Việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông Mới đòi hỏi những yêu cầu mới trong dạy và học, đặc biệt là môn Tiếng Việt cho học sinh cấp Tiểu học sẽ có nhiều thay đổi lớn mà ba mẹ nhất định không nên bỏ qua. Hãy cùng Monkey khám phá những thay đổi này và tìm hiểu xem VMonkey có thể hỗ trợ các bé như thế nào trong việc đáp ứng chuẩn đầu ra môn Tiếng Việt cấp Tiểu học nhé!
1. Mục tiêu môn Tiếng Việt cấp tiểu học
Chuẩn đầu ra của Chương trình Giáo dục Phổ thông mới:
a) “Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.” - Trích trong văn bản “Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn” của Bộ GD & ĐT.
VMonkey:
Ứng dụng học tiếng Việt VMonkey đáp ứng chuẩn đầu ra môn Tiếng Việt cấp Tiểu học, luôn cập nhật những nội dung mới nhất, giúp các bé vừa phát triển những cảm xúc lành mạnh, vừa nâng cao kiến thức về xã hội, để các bé có thêm ý thức, trách nhiệm với bản thân, gia đình và môi trường xung quanh.
Chẳng hạn như truyện “Bé phòng chống Covid-19”, xuyên suốt câu chuyện là các thông tin về tình hình dịch bệnh tại nước ta, vốn là một trong những thông tin “nóng hổi” nhất hiện nay, đồng thời hướng dẫn trẻ cách giữ vệ sinh sạch sẽ, hạn chế đi ra ngoài và một số biện pháp khác để phòng ngừa dịch bệnh.
Hay như truyện “Bánh mì thanh long” giúp các bé biết được dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến nông sản của nước ta như thế nào, điển hình là sự kiện “giải cứu thanh long” bằng việc chế biến thành những chiếc bánh mì thơm ngon, một giải pháp hết sức sáng tạo và rất đáng tự hào đã “gây bão” dư luận cuối tháng 2 vừa qua.
Chuẩn đầu ra của Chương trình Giáo dục Phổ thông mới:
b) “Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.”
VMonkey:
Với VMonkey, bé không những được phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, mà bé còn học được cách tư duy, nhận biết và suy luận để hiểu những nội dung đã đọc.
2. Năng lực ngôn ngữ
Chuẩn đầu ra của Chương trình Giáo dục Phổ thông mới:
“Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.
Ở cấp tiểu học, yêu cầu về đọc gồm yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu. Đối với học sinh các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 2), chú trọng cả yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản.”
VMonkey:
VMonkey chia các câu chuyện thành nhiều cấp độ, tương ứng với các độ tuổi từ mầm non cho đến lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5.
Các câu chuyện từ mầm non đến lớp 2 trong VMonkey giúp các bé hiểu những nội dung đơn giản của văn bản, có tính thực tiễn cao, giúp các bé áp dụng trực tiếp vào sinh hoạt hàng ngày như rửa tay trước khi ăn, xin phép ba mẹ trước khi đi chơi với bạn, làm sai biết xin lỗi,...
Chuẩn đầu ra của Chương trình Giáo dục Phổ thông mới:
“Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5, chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.”
VMonkey:
Với các truyện từ lớp 3 đến lớp 5 trong VMonkey, các bé được giải thích về các hiện tượng, sự vật, sự việc trong cuộc sống theo cách dễ hiểu và sinh động nhất, từ đó học cách đọc hiểu, suy luận những nội dung nâng cao hơn so với truyện ở mầm non, lớp 1 và lớp 2.
Cuối bài học có một số câu hỏi kiểm tra nhanh, giúp bé luyện phản xạ, khả năng ghi nhớ và gợi nhớ thông tin.
Chuẩn đầu ra của Chương trình Giáo dục Phổ thông mới:
“Từ lớp 1 đến lớp 3, viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn; ở lớp 4 và lớp 5 bước đầu viết được bài văn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản.
Viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh. Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ,...; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).
Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản.
Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.”
3. Năng lực văn học
Chuẩn đầu ra của Chương trình Giáo dục Phổ thông mới:
“Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá). Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.
Đối với học sinh lớp 1 và lớp 2: nhận biết được văn bản nói về ai, về cái gì; nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ; nhận biết được truyện và thơ.
Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh. Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản. Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.”
VMonkey:
Các truyện trong VMonkey có nhiều hình thức nội dung khác nhau, từ văn bản truyện, thơ, cho đến các bài hát được minh hoạ bằng những hình ảnh sinh động và cực kỳ đẹp mắt gồm 3 loại: truyện tranh hoạt hình, truyện tranh vẽ và truyện ảnh thật.
Với việc đáp ứng tốt các chuẩn đầu ra môn Tiếng Việt cấp Mầm non và Tiểu học, đồng thời lại đang được tài trợ 100% miễn phí, Monkey tin rằng VMonkey hoàn toàn phù hợp cho ba mẹ và các bé cùng ôn tập tiếng Việt ngay tại nhà, giúp bé phát triển toàn diện kĩ năng Nghe - Đọc hiểu văn bản tiếng Việt.