zalo
3 giả thuyết về nguồn gốc từ vựng tiếng Việt và những điều thú vị mà bạn chưa biết
Học tiếng việt

3 giả thuyết về nguồn gốc từ vựng tiếng Việt và những điều thú vị mà bạn chưa biết

Ngân Hà
Ngân Hà

27/09/20243 phút đọc

Mục lục bài viết

Nguồn gốc từ vựng tiếng Việt luôn là niềm tự hào của người dân Việt Nam. Sự phong phú, uyển chuyển của nó luôn được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Vậy nguồn gốc của sự phong phú này đến từ đâu? Cùng Monkey đi tìm và giải đáp các thắc mắc này.

Tiếng Việt, hay còn gọi tiếng Việt Nam hay Việt ngữ là ngôn ngữ chính thức được hiến pháp nước ta công nhận là ngôn ngữ toàn dân. Tiếng Việt được sử dụng ở 85% công dân Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài. 

Từ vựng tiếng Việt là một trong ba thành tố quan trọng nhất của Tiếng Việt bên cạnh ngữ âm và ngữ pháp. Nguồn gốc của từ vựng tiếng việt phát triển bằng những con đường theo sự phát triển của dân tộc.

Những giả thuyết về nguồn gốc tiếng Việt

Tiếng việt xuất phát từ đâu? Có rất nhiều giả thuyết ra đời để làm rõ về nguồn gốc tiếng Việt và sự hình thành của từ vựng tiếng Việt. Trong đó, có 3 giả thuyết chủ yếu mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã đưa ra. 

Tiếng Việt cổ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Môn-Khmer. 

Giả thuyết về nguồn gốc của tiếng việt này là do các nhà ngôn ngữ học như J.R. Logan, Wilhelm Schmidt, André-Georges Haudricourt chỉ ra. Họ đã đưa ra lập luận rằng: tiến trình chuyển biến từ tiếng Việt cổ không có thanh điệu (như phần lớn các ngôn ngữ Nam Á) sang tiếng Việt hiện đại có thanh điệu. Từ vựng cơ bản của tiếng Việt có yếu tố Nam Á chiếm tỉ lệ rất lớn.

Tiếng Việt có nguồn gốc sâu xa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tiếng Việt bắt nguồn từ từ các tiếng Tày-Thái

Tiếng việt bắt nguồn từ đâu? Tiếng Việt bắt nguồn từ từ các tiếng Tày-Thái. Giả thuyết này do các nhà ngôn ngữ học như Henri Maspero phân tích thông qua sự giống nhau của các từ cơ bản cũng như cơ cấu cấu tạo từ và thanh điệu giữa chúng. Maspero cho rằng tiếng Việt cổ bắt nguồn từ sự hòa trộn giữa một phương ngôn Môn-Khmer và một phương ngôn Thái

Theo căn cứ này, tiếng Việt không có phụ tố giống như các tiếng Thái, trong khi các tiếng Môn-Khmer có nhiều phụ tố, nhất là tiền tố và trung tố; và tiếng Việt có hệ thống thanh điệu giống tiếng Thái cổ, trong khi các tiếng Môn-Khmer không có thanh điệu.

Tiếng Việt ra đời từ sự kết hợp các ngôn ngữ của Nam Á và Tày-Thái. 

Tiếng việt có nguồn gốc từ đâu? Năm 1949, George Coedès đã đặt ra giả thuyết này. Hà Văn Tấn và Phạm Đức Dương căn cứ trên tiến trình biến đổi hình thái học của từ cũng đi đến kết luận này.

Các dạng từ vựng Tiếng Việt

Trong 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Tiếng Việt ngày càng phát triển và có sự giao thoa, pha trộn với một bộ phận ngôn ngữ nước ngoài. Các từ ngữ nước ngoài được người Việt cách tân, áp dụng phù hợp với tiếng nói chung của dân tộc. Các dạng từ vựng tiếng Việt cũng có những nguồn gốc, sự ra đời khác nhau.

Từ thuần việt

Từ thuần việt là từ do nhân dân Việt Nam tự sáng tạo ra, được lưu truyền lâu đời và đóng vai trò lớn trong nền văn hóa dân tộc. Từ thuần việt bắt nguồn từ các từ gốc Nam phương, bao gồm cả Nam Á và Đông Á. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều bộ phận, nhiều nhóm của lớp từ thuần Việt có những tương ứng, những quan hệ hết sức phức tạp với nhiều nhóm thuộc các vùng miền khác nhau.

Sau khi văn hóa Công giáo được truyền bá vào nước ra, văn hóa Việt Nam cũng được làm giàu thêm bởi những yếu tố phương Tây. Điều này tạo nên sự thành công trong vấn đề chữ viết. Để quá trình truyền đạo được dễ dàng hơn, họ đã dùng bộ chữ cái Latinh quen thuộc có bổ sung thêm các dấu phụ để ghi âm tiếng Việt. Về sau, thứ chữ này được gọi là chữ Quốc ngữ.

Từ thuần việt được sử dụng phổ biến trong đời sống nhân dân, có thể kể đến như:

  • Các từ trong sinh hoạt: ăn, uống, ngủ, làm việc, học tập,...

  • Các từ trong mối quan hệ: bố, mẹ, anh, chị, người thân,...

