnh trong ứng dụng rất đa dạng, được lấy từ các đồ vật thân thuộc, được sử dụng trong đời sống hàng ngày để bé dễ liên tưởng; đồng thời có tính thẩm mỹ cao, minh họa chân thực, màu sắc và âm thanh sống động. Khi đã học Monkey Math, các bé có thể nhìn những đồ vật xung quanh mình, gọi tên chúng và biết cách lồng ghép những khái niệm Toán học đơn giản vào những đồ vật này ví dụ như đếm, cộng, trừ hay nhận biết hình dáng các đồ vật. 

Ví dụ bài tập ở hình dưới là sắp xếp các quả bóng bay theo quy luật về màu sắc. Với dạng bài tập này, bé được quan sát hình ảnh của những quả bóng bay rất quen thuộc với bé ngoài đời thật. Bé sẽ vận dụng óc quan sát và sau đó rút ra quy luật của hàng bóng để kéo thả những quả bóng với màu sắc phù hợp vào ô trống.

Phương pháp học trực quan kèm chương trình được cá nhân hóa. (Ảnh: Monkey Việt Nam)

3. Phương pháp Gợi mở - vấn đáp

Khái niệm: Là phương pháp dạy học toán bằng cách đặt câu hỏi để học sinh tự tư duy, suy luận và đưa ra được đáp án. 

Ứng dụng trong Monkey Math: Với mỗi hoạt động trong ứng dụng Monkey Math, các câu hỏi được đặt ra đảm bảo ngắn gọn, rõ ràng, gợi mở suy nghĩ cho học sinh, là dạng câu hỏi mở thay vì câu hỏi chỉ cần trả lời Có/Không hoặc Đúng/Sai. Bên cạnh câu hỏi và các hình minh họa để giúp bé tư duy, Monkey Math cũng sẽ có những gợi ý để giúp đỡ trẻ trong quá trình hiểu được cốt lõi vấn đề chứ không chỉ đơn thuần là tìm ra đáp án đúng. 

Phần luyện tập dưới đây là kéo thả giờ đúng vào chiếc đồng hồ chỉ giờ phù hợp. Đề bài này sẽ gợi mở cho bé, với kim giờ chỉ các số khác nhau thì phần giờ ở mỗi đồng hồ sẽ là bao nhiêu, sau đó khi đã xác định được giờ rồi, bé sẽ chuyển sang kim phút để xem đồng hồ chỉ số phút là bao nhiêu, từ đó ghép 2 dữ kiện với nhau để xác định được số giờ cho mỗi đồng hồ. Trong quá trình xác định số phút, có thể bé sẽ tự đặt câu hỏi cho mình xem liệu kim phút chỉ số 6 thì là giờ chẵn hay giờ rưỡi, từ đó, bé sẽ tự vấn đáp mình những câu hỏi bằng cách suy luận từ những kiến thức đã học được, sau đó xâu chuỗi các thông tin và kéo thả giờ đúng vào ô trống.

4. Phương pháp Đặt và giải quyết vấn đề 

Khái niệm: Đây là phương pháp dạy Toán thông qua việc nêu ra các tình huống trong Toán học, sau đó đưa ra một vài gợi ý để học sinh chủ động phát hiện vấn đề, tự giác vận dụng tư duy, thảo luận, tích cực đưa ra các ý kiến để giải quyết vấn đề thông qua đó đạt được mục tiêu học. 

Ứng dụng trong Monkey Math: Thay vì chỉ đưa các con số để biểu thị phép tính, Monkey Math sử dụng hình minh họa để trẻ hiểu được bản chất của phép tính đó. Nhờ đó, thay vì chỉ rập khuôn nhớ công thức, trẻ sẽ hiểu và biết cách giải quyết với mỗi dạng bài cụ thể. Ví dụ: Với bài luyện tập về phép trừ, thay vì chỉ nhớ rập khuôn phép tính: 10 - 1 = 9 thì Monkey Math sẽ biểu thị 10 vật, sau đó 1 vật bị mờ đi - thể hiện bản chất của phép trừ, cùng với việc biểu thị phép tính trừ bằng lời văn, giúp bé hiểu tận gốc vấn đề của phép trừ.

5. Phương pháp Luyện tập thực hành 

Khái niệm: Phương pháp dạy Toán thông qua tổ chức cho trẻ giải quyết nhiệm vụ hay các bài tập để tự bản thân học sinh khắc sâu kiến thức đã học, phát triển kiến thức đó trở thành kiến thức mới, hoặc vận dụng kiến thức đó làm tính giải toán và áp dụng thực tế. 

Ứng dụng trong Monkey Math: Với ứng dụng Monkey Math, khi đã được gợi mở và tự đặt vấn đề, bé sẽ hiểu bản chất vấn đề và vì thế việc luyện tập thực hành chỉ là bước cuối cùng trong quá trình hiểu và xử lý vấn đề của trẻ. Các chủ đề trong Monkey Math đa dạng và có tính kết nối với nhau nên các vấn đề Toán học sẽ xuất hiện liên tục, giúp cho bé ghi nhớ để xâu chuỗi những kiến thức đã học, ứng dụng những kiến thức cũ để hiểu và giải quyết những khái niệm mới. Chính vì vậy, tính độc lập khi giải quyết vấn đề của trẻ sẽ được chú trọng với phương pháp luyện tập thực hành này.

Với dạng bài như hình minh họa dưới đây, bé phải chọn ra hình có 5 cạnh. Với phương pháp luyện tập thực hành, bé sẽ vận dụng những kiến thức đã học ở các bài trước, đầu tiên bé phải chỉ ra cạnh là gì để xác định đúng đối tượng cần đếm. Sau khi đã xác định được đâu là cạnh của hình, bé sẽ phải đếm để chọn đúng hình có 5 cạnh. Phương pháp này sẽ khai thác tối đa tiềm năng gợi lại và xâu chuỗi kiến thức của bé để giải quyết vấn đề.

Qua bài viết này, Monkey hi vọng ba mẹ đã hiểu hơn về phương pháp "Dạy học tích cực" - lấy người học làm trung tâm, cũng như cách áp dụng các phương pháp Dạy học tích cực trong ứng dụng học tập Monkey Math.

Chúc ba mẹ và bé có những phút giây vui vẻ, bổ ích và thêm yêu Toán học cùng Monkey Math!

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!