zalo
Hướng dẫn học Monkey Math hiệu quả (Phần 1): Vai trò của ba mẹ
Hướng dẫn học

Hướng dẫn học Monkey Math hiệu quả (Phần 1): Vai trò của ba mẹ

Mục lục bài viết

Thông thường, khi con học Toán, ba mẹ thường sẽ cố gắng “huy động” những kiến thức mình đã được học trước đây để giúp con giải các bài toán khó. Điều này sẽ gây khó khăn cho cả bố mẹ lẫn các con, vì lý giải của bố mẹ có thể không phù hợp với trình độ của con. Khi đồng hành cùng con học Monkey Math, Monkey đề xuất ba mẹ hãy định nghĩa lại về vai trò của mình khi giúp con học Toán.

Định hướng và tạo động lực cho con

Tại sao phải định hướng cho con?

Định hướng cho con là một trong những việc rất quan trọng mà ba mẹ cần làm trong những năm đầu đời của con. Khi còn nhỏ, bé chỉ mới có những sở thích theo bản năng chứ chưa hề có nhận thức mình cần gì và nên học thế nào cho hiệu quả. Nếu ba mẹ chỉ cho bé học và tìm hiểu theo những gì bé thích thì việc học sẽ không được hệ thống và không đạt hiệu quả cao như ba mẹ mong muốn.

Trái lại, nếu có một định hướng rõ ràng về việc bé sẽ học những nội dung gì, học như thế nào, thời gian biểu cho việc học ra sao và ba mẹ sẽ dành thời gian cho con như thế nào thì không những biến việc học trở thành một thói quen tốt hàng ngày mà còn là công cụ hữu hiệu để phát triển trí tuệ và các kỹ năng của bé.

Định hướng cho con như thế nào không phải là một câu hỏi có thể đưa ra đáp án trả lời ngay mà ba mẹ phải dựa trên cả quá trình tiếp xúc với con để rút ra những thông tin cơ bản về năng lực hiện tại của con. Định hướng cho con bao gồm nhiều bước, nếu ba mẹ lần lượt làm theo các bước này, ba mẹ sẽ tìm ra được những định hướng đúng đắn cho con.

Ba mẹ đinh hướng giúp trẻ phát triển năng lực tốt nhất. (Ảnh: Monkey Việt Nam)

Việc đầu tiên ba mẹ cần làm là xác định tinh thần cho con. Việc này rất quan trọng vì với nhiều bạn nhỏ, việc học mang tính chất hàn lâm sẽ làm các bé sợ và không muốn hợp tác. Ba mẹ hãy nói với bé, đây là một chuyến thám hiểm, bạn khỉ con sẽ đồng hành với con trên hành trình đi tìm các kho báu được giấu trên đảo. Với mỗi bài học con học được, con sẽ thu thập được một viên kim cương và dần dần, con sẽ chiếm được các đảo. Việc xác định tinh thần ngay từ đầu với con sẽ giúp con hiểu đây là một cuộc hành trình thú vị chứ không chỉ là những kiến thức khô khan, giúp bé hứng thú hơn với chuyến “thám hiểm” sắp tới của mình. 

Việc tiếp theo ba mẹ cần làm đó chính là xác định trình độ hiện tại của con hay con đang ở cấp độ học nào. Ví dụ con 5 tuổi thì ba mẹ có thể xác định cho bé học cấp độ K. Tiếp theo là ba mẹ hãy xác định sở thích của con. Ví dụ bé thích tìm hiểu về các hình khối thì ba mẹ có thể cho bé học những chủ đề liên quan đến hình trước (chủ đề Quy luật hoặc Hình phẳng, Hình khối), tuy nhiên ba mẹ nhớ hãy học xen kẽ những chủ đề bé thích với những chủ đề còn lại để tránh việc bé học hết những chủ đề yêu thích cùng một lúc, về sau bé sẽ bị chán và giảm hứng thú với bài học. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, ba mẹ hãy kiên trì với định hướng mình đưa ra cho con và kiên trì với con trong quá trình học.

Định hướng có lợi gì cho con?

Định hướng góp phần tạo cho con một lộ trình đúng đắn và phát triển theo lộ trình đã được đặt ra. Bé vừa được học những thứ mình thích theo hệ thống để phát triển tư duy và các kỹ năng một cách bài bản hơn.

Tại sao phải tạo động lực?

