Bạn có bao giờ thắc mắc ai là người tạo ra tiếng Việt hay chưa? Để hình thành được những nét chữ tiếng Việt như hôm nay là cả một quá trình dài của cha ông ta. Cùng tìm hiểu về người tạo ra bảng chữ cái tiếng Việt và những điều lý thú xung quanh nó mà chưa chắc ai cũng biết ngay trong bài viết này nhé!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam, cái ngôn ngữ này đã trải qua bao thăng trầm lịch sử mới có được những nét chữ vẹn nguyên như ngày hôm nay. Để trả lời cho câu hỏi “ai là người tạo ra tiếng Việt” thì đầu tiên phải tìm hiểu nguồn gốc của “tiếng Việt”
Những giai đoạn thay đổi của bộ chữ tiếng Việt
Trong lịch sử Việt Nam, có ba loại văn tự được dùng để ghi chép là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Chữ Hán và chữ Nôm được gọi là văn tự ngữ tố, mỗi chữ biểu thị một hoặc một số âm tiết. Còn chữ quốc ngữ được viết theo tiếng Latinh, ngôn ngữ nhánh thuộc ngữ hệ Ấn-Âu.
Trong suốt 1000 năm bị đô hộ bởi phong kiến Trung Hoa, tức là từ đầu công nguyên đến thế kỷ X, nước ta bị áp đặt phải sử dụng chữ Hán và tiếng Hán. Khi đó, dưới chế độ cai trị của người Trung Quốc, dân ta buộc phải đến trường học thi thư, chữ Hán, và thi cử bằng chữ Hán.
Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, nhưng chữ Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện chính trong việc ghi chép. Mặc dù dân ta cũng đã sáng tạo ra chữ Nôm, một hệ chữ ngữ tố dùng viết tiếng Việt, song nó vẫn là dựa trên cơ sở cấu tạo và đường nét như chữ Hán.
Từ thời thế kỷ thứ XI đến thế kỷ XIV thì hệ thống chữ Nôm mới thực sự hoàn chỉnh. Đến cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19 thì chữ Nôm đã phát triển tới mức át cả địa vị chữ Hán. Truyện Kiều của Nguyễn Du là minh chứng rõ nhất cho việc sử dụng chữ Nôm.
Bảng chữ cái tiếng Việt ra đời khi nào?
Chữ Hán chỉ bị thay thế bởi chữ Quốc ngữ vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Nền khoa bảng dùng chữ Hán cũng chấm dứt ở kỳ thi cuối cùng vào năm 1919, khi chữ quốc ngữ được bắt đầu được sử dụng chính thức tại Việt Nam.
Các phong trào cải cách trong giai đoạn này như Hội Trí Tri, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục và ngành báo chí mới hình thành, đã thừa nhận và cổ động việc học "chữ Quốc ngữ" ở toàn cõi nước Việt. Chữ quốc ngữ lúc bấy giờ được coi là phương tiện thuận lợi cho học hành và nâng cao dân trí. Và đây cũng chính là bộ chữ ta chúng ta đang dùng hiện nay.
ĐỪNG BỎ LỠ!! Chương trình xây dựng nền tảng tiếng Việt theo phương pháp hiện đại nhất. |
“Cha đẻ” chữ Quốc ngữ - người tạo ra tiếng Việt
Với mục đích truyền giáo, các giáo sĩ thuộc Dòng Tên đã đến nước ta, mà điểm đến đầu tiên là Hội An vào đầu thế kỷ 17. Tất cả họ đều dùng tiếng Hán và Nhật để giao tiếp với dân địa phương thông qua sự hỗ trợ phiên dịch của các thương nhân.
Đối với người Việt, học chữ Nôm đã khó, huống chi là đối với người ngoại quốc. Thực tế, chữ Nôm vẫn có thể học được, viết được nhưng không thể phổ biến rộng rãi. Vì thế cho nên vào năm 1617, giáo sĩ Francesco de Pina người Bồ Đào Nha - người phương Tây giỏi tiếng Việt nhất thời bấy giờ, với mong muốn có thể truyền lại kinh sách giáo lý đạo Thiên Chúa, ông đã cùng một số giáo sĩ khác bắt tay vào Latin hóa tiếng Việt.
Các giáo sĩ được công nhận là tác giả của chữ quốc ngữ là giáo sĩ Francesco de Pina, Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa (người Bồ Đào Nha), Cristoforo Borri (người Ý), Alexandre de Rhodes (người Pháp)... Tuy nhiên, trong số này, chỉ có giáo sĩ Đắc Lộ cho in cuốn sách tiếng Việt đầu tiên: Từ điển Việt - Bồ - La nên được người Việt cho là người tạo ra bảng chữ cái tiếng Việt từ hơn trăm năm qua.
Tuy nhiên, qua các di cảo cho thấy rằng chữ quốc ngữ ra đời từ năm 1618 cho đến 1625 với sự hợp tác của nhiều người. Đa số "tác giả" của chữ quốc ngữ đều là người Bồ Đào Nha, người Ý cùng một số người Việt theo đạo Thiên Chúa góp sức. Vậy, thật sự ai là người tạo ra tiếng việt? Người được xác định có công lớn nhất trong việc tạo ra chữ quốc ngữ chính là giáo sĩ Francesco de Pina người Bồ Đào Nha.
Francesco de Pina đến Hội An đầu năm 1617, cuối năm 1625 ông chết đuối trên biển Cù Lao Chàm. Thi thể ông được chôn ở sau nhà thờ Phước Kiều (nay là nhà thờ Thánh Andre), tỉnh Quảng Nam. Đây cũng là nhà thờ do chính ông thành lập khi đến cư trú tại Thanh Chiêm và là nơi trú ngụ của nhiều giáo sĩ khác.
