zalo
6 phương pháp dạy bé học tiếng Việt với chương trình GDPT mới của Bộ Giáo Dục
Học tiếng việt

6 phương pháp dạy bé học tiếng Việt với chương trình GDPT mới của Bộ Giáo Dục

Nguyễn Linh
Nguyễn Linh

28/04/20203 phút đọc

Mục lục bài viết

Ba mẹ hãy tham khảo 6 phương pháp dạy bé học tiếng Việt hiệu quả mà Monkey đã tìm hiểu và tổng hợp tại đây để con có được nền tảng vững chắc, chuẩn bị cho con trở lại trường nhé!

Đối với trẻ em tại Việt Nam, việc học tiếng Việt là nền tảng để học mọi môn học khác, vì tiếng Việt là công cụ giúp các bé giao tiếp với ba mẹ, với thầy cô, và cũng là phương tiện truyền tải thông tin, kiến thức cho các bé. 

Với những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 hiện nay, nhiều ba mẹ lo lắng con nghỉ ở nhà nhiều sẽ quên hết bài vở đã học trên lớp, đặc biệt là Tiếng Việt - môn học chủ đạo của các bé Mầm non và Tiểu học, nhất là khi con chưa làm quen được với những thay đổi của chương trình GDPT mới.

Hiểu được những lo lắng đó, Monkey đã tìm hiểu và tổng hợp lại các phương pháp dạy bé học tiếng Việt cực hiệu quả cho con ngay tại nhà mà ba mẹ có thể áp dụng được ngay lập tức!

Dạy bé học tiếng Việt - Tập cho bé làm quen với chữ

Khi bé sơ sinh bắt đầu nhận biết mọi người thân quen, biết mọi vật xung quanh, cũng là lúc ba mẹ nên để cho bé nhìn thấy mặt chữ.  

Với bé dưới 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể bế bé để bé quan sát “thế giới chữ”, chẳng hạn như: cho bé nhìn thấy các chữ có màu sặc sỡ, nhìn người lớn đọc báo, đọc sách. Khi bé lớn hơn 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể dạy bảng chữ cái tiếng Việt cho bé thông qua việc chơi các đồ chơi có hình chữ, cầm sách báo…

Việc cho bé làm quen sớm với chữ ngay từ khi có thể giúp bé hình thành sự nhạy cảm học chữ, đọc sách. Từ đó, ba mẹ có thể khích lệ bé để bé thích học chữ, giống như bé thích xem đồ vật mới, thậm chí có thể yêu sách hơn đồ chơi, bánh kẹo. Sau này, bất cứ ở đâu, bé cũng chủ động tìm sách, đọc sách và học chữ.

Để bé cảm thấy muốn học chữ hơn, ba mẹ có thể tạo động cơ, hứng thú học tập khi dạy bé học tiếng Việt bằng cách cho các bé thấy lợi ích của việc học tập, của việc học chữ: "Con mà biết chữ thì thật là thú vị. Ba/mẹ có thể viết cho con lời nhắn, con có thể đọc truyện...", "Con làm được một đồ chơi đẹp, vẽ được một bức tranh đẹp, làm thế nào để ba mẹ biết là của con? Con hãy học để biết cách viết tên mình nhé!", "Và đây là căn nhà đầy đồ chơi. Chìa khoá để mở có ghi một chữ, ai biết đọc sẽ mở được ngay.", "Còn đây là một vương quốc thật diệu kì dành cho những người biết đọc, biết viết...".

Hãy bắt đầu với việc tập cho bé làm quen với chữ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Thường xuyên nói chuyện, luyện tập cùng con

Ngay từ khi con còn nhỏ, ba mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé, đặt câu hỏi cho bé, trả lời bé và hướng dẫn bé quan sát, khuyến khích con đặt câu hỏi cho ba mẹ.

Khi dạy bé học tiếng Việt, ba mẹ hãy tạo môi trường “toàn chữ” cho bé. Ví dụ cho bé nghe những bài hát thiếu nhi, dạy bé hát vè và đồng dao, xem những câu đối ngày tết, kể chuyện cho bé nghe… Bé sẽ “bị” ảnh hưởng, từng bước liên tục xem chữ, đọc từ, đọc câu. Bé càng thích nghe kể chuyện, đọc chữ, bé càng nhanh biết chữ. 

Một trong những thời điểm thích hợp giúp con luyện tập là khi ba mẹ tắm cho con, bởi lúc này con không có nhiều đồ chơi hay có nhiều sự xao nhãng nên con dễ tập trung hơn vào cuộc hội thoại với ba mẹ. 

Trong lúc tắm, ba mẹ có thể đố con những từ vựng về một chủ đề nhất định như đồ ăn, đồ dùng học tập, thời tiết, con vật,... Ví dụ: “Hôm nay con đã ăn những món gì?”, “Con đựng món ăn đó bằng cái gì?”, “Con uống nước bằng cái gì?”,...

Thường xuyên nói chuyện, luyện tập cùng con. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tạo ra các trò chơi lồng ghép vào các bài học

Ba mẹ dạy chữ cho bé qua các trò chơi là có dụng ý. Nhưng đối với các bé thì nên được học một cách tự nhiên. Học mà chơi, chơi mà học. Ba mẹ không nên đặt ra các chỉ tiêu, mức độ mà hãy tạo cho bé sự vui vẻ, thoải mái và thích thú trong việc học. 

Mỗi lần, ba mẹ có thể chỉ cần dạy cho bé trong vài phút, thậm chí là vài giây, và nên kết thúc “việc học” trước khi bé thấy chán. Làm như vậy bé mới giữ được hứng thú học lâu dài, sẽ chủ động yêu cầu bố mẹ dạy chữ, không cần người lớn ép học.

Người lớn trong gia đình thường xuyên đọc chữ, đọc sách trước mặt bé để kích thích sự tò mò của bé. Ba mẹ cũng luôn nhớ động viên, khích lệ bé dù bé có học được nhiều hay không. Không nên so sánh giữa bé này và bé khác trong cùng gia đình. 

Mục đích lớn nhất khi dạy bé học tiếng Việt của ba mẹ là xây dựng sự hứng thú và lòng ham học hỏi của bé. Không nên áp đặt bé học hay nóng lòng muốn bé phải biết chữ ngay, như vậy sẽ tạo áo lực cho các bé và khiến các bé cảm thấy sợ học.

Tạo ra các trò chơi lồng ghép vào các bài học. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Học chữ thông qua cuộc sống và áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống

Cách để bé học nhanh nhất và ghi nhớ lâu nhất là học nói trong cuộc sống, qua những tình huống cụ thể.

Từ khi sinh ra tới lúc 2 tuổi, bé chỉ nhớ mặt chữ một cách máy móc mà hoàn toàn không hiểu ý nghĩa biểu đạt của chữ. Vì vậy, ba mẹ nên dạy bé học chữ gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Hãy để bé nhận biết được từ thực liên quan đến những sự vật quen thuộc mà bé được tiếp xúc hàng ngày. Khi ba mẹ thấy bé chú ý tới sự vật nào, hãy nắm bắt cơ hội cho bé học từ đó. 

Ví dụ: khi bé nhìn thấy trời mưa, mẹ hãy dạy bé từ “trời mưa”, bé cầm vào những món đồ chơi, ba mẹ hãy dạy bé tên của các đồ chơi đó, dần dần là những cái bát ăn cơm, cái thìa, cái bàn, cái ghế,... Như vậy vốn từ của bé sẽ tăng dần và khả năng quan sát, nhận thức của bé cũng tăng dần.

Đối với những bé đã vào Tiểu học, ba mẹ giúp con áp dụng những kiến thức đã học trên trường lớp vào thực tiễn cuộc sống. 

Ví dụ khi con học về các từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường, hay khi con học về một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường như chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép,... thì ba mẹ giúp con thực hành luôn tại nhà. Chẳng hạn như đố con về mối quan hệ giữa họ hàng trong gia đình, tạo ra các tình huống gặp người lớn thì cần chào hỏi như nào, con được ba mẹ giúp cho việc gì thì nên cảm ơn ra sao, con làm sai thì cần xin lỗi như nào,...

Học chữ thông qua cuộc sống và áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hình thành thói quen học tập khi dạy bé học tiếng Việt

Điều quan trọng nhất khi dạy bé học tiếng Việt là ba mẹ nên hình thành cho bé một thói quen học tập. Ví dụ như việc học chữ, cũng phải hình thành thói quen tốt như kiên trì, tập trung học… 

Tâm lý của ba mẹ luôn là nôn nóng cho con mình nhanh biết đọc, biết nói, nhưng cũng đừng vì thế mà ba mẹ dùng các biện pháp bạo lực, ép buộc con phải học. Ba mẹ hãy nhẹ nhàng và khuyến khích con, bé rất thích những điều vui vẻ vì thế đừng tạo áp lực cho chúng. Cho dù mỗi ngày bé chỉ tiếp nhận một ít thì dần dần, vốn từ của con cũng sẽ “tích tiểu thành đại” mà tăng lên dần.

Do con còn nhỏ nên thường rất hiếu động, ước mơ con ngồi “ôm sách” là điều khó có thể xảy ra, vì vậy, ba mẹ hãy xem xét độ hào hứng của bé, nếu bé thích có thể dạy nhiều chữ, còn bé không có hứng thú thì chỉ nên dạy khoảng 2-3 chữ. Sau đó, khi bé xem phim thì ba mẹ nhắc lại những chữ đã dạy để bé nhớ. Thường xuyên khen ngợi và khuyến khích nếu con đánh vần, ghép đúng được 1 từ.

Ngoài ra, mỗi tối trước khi đi ngủ, ba mẹ có thể kể cho con nghe 1 câu chuyện, có thể là truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, hoặc 1 câu chuyện thực tế diễn ra trong cuộc sống, để bé có thể tiếp thu tiếng Việt một cách tự nhiên nhất, thích thú nhất, mà con lại học được thêm nhiều điều hay qua các câu chuyện. Bởi truyện kể luôn có một sức hấp dẫn và khả năng đặc biệt trong việc kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo - đặc biệt là với trẻ nhỏ trong giai đoạn vàng của cuộc đời (từ 0 - 11 tuổi).

Hình thành thói quen học tập khi dạy con học tiếng Việt. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạy bé học tiếng Việt với ứng dụng VMonkey

VMonkey là ứng dụng rèn kỹ năng Nghe - Đọc hiểu cho trẻ Mầm non & Tiểu học theo Chương trình Giáo dục Phổ thông mới, bám sát chuẩn đầu ra cấp Tiểu học.

Ứng dụng này có thể hỗ trợ ba mẹ dạy con theo tất cả các phương pháp trên. Bao gồm: 

Xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ cùng Vmonkey. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • VMonkey giúp các bé làm quen với chữ theo cách dễ dàng hơn, thú vị hơn

Kho truyện của VMonkey chia làm 2 cấp độ học: Mầm non và Tiểu học (gồm 5 độ tuổi, từ lớp 1 đến lớp 5), vừa giúp con làm quen với chữ mà nội dung lại phù hợp với lứa tuổi của con. Không chỉ vậy, các truyện trong VMonkey đều được đi kèm với những hình ảnh đẹp mắt, giúp các bé cảm thấy hứng thú khi đọc truyện.

  • VMonkey cung cấp nguồn học liệu dồi dào giúp bé luyện tập thường xuyên

Các bé có thể học từ vựng với 10 chủ đề trong VMonkey, ưu tiên các chủ đề về gia đình, môi trường sống và học tập của trẻ, mang lại cho trẻ một kho từ vựng và kiến thức phong phú về cuộc sống xung quanh. 

Nhân vật trong truyện thân thuộc với trẻ nhỏ. Hội thoại giữa các nhân vật được VMonkey xây dựng dựa trên các mẩu hội thoại thường gặp nhất trong cuộc sống giúp trẻ có thể phát triển kỹ năng nói và sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống thường ngày.

Như vậy, các truyện trong VMonkey sẽ tạo môi trường cho bé thực hành và ứng dụng vốn từ tiếng Việt vào các tình huống cụ thể, vừa giúp bé rèn luyện kĩ năng phản xạ nghe, nói tiếng Việt, vừa giúp bé học được cách ứng xử phù hợp trong từng hoàn cảnh.

  • VMonkey có nhiều truyện và trò chơi tương tác, giúp bé vừa học vừa chơi một cách hào hứng

Trong quá trình đọc truyện, các bé có thể tương tác ấn chạm trực tiếp vào các nhân vật, đồ vật, con vật trên màn hình, từ vựng sẽ xuất hiện đồng thời giọng đọc trong máy sẽ đọc to các từ vựng đó lên, để các bé có thể đọc theo một cách thích thú.

Thêm vào đó, những trò chơi, câu đố tương tác xuất hiện sau khi đọc xong truyện vừa giúp các bé ôn lại bài, vừa kích thích tư duy lập luận, sáng tạo, khơi gợi trí nhớ, trí tưởng tượng của con.

  • VMonkey giúp con học tiếng Việt thông qua cuộc sống và áp dụng kiến thức vào cuộc sống

Các truyện trong VMonkey luôn được lồng ghép các kiến thức thực tiễn, cập nhật những thông tin, sự kiện mới và quan trọng đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh con, để con hiểu biết hơn về xã hội.

Với VMonkey, con cũng sẽ học được cách áp dụng các bài đã học vào thực tế, chẳng hạn như con biết được giấy đang được ứng dụng vào những đồ vật gì và con cần tiết kiệm giấy ra sao,...

  • Tạo thói quen nghe kể truyện mỗi ngày cho con với kho sách nói của VMonkey

Kho sách nói của VMonkey lên đến hơn 100 sách nói, chia theo các độ tuổi khác nhau, với 10 chủ đề xung quanh cuộc sống hàng ngày của trẻ, được thể hiện thông qua 4 chủ điểm:

  • Truyện Kinh điển trên thế giới được làm mới, phù hợp với trẻ Việt Nam
  • Truyện Cổ tích, dân gian, truyền thuyết Việt Nam
  • Truyện hiện đại với những bài học sâu sắc về giá trị cuộc sống
  • Thơ về sự tích, ngày lễ, tình bạn, tình cảm gia đình... giàu giá trị nhân văn

Giọng đọc truyền cảm kết hợp cùng hiệu ứng âm thanh, nhạc nền phong phú đưa trẻ hòa mình vào câu chuyện, phát huy trí tưởng tượng phong phú. Nhờ vậy, các bé dần được bồi đắp, trau dồi thêm kiến thức, vốn từ và hoàn thiện hơn về ngôn ngữ.

Sách nói của VMonkey có tính năng hiển thị chữ theo giọng đọc giúp con dễ theo dõi và hiểu mối liên hệ giữa ngôn ngữ đọc và chữ viết. 

Không chỉ vậy, tính năng chạy sách nói ngay cả