Động lực đóng vai trò vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện thúc đẩy bé hoàn thành bài học. Động lực có thể là một phần quà nhỏ hoặc những lợi ích trực tiếp mà bé có thể nhận thấy và động lực phải đủ mạnh thì mới có hiệu quả thực sự với bé. Ba mẹ có thể nói với bé, đối với mỗi bài học được hoàn thành hết và hoàn thành tốt, bé sẽ nhận được một cây kem hoặc ba mẹ sẽ nấu cho bé món ăn mà bé thích.

Động lực cũng có thể là khi bé hoàn thành xong một bài học, bé sẽ chiếm được rất nhiều viên kim cương hoặc kho báu. Động lực có thể là những món quà vật chất hoặc những lợi ích rõ rang mà bé có thể nhìn thấy để hứng thú hơn với việc học. Ba mẹ phải dựa trên nhiều yếu tố để tạo động lực phù hợp cho con.

Ba mẹ đồng hành giúp tạo động lực học tập cho trẻ. (Ảnh: Monkey Việt Nam)

Tạo động lực phù hợp dựa trên những yếu tố sau:

Tần suất vừa phải: Tạo động lực là rất cần thiết cho con, tuy nhiên ba mẹ không nên tạo quá nhiều động lực cho con vì lúc ấy động lực sẽ vô hình chung biến thành áp lực cho con hoặc những động lực này sẽ trở nên nhàm chán và không có nhiều tác dụng để giúp bé cố gắng. Ba mẹ chỉ nên “treo giải thưởng cho con” sau khi con học xong 1 chủ đề (bao gồm nhiều bài học). Tạo động lực với tần suất vừa phải sẽ giúp các bé vừa đủ mục tiêu để cố gắng, cũng như không bị chán.

Kết hợp giữa nhiều hình thức tạo động lực: Ba mẹ nên kết hợp giữa những hình thức tạo động lực để luôn giữ được sự hứng thú và tìm tòi trong học tập của con chứ không nên chỉ phụ thuộc vào một hình thức tạo động lực. Việc kết hợp giữa những món quà vật chất và cả những món quà tinh thần sẽ khiến bé luôn cảm thấy bé cần cố gắng và những cố gắng chắc chắn sẽ được đền đáp. Ba mẹ hãy kết hợp những món quà nhỏ ví dụ như cây kem, hoặc một món ăn bé thích với những món quà tinh thần như ba mẹ dạy bé làm đồ thủ công hoặc xem một bộ phim hoạt hình cùng bé.

Tạo động lực giúp trẻ hứng thú học tập hơn. (Ảnh: Monkey Việt Nam)

Tạo động lực có lợi gì cho con?

Tạo động lực sẽ là công cụ tuyệt vời để giúp con trở nên háo hức với bài học hơn. Có động lực, con sẽ coi đó là 1 mục tiêu và phải hoàn thành các bài học để đạt được mục tiêu. Việc học đơn thuần sẽ rất nhàm chán vì bé không biết sau khi học xong mình sẽ đạt được những gì, vì vậy, động lực sẽ là một “phương thuốc” đặc biệt để giúp bé học với nhiều đam mê và hứng thú hơn.

Tạo môi trường học tập tốt

Một môi trường học tập tốt có thể được hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên, đó phải là một khu vực học tập mà bé có thể hoàn toàn tập trung vào việc học mà không bị xao nhãng bởi các yếu tố khác. Ba mẹ hãy tạo cho bé một khu vực học tập mà chỉ có những đồ dùng liên quan đến việc học, ví dụ như là sách, vở, nháp, bút hoặc các thiết bị phục vụ cho việc học trên ứng dụng. Ngoài ra không nên có bất cứ loại đồ chơi hay thiết bị phát ra âm thanh như TV hay điện thoại của ba mẹ ở gần bé. Khu vực học tập này nên được sắp xếp thông thoáng để khi ngồi học cùng ba mẹ, bé luôn cảm thấy thoải mái và thuận tiện nhất. 

Ngoài ra, môi trường học tập tốt còn là môi trường mà bé được tiếp xúc với những thứ lành mạnh và học tập dựa trên sự thoải mái và tự nguyện. Để tạo ra một môi trường học tốt thì ba mẹ phải là nhân tố quyết định. Ba mẹ hãy tạo cho con những thói quen tốt để bé không chỉ được học kiến thức trong ứng dụng mà còn có thể liên hệ và ứng dụng những kiến thức học được vào đời sống xung quanh. Ví dụ sau khi bé đã học xong chủ đề Số đếm, khi không ngồi vào bàn học, ba mẹ hãy tranh thủ hỏi bé những câu hỏi như: Con có thể đếm cho mẹ số bát mẹ đang để trong rổ được không? Hoặc con vừa gấp quần áo của con và vừa đếm xem có bao nhiêu chiếc áo?

