zalo

Có nên cho con học lại bài học trong Monkey Junior?

171227 views
25/05/2020

Monkey sẽ giải đáp cho ba mẹ một trong những câu hỏi thường gặp nhất khi cho con học siêu ứng dụng Monkey Junior: Có nên cho con ôn luyện bằng cách học lại bài học hay không; đồng thời mang lại cho ba mẹ những kiến thức về phương pháp đúng mà chúng ta nên áp dụng trong việc dạy trẻ ở những năm tháng đầu đời.

Đặc điểm tâm lý và đặc điểm trí nhớ của trẻ nhỏ 

Để trả lời câu hỏi nên hay không nên cho con học lại bài học trong siêu ứng dụng Monkey Junior, chúng ta nên bắt đầu từ việc hiểu về đặc điểm tâm lý và đặc điểm trí nhớ của trẻ nhỏ (0-6 tuổi - độ tuổi thường gặp của các bạn đang học Monkey Junior). 

Theo gợi ý của Monkey, phụ huynh có thể tự “kiểm tra” xem mình hiểu tâm lý con trẻ đến đâu bằng cách trả lời hai câu hỏi sau: “Thứ gì là khó học nhất với trẻ nhỏ?” và “Thứ gì là dễ học nhất với trẻ nhỏ?”. Câu trả lời của các nhà giáo dục đưa ra trong quá trình nghiên cứu và quan sát trẻ nhỏ qua nhiều thế hệ như sau: Thứ khó học nhất không phải là những thứ phức tạp, sâu sắc hay cao siêu, mà là thứ không mang lại hứng thú khi học. Thứ dễ học nhất không phải là những thứ người lớn cho là đơn giản, mà là những thứ đem lại niềm vui và hứng thú cho trẻ.

Bởi vậy, dạy trẻ nhỏ từ 0-6 tuổi rất khác với dạy học ở các cấp trung học phổ thông. Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc dạy cho con trẻ, dù áp dụng theo phương pháp nào, cũng là cần ưu tiên sự hứng thú của trẻ. Sự hứng thú của trẻ giống như một chìa khóa vạn năng, sẽ giúp trẻ mở mọi cánh cửa dẫn đến tri thức. Một khi đã thích, đối với trẻ, mọi thứ đều dễ như nhau.

Vậy khi trẻ đã hứng thú, điều gì sẽ khiến trẻ ghi nhớ tốt bài học? Đó chính là việc lặp đi lặp lại. Ghi nhớ là một quá trình không ngừng củng cố của não bộ; số lần lặp lại càng nhiều, thời gian ghi nhớ càng dài lâu. Đặc biệt, khác với não bộ người lớn, năng lực đặc biệt của trẻ em từ 0-6 tuổi là “trí nhớ máy móc” hay “trí nhớ nguyên mảng”. Ba mẹ có thể lo “con đã biết gì đâu, con không hiểu thì học thế nào”. Nhưng thực ra, ở độ tuổi này, trẻ không ghi nhớ trên cơ sở hiểu nghĩa, hiểu mối liên hệ, phân chia nội dung bài học theo logic như người lớn, thay vào đó, chỉ cần cho trẻ tiếp xúc với một số lần nhất định, trẻ sẽ không chủ định mà ghi nhớ nội dung được học. “Ghi nhớ máy móc” thậm chí chiếm ưu thế cho đến cả những năm đầu tiên khi con vào cấp 1.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng, hiệu quả của việc ghi nhớ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tập trung của trẻ khi tiếp xúc hay hứng thú của trẻ như đã phân tích ở phần trên. Việc nhắc lại là cần thiết để giúp trẻ ghi nhớ, nhưng sự nhắc lại đó sẽ thành phản tác dụng nếu khiến cho trẻ không hứng thú.

Hiểu về cách xây dựng bài học của siêu ứng dụng Monkey Junior

Lặp lại mà vẫn khiến trẻ không mất đi hứng thú? - Đây không phải là bài toán đơn giản với nhiều ba mẹ! Do đó, trên cơ sở những nghiên cứu về đặc điểm tâm lý và đặc điểm trí nhớ của trẻ nhỏ, cũng như với mong muốn giúp đa số ba mẹ có thể áp dụng theo một cách dễ dàng, Monkey Junior được các chuyên gia về giáo dục sớm xây dựng các bài học nhằm đảm bảo ít nhất hai yếu tố sau để giải quyết vấn đề này: 

- Thứ nhất, các bài học có tính kế thừa: Các bài sau sẽ có sự lặp lại nội dung ở bài học trước. Mấu chốt sự khác biệt của việc này so với việc yêu cầu trẻ học lại bài đã học là: các chuyên gia đã cân nhắc và tính toán để tần suất lặp lại vừa đủ, trải đều ở nhiều bài học khác nhau.

- Thứ hai, việc lặp lại có tính phát triển: Tức là thay vì “sao chép” hoàn toàn hình ảnh, cách thể hiện từ vựng của bài trước sang bài sau, các từ này sẽ được minh họa bằng hình ảnh, video khác, thậm chí là kiểu chữ, màu chữ khác, ngữ cảnh và câu ví dụ khác, giọng đọc khác.