  • Các từ chỉ đồ vật: túi, bao, váy, thùng,...

Từ thuần việt từ xưa đã vô cùng phong phú. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Từ hán việt

Từ hán việt là những từ tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán. Đây là một bộ phận không thể thiếu của ngôn ngữ Việt Nam, góp phần tạo nên sự giàu đẹp và phong phú cho từ vựng tiếng việt. 

Sự ra đời của từ hán việt bắt đầu khi nhà Hán của Trung Quốc xâm chiếm nước Việt và thực hiện đồng hóa người Việt trong thời kỳ Bắc thuộc dài hàng ngàn năm. Thời kỳ này, người Việt đã tiếp xúc lâu dài với ngôn ngữ Trung Hoa và dần đưa tiếng Hán hòa nhập vào lời ăn tiếng nói hằng ngày. Sau một thời kì phát triển, từ hán việt đã trở nên gần gũi và mang đậm màu sắc Việt Nam. 

Từ hán việt có sắc thái trang trọng, thường được sử dụng cho các văn bản hành chính, thơ văn hoặc sử dụng trong các tình huống cần sự trang trọng, tôn kính. Ví dụ như phu nhân, ngài, giáo huấn, lâm chung,...

Từ hán việt góp phần tạo nên sự phong phú trong từ vựng tiếng việt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Từ mượn gốc Tây Âu

Cũng giống như từ hán việt, tự mượn ra đời khi Pháp đô hộ Việt Nam, đưa văn hóa Pháp du nhập vào. Từ mượn từ Pháp được biến đổi cho phù hợp với từ vựng tiếng việt, được sử dụng nhiều chỉ sau từ hán việt. Sự ảnh hưởng này là do từ mượn tiếng Pháp được sử dụng trong các văn bản, giấy tờ của Nhà nước và trong giảng dạy ở nhà trường, cũng như trong các loại sách báo khác. Ảnh hưởng này kéo theo sự xuất hiện của nhiều từ gốc Pháp trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Từ mượn được sử dụng phổ biến có thể kể đến như:

  • Tên món ăn: bít tết, kem, pho mát, rượu vang, xúc xích, xúp, xốt,...

  • Tên quần áo: may ô, si líp, sơ mi, vét tông, gi lê, len, đầm,...

  • Tên thuốc: calci, vitamin, pênixilin,...

Ngoài tiếng Pháp, từ vựng tiếng việt còn được phát triển, mở rộng khi du nhập một số ngôn ngữ từ nước Đức, Nga.

Xem thêm: Tại sao lại phải luyện viết bảng chữ cái tiếng Việt kiểu đẹp?

Tiếng Pháp du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Từ vựng tiếng việt hiếm gặp

Nguồn gốc từ vựng tiếng việt phát triển theo nhiều hướng khác nhau, điều đó mang lại sự phong phú vô tận cho chữ Quốc Ngữ. Tuy nhiên, chính vì sự phong phú ấy, nhiều từ tiếng việt sinh ra nhiều từ hiếm gặp.

Một số từ trong tiếng Việt không được sử dụng thường xuyên và quen thuộc. Điều này khiến cho những từ như thế ngày càng ít xuất hiện và dần biến mất. Khi ai đó sử dụng lại chúng sẽ khiến người nghe cảm thấy hoang mang và nghĩ đấy là từ mới. Tuy nhiên, có nhiều từ ngữ thậm chí đã xuất hiện từ rất lâu.

Có thể đưa ra một vài ví dụ như:

  • Tục huyền: Lấy vợ mới, sau khi vợ trước đã chết.
  • Cứu cánh: Mục đích cuối cùng hướng đến.
  • Tựu trung: trong khoảng, trong đoạn, cái chính trong số đó.
  • Bàng quan: Làm ngơ, đứng ngoài cuộc. (Thường bị nhầm thành Bàng quang)
  • Phong thanh: Thoáng nghe được, chưa có gì chính xác. (Thường bị nhầm thành Phong phanh)
  • Báng bổ: Hành động chế giễu, bài bác cái mà người khác cho là linh thiêng.
  • Cầu thị: Ám chỉ mong muốn mở rộng tầm nhìn.
  • Chấp bút: Khởi thảo văn bản theo ý kiến đã thống nhất của một tập thể.
  • Dư địa: Mức dự trữ (nguồn lực) còn lại để xoay sở.
  • Đồng sàng dị mộng: Xuất phát điểm (vị trí) như nhau, nhưng mục tiêu theo đuổi khác nhau.

Từ vựng tiếng Việt không thông dụng dễ bị quên và nhầm lẫn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với sự đa dạng trong nguồn gốc từ vựng tiếng Việt, chữ Quốc Ngữ ngày càng phát triển và mang đậm tinh hoa dân tộc. Cũng bởi vì từ vựng tiếng Việt phát triển theo nhiều con đường vậy nên khi học, người học cũng cần nắm rõ những dạng từ vựng khác nhau cũng như cách dùng của chúng. Hãy cùng Monkey cho các bé học tiếng Việt từ khi còn sớm để hiểu rõ sự phong phú tinh hoa của ngôn ngữ Việt Nam.

ĐỪNG BỎ LỠ!!

Chương trình xây dựng nền tảng tiếng Việt theo phương pháp hiện đại nhất.

Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!