Những câu hỏi này vừa giúp ba mẹ và bé giao tiếp được nhiều với bé hơn, đồng thời giúp bé ôn lại những kiến thức mới được học theo một cách rất ngẫu nhiên và không hề nặng về việc học. Ba mẹ cũng có thể hỏi con những câu hỏi tương tự với những chủ đề khác và không nhất thiết là ở nhà, khi cho bé đi chơi, đi siêu thị hay đi công viên thì ba mẹ đều có thể hỏi con những câu hỏi này.

Tạo môi trường học tập tốt giúp con tập trung, tránh bị xao nhãng. (Ảnh: Monkey Việt Nam)

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên hỏi bé những câu hỏi mở để bé tự do phát triển sự sáng tạo của mình, cũng như để ba mẹ hiểu những suy nghĩ và sở thích của bé hơn. Ba mẹ cũng có thể trò chuyện với bé về những kiến thức bé học được, và hỏi xem bé có thích những chủ đề mới học không để hiểu bé hơn cũng như đưa ra những phương pháp học tập phù hợp hơn với bé.

Ba mẹ nên cho con một bàn học hoặc một khu vực học tập riêng để bé tập trung, không bị phân tán bởi các yếu tố khác. Bé chỉ có thể tập trung trong một khoảng thời gian ngắn nhất định, vì vậy ba mẹ cần tránh và loại bỏ những thứ làm xao nhãng việc học tập của bé như đồ chơi, TV, tiếng nói chuyện, tiếng động quá lớn... Đồng thời, bé chỉ nên cùng ba mẹ học Monkey Math khi cả bố mẹ và bé đều cảm thấy hào hứng với việc học và không hề có bất kỳ mối bận tâm nào khác.

Tạo thói quen học tập mỗi ngày 

Khi bé khoảng 3-4 tuổi, ba mẹ nên bắt đầu nghĩ tới việc tạo thói quen học tập cho bé mỗi ngày bằng cách dành một khoảng thời gian gian nhất định trong ngày để bé ngồi học, ví dụ trước hoặc sau bữa tối, sáng ngủ dậy...

Việc học không nên mang tính áp đặt. Thay vào đó, ba mẹ cần khuyến khích bé tạo thời gian biểu cho mình, tôn trọng và thực hiện theo thời gian biểu học tập đã làm; liên tục động viên và khích lệ nếu bé thực hiện đúng.

Thời gian học mỗi ngày không nên quá dài để đảm bảo sự tập trung của bé và không làm cho bé chán. Với bé từ 3-5 tuổi, thời gian học có thể chỉ khoảng 5 phút, 2-3 lần/tuần, sau đó tăng lên 7-10 phút và có thể duy trì hàng ngày nếu bé hứng thú. Với bé lớn hơn, ba mẹ có thể kéo dài thời gian học tập 10-20 phút mỗi lần và đa dạng hoạt động học khác nhau để tăng tính hứng thú và hiệu quả.

Tạo thói quen học tập mỗi ngày giúp trẻ yêu thích việc học hơn. (Ảnh: Monkey Việt Nam)

Luôn tin tưởng vào khả năng của bé

Ba mẹ đừng bao giờ nghĩ rằng con còn quá nhỏ để học bất cứ một bộ môn hay kỹ năng nào. Khả năng học hỏi của con ở giai đoạn vàng này tốt hơn người lớn và tốt hơn sức tưởng tượng của ba mẹ rất nhiều! Ứng dụng Monkey Math đóng vai trò như là một công cụ hữu hiệu để hỗ trợ và bổ sung cho chương trình chính khóa ở trường, giúp trẻ học Toán tốt hơn và thích thú với môn học này hơn.

Và đừng lo khi bé thử vài lần mà chưa vượt qua được các game trong ứng dụng - khi đó ba mẹ có thể làm mẫu để con nhìn và làm theo. Cũng đừng quên khen ngợi con khi con vượt qua được các thử thách khó để con tìm thấy được sự tự tin ở bản thân với Toán học, ba mẹ nhé. Chúc ba mẹ và các con có những khoảng thời gian học Toán thật vui và hiệu quả cùng Monkey Math!

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey