Chăm sóc trẻ bị bỏng cần lưu ý tránh làm ảnh hưởng đến vết thương. Kiến thức chăm sóc trẻ bị bỏng không hẳn ai cũng biết. Nhiều cha mẹ đặt câu hỏi “trẻ bị bỏng có tắm được không?” và cần lưu ý những gì khi chăm sóc vết bỏng của trẻ. Hãy theo dõi ngay bài viết bên dưới để có thể nắm được những thông tin chính xác nhất nhé.
Các cấp độ bị bỏng ở trẻ
Trẻ bị bỏng có thể được chia ra dưới 3 cấp độ 1,2,3, các cấp độ này tùy thuộc vào mức độ tổn thương da của trẻ. Khi trẻ bị bỏng cần sơ cứu đúng cách để tránh vết thương lan rộng và sâu vào tận bên trong các mô và biểu bì dưới da:
Bỏng cấp độ 1
Đây là mức độ trẻ bị bỏng nhẹ nhất, vết bỏng chỉ ảnh hưởng tới một phần nhỏ ở lớp da trên cùng.
-
Dấu hiệu: Vùng da hơi sưng đỏ, có cảm giác đau rát. Tuy nhiên da vẫn khô và không bị phồng rộp.
-
Thời gian lành vết thương: Trẻ bị bỏng cấp độ 1 có thể lành lại sau 3 – 6 ngày. Lớp da cũ sẽ đen lại và lột lần lên, da mới sẽ tái sinh trên nền phần da bị lột ra trong vòng 1 – 2 ngày.
Bỏng cấp độ 2
Đây là mức độ bỏng nghiêm trọng hơn, đi sâu vào qua lớp da trên cùng gây tổn thương sâu hơn.
-
Dấu hiệu: Bỏng cấp độ 2 có 2 dạng là bỏng dày khu trú và bỏng dày sâu. Với bỏng dày khu trú: Vết bỏng bị bỏng bị phồng rộp, đau rát và sưng kéo dài ít nhất 48 giờ. Vùng da xung quanh vết bỏng có màu trắng, khi ấn vào có màu đỏ. Và bỏng dày sâu có biểu hiện là những vùng da bị bỏng sẽ xuất hiện các đốm đỏ và trắng xen kẽ, tuy nhiên chúng lại không gây đau nhưng khiến da bị nhạy cảm trước áp lực. Khả năng nhiễm trùng thường liên quan đến loại bỏng này bởi chúng không có biểu hiện rõ ràng và chỉ nhận ra sau vài ngày.
-
Thời gian lành: Thời gian lành của vết bỏng tùy thuộc vào mức độ tổn thương của vết bỏng và cơ địa của từng bé, thông thường sẽ mất khoảng 3 tuần để vết thương có thể lành hẳn hoặc hơn. Nếu chăm sóc tốt sẽ không để lại sẹo.
Bỏng cấp độ 3
Đây là cấp độ nguy hiểm nhất, vết bỏng làm tổn thương sâu vào trong da khiến các dây thần kinh bị tổn thương thậm chí còn ảnh hưởng đến xương.
- Dấu hiệu: Bề mặt da khô lại, trông như sáp màu trắng, có các chấm hồng, nâu hoặc sạm đen. Ban đầu có thể cảm thấy không đau hoặc tê ở khu vực bỏng nghiêm trọng bởi các dây thần kinh bị tổn thương quá nhiều. Cũng không xuất hiện phồng rộp bởi lớp da đầu tiên đã bị phá hủy hoàn toàn.
- Thời gian hồi phục: Thời gian hồi phục của trẻ bị bỏng cấp độ 3 cần thời gian dài và cần được điều trị tại các trung tâm y tế để đảm bảo an toàn. Vết bỏng chắc chắn sẽ để lại sẹo dù được chăm sóc như thế nào. Có thể sử dụng đến kỹ thuật y tế chuyên sâu là cấy ghép da để lấy lại làn da như cũ.
Trẻ bị bỏng có tắm được không?
Vệ sinh cho trẻ như thế nào là đúng cách và không ảnh hưởng đến vết thương của trẻ là chủ đề được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Liệu trẻ bị bỏng có tắm được không là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
Có thể tắm cho trẻ bị bỏng đối với những trẻ bị bỏng nhẹ, vùng da không bị ảnh hưởng quá nhiều. Cho trẻ tắm dưới nước lạnh, hạn chế cọ sát vào khu vực bị bỏng để tránh gây ảnh hưởng.
Đối với trẻ bị bỏng cấp độ 2 trở lên, cần đặc biệt lưu ý khi tắm cho trẻ, cần băng thật kỹ vết bỏng để tránh ảnh hưởng đến vết bỏng hay làm vỡ bọng nước gây nhiễm trùng và vết thương khó lành. Tốt nhất bạn chỉ nên lau người sạch sẽ cho trẻ, sử dụng nước muối sinh lý để rửa sạch vết thương chống nhiễm trùng là đủ.