VMonkey - Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ bằng những câu chuyện nhân văn
Học bảng chữ cái tiếng Việt qua bài hát vui nhộn
Tranh tô màu bảng chữ cái tiếng Việt cho bé đầy đủ nhất
Bảng chữ cái tiếng Việt ngày xưa
Thuở “sơ khai”, bảng chữ cái tiếng Việt vẫn chưa hoàn chỉnh. Việc Latin hóa tiếng Việt được tiến hành lâu dài. Ban đầu, các giáo sĩ ghi lại âm tiếng Việt bằng những từ ngữ mà "chỉ họ mới hiểu được" như Cecham (Kẻ Chàm, một cách gọi xưa của Thanh Chiêm), Quamguya (Quảng Nghĩa), Quinin (Qui Nhơn), nayre (nài, nài voi), ... rồi tiến đến Ke Cham (Kẻ Chàm), Qui nin (Qui Nhơn), ten si (tiến sĩ), dau nhu (đạo Nho),... sau hết mới có dấu như ngày nay. Trong những lần trở lại Đàng Trong và Đàng Ngoài, giáo sĩ Đắc Lộ thu thập thêm những kiến thức về tiếng Việt, đặc biệt là dấu thanh,...
Tháng 5-1862, sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, Pháp đã thành lập Trường Thông ngôn dạy hai thứ tiếng: Pháp và quốc ngữ nhằm đào tạo ngôn ngữ cho quân đội viễn chinh. Ngay khi Trường Thông ngôn thành lập, ông Trương Vĩnh Ký được mời làm giáo sư và cũng là thầy giáo dạy chữ Việt đầu tiên. Ông đã viết cuốn sách giáo khoa đầu tiên là Ngữ pháp tiếng Annam (Abrégé de grammaire Annamite), sau đó là hàng loạt sách giáo khoa như Chuyện tiếng An Nam và tiếng Langsa, Chữ quốc ngữ và lịch sử An Nam, Văn phạm tiếng An Nam, … Sách của ông cũng dạy đặt câu sao cho đúng cách và có hệ thống và khoa học.
Như vậy có thể nói, Francesco de Pina là người có công lớn trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ và Trương Vĩnh Ký đã xây dựng tạo ra bảng chữ cái tiếng Việt hoàn chỉnh như ngày nay.
“Tiếng Việt còn thì nước Việt còn”, việc tìm hiểu ai là người tạo ra tiếng Việt sẽ giúp ta hiểu thêm về lịch sử ngôn ngữ của dân tộc. Từ đó thêm trân trọng những công sức của cha ông. Học bảng chữ cái tiếng Việt không chỉ đơn thuần là học chữ mà còn là học cái tinh thần dân tộc của nước Việt ta từ ngàn đời.
Xem thêm: Tại sao lại phải luyện viết bảng chữ cái tiếng Việt kiểu đẹp?
Những khó khăn của trẻ em hiện nay khi học tiếng Việt
Vốn tiếng Việt đẹp đến như thế, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự phức tạp của nó, vậy đâu là những khó khăn thường gặp của trẻ em hiện nay khi mới bắt đầu học tiếng Việt.
- Tiếng Việt là ngôn ngữ phức tạp: Tiếng Việt có một hệ thống ngữ âm, vần và cách phát âm khá phức tạp. Điều này có thể làm cho việc học và phát âm tiếng Việt trở nên khó khăn đối với trẻ em.
- Thiếu tài liệu học phù hợp: Trong một số trường hợp, có thể khó tìm thấy tài liệu học phù hợp và phong phú cho việc học tiếng Việt của trẻ em. Các tài liệu này có thể bao gồm sách giáo trình, truyện tranh, sách tiểu thuyết và các tài liệu học phụ đạo khác.
- Thiếu môi trường học tiếng Việt chuẩn: Trẻ thường sẽ bị ảnh hưởng bởi các phương ngữ địa phương, gây ra trạng thái nói ngọng nói không chuẩn.
Để giúp trẻ vượt qua những khó khăn này, bạn có thể tham khảo các giải pháp của Monkey dưới đây:
- Tìm kiếm tài liệu học phù hợp và chuẩn xác, như: Các bộ sách giáo khoa, các bộ sách đã có sự công nhận của bộ giáo dục, hay các ứng dụng học tập uy tín (như: VMonkey,...)
- Sử dụng phần mềm học tiếng Việt uy tín: Các ứng dụng giáo dục thường tích hợp các phương pháp học tập hiện đại (truyện tranh tương tác, trò chơi tương tác,...) giúp cho bé dễ dàng hơn khi ới bắt đầu tiếp xúc với tiếng Việt.
Bên cạnh đó, VMonkey là một ứng dụng giúp xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ em, với nội dung học tiếng Việt theo Chương trình GDPT mới cho trẻ Mầm non & Tiểu học. Đảm bảo rằng ngoài tăng cường tiếng Việt, bé còn được nuôi dưỡng tâm hồn một cách tự nhiên thông qua nhiều câu chuyện nhân văn. Vì thế mà, còn chần chờ gì mà không đăng ký tài khoản Ngay Tại Đây để nhận ưu đãi lên đến 40% và nhiều tài liệu học tập miễn phí!
Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp phần nào câu hỏi "Ai là người tạo ra tiếng việt?" của bạn đọc. Hãy theo dõi Monkey để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích mới nhất nhé!