Hai yếu tố này sẽ đảm bảo trẻ có khả năng ghi nhớ các từ vựng, đồng thời giữ được hứng thú, niềm háo hức trong mỗi lần học. Nhìn xa hơn, việc mang từ vựng đặt vào nhiều ngữ cảnh, cách thể hiện, giọng đọc… khiến trẻ nhận diện được từ vựng tốt hơn trong cuộc sống sau này. Trẻ học từ vựng trong Monkey Junior, nhưng khi trẻ gặp từ đó trong Monkey Stories, Monkey Math, trong sách truyện mà mẹ mua cho bé, hay trên các bảng biển ngoài đường phố… não bộ bé cũng sẽ nhận ra được.

Hiểu về phương pháp của ứng dụng chính là bước đầu tiên để ba mẹ giúp con khai thác lợi ích của việc học Monkey Junior một cách tốt nhất. 

Có nên cho con học lại bài học trong siêu ứng dụng Monkey Junior?

Monkey hiểu rằng, mong muốn của ba mẹ khi học là con sẽ ghi nhớ được kiến thức nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, Monkey khuyên ba mẹ không nên cho con học lại bài học khi học Monkey Junior

Thứ nhất, việc yêu cầu con trẻ học đi học lại một bài giống như một gáo nước lạnh tạt vào “ngọn lửa” tò mò, háo hức và say mê của trẻ. Người lớn có thể “cố gắng” làm những việc mà mình thấy chán, nhưng trẻ con thì khác. Khi bài học không khiến con trẻ vui thích, con sẽ từ chối ngay lập tức. Ba mẹ có lẽ đã từng trải nghiệm nhiều tình huống như vậy trong quá trình nuôi dạy con. Việc này nếu lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ tạo ra tâm lý “phản kháng” với cả chương trình học. Kể cả những lần sau, khi mẹ cho con học bài mới, những ký ức và cảm giác “không thích” vẫn theo con, hoặc con vẫn tưởng rằng mình sẽ phải học lại, khiến cho con không thể tiếp thu được bài học một cách tốt nhất nữa. 

Thứ hai, ba mẹ hãy tin tưởng rằng, qua nhiều năm nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ và sự phát triển của trẻ nhỏ, các chuyên gia của Monkey đã tính toán kỹ lưỡng để xây dựng và phát triển ứng dụng phù hợp nhất với các bé, để con có thể ghi nhớ được bài học mà không cần học lại bài đã học. 

Những phương pháp bổ trợ khác 

Bên cạnh học theo đúng quy trình bài học mà Monkey đề xuất, ba mẹ cũng có thể áp dụng thêm những phương pháp bổ trợ khác giúp bé ghi nhớ tốt hơn mà không cần học lại: 

Thứ nhất, cho con ôn luyện thêm bằng cách học Theo Chủ đề. Trong phần này, con sẽ được ôn lại các từ đã học trong các bài học, đồng thời hệ thống lại các từ vựng theo những chủ đề quen thuộc.

Thứ hai, khuyến khích con tương tác với các bài học. Khi học, ba mẹ nên chọn chế độ con quẹt tay để chuyển nội dung học trong bài học, thay vì chế độ Tự động; đồng thời nên động viên con đọc theo khi học, chứ không chỉ là nghe đơn thuần. 

Thứ ba, mang từ vựng đã học vào cuộc sống hàng ngày của con. Việc này thực ra rất đơn giản, ba mẹ có thể tạo ra các thẻ học: viết từ vựng lên một tờ giấy trắng và dán vào các đồ vật trong nhà. Khi con ăn bánh, mẹ có thể yêu cầu con tìm từ con biết trên bao bì của túi bánh; khi con đi dạo, mẹ có thể hỏi con thử đọc lại các từ ngữ xuất hiện trên bảng biển tên cửa hàng…  Những điều gần gũi xung quanh chính là một cách ôn tập tốt nhất cho các con.

Thứ tư, giúp con ôn luyện qua các trò chơi. Một trong những cách giúp con trẻ học vừa hứng thú vừa hiệu quả nhất chính là “học mà chơi, chơi mà học”. Ba mẹ có thể tham gia Group Đồng hành cùng con học Monkey để tham khảo và cập nhật thêm các trò chơi mới.

Lời kết

0-6 tuổi là lứa tuổi mà các con có khả năng học tập tuyệt vời nhất, nhưng cũng là giai đoạn ba mẹ dễ mắc sai lầm nhất trong cách dạy con. Con chưa có khả năng diễn đạt tâm tư, suy nghĩ của mình; ba mẹ dễ hiểu nhầm rằng suy nghĩ của mình cũng là suy nghĩ của con. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chịu những ảnh hưởng từ những quan niệm, thói quen cũ về cách dạy con chưa đúng khoa học từ các thế hệ trước. Hy vọng rằng, qua bài viết này, Monkey có thể giúp ba mẹ hiểu hơn về con trẻ, đồng thời gợi mở thêm cho ba mẹ về những cách thức giúp con học Monkey Junior tốt nhất.

Monkey khuyên ba mẹ không nên cho con học lại bài đã học khi học Monkey Junior. Thay vào đó, hãy tin tưởng vào khả năng lĩnh hội của con. Đồng thời, ba mẹ hãy tìm thêm các cách làm đúng, khoa học để hỗ trợ con, tạo và duy trì hứng thú học cho con.

Chúc ba mẹ và các bé thành công với Monkey Junior!

Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!