Hạn chế chạm tay vào vết bẩn hoặc dính nước vào để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng và tăng nặng hơn.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị bỏng đúng cách
Monkey sẽ chia sẻ với quý vị cách chăm sóc trẻ bị bỏng đúng cách để đảm bảo an toàn, hiệu quả, trẻ nhanh khỏi và hạn chế để lại sẹo.
Sơ cứu đúng cách
Khi phát hiện trẻ bị bỏng, cần quan sát xem trẻ bị bỏng vì lý do gì và đang ở cấp độ nào để có thể đưa ra phương án sơ cứu kịp thời và đúng cách.
-
Nếu phát hiện trẻ bị bỏng cần cách ly trẻ với tác nhân gây bỏng ngay lập tức, đem vết thương đi làm dịu dưới vòi nước và đưa trẻ đi đến chỗ mát
-
Với các trẻ bị bỏng nhẹ do các tác nhân hơi nước, bỏng nhiệt, hóa chất, bỏng điện...cần đem vết bỏng đặt dưới vòi nước đang chảy để làm dịu vết bỏng, đồng thời có thể rửa trôi các hóa chất đang dính trên bề mặt da.
-
Nếu quần áo trẻ bị dính nước, chất lỏng hay cháy do lửa cần cởi ngay quần áo của trẻ. Trong trường hợp trẻ bị bỏng cần nới lỏng quần áo, cởi giày cho trẻ để tránh trường hợp các vết thương phồng rộp cọ vào trang phục gây đau và khó chịu.
-
Trấn an trẻ để trẻ không hoảng loại và giải quyết vấn đề.
-
Tuyệt đối không bôi bất kỳ thứ gì lên người trẻ, giữ vết bỏng sạch và có thể dùng gạc vô trùng để băng vết bỏng giảm các cơn đau.
-
Gọi ngay cấp cứu nếu trẻ bị bỏng từ cấp độ 2 trở lên đặc biệt ở những vùng nguy hiểm để cứu chữa kịp thời
Chống nhiễm trùng vết bỏng
Ngăn ngừa nhiễm trùng vết bỏng cực quan trọng khi không may trẻ bị bỏng đặc biệt là với những trẻ bị bỏng độ 2 trở lên. Làn da của trẻ rất nhạy cảm, việc tổn thương da gây nhiều đau đớn và khó chịu ở trẻ.
Có thể sử dụng các loại thuốc bôi đặc hiệu như silvirin, thuốc xịt panthenol, kem biafine kết hợp băng gạc có bạc kháng khuẩn và vô trùng để giúp vết thương nhanh lành lại.
Xem thêm: Bé bị bỏng bôi gì để nhanh lành mà không để lại sẹo
Giữ ẩm cho da tối đa
Nguyên tắc của việc giữ ẩm cho da đó là khi bị ẩm nhiều quá cần làm khô lại và nếu chúng bị khô thì cần phải dưỡng ẩm. Nếu khi vết thương chảy nước hay ra dịch thì có thể dùng băng gạc hoặc bột kháng sinh để thấm hút còn nếu vết bỏng bị khô thì có thể dùng kem dưỡng ẩm để làm mềm lại hoặc đắp băng gạc lên trên. Giữ được độ ẩm cho da sẽ khiến da nhanh chóng hồi phục và đẹp hơn.
Phòng ngừa nguy cơ bị bỏng ở trẻ
Trẻ nhỏ rất dễ bị bỏng do chưa nhận thức được nhiều nguy hiểm xung quanh. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để tránh nguy cơ bị bỏng ở trẻ:
-
Dạy trẻ tránh xa các nguồn nhiệt, học cách nhận biết nguy hiểm
-
Không để bật lửa, hóa chất, nến, keo dán sắt, keo 502,...ở tầm với của trẻ em
-
Để các thiết bị, đồ dùng điện tử, dây điện, ổ điện,... xa tầm với của trẻ em
-
Ngắt điện khi không sử dụng, không sử dụng các loại dây điện, ổ điện, phích cắm cũ hỏng.
-
Dạy trẻ tránh xa các thiết bị gây nhiệt như bàn là, lò sưởi, ấm đun nước, bếp ga, bếp than
-
Cẩn thận khi cho trẻ tắm bồn, tắm nước nóng, thử nước trước khi cho trẻ tắm.
-
Để các phích nước tránh xa tầm với của trẻ em, hoặc làm chân giữ các bình thủy chắc chắn để không bị đổ.
-
Không cho bé dưới 6 tháng tuổi ra ngoài nắng để tránh bị bỏng nắng
-
Cất thật kỹ các loại hóa chất, các chất tẩy rửa tránh xa tầm tay của trẻ em
Chắc hẳn đến đây cha mẹ cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi “trẻ bị bỏng có tắm được không” rồi đúng không nào. Hy vọng với các thông tin trên cha mẹ cũng đã biết cách chăm sóc và phòng ngừa nguy cơ bị bỏng ở trẻ.
Burns - Ngày truy cập: 6/6/2022
https://www.webmd.com/pain-management/guide/pain-caused-by-burns
What Are the Types and Degrees of Burns? - Ngày truy cập: 6/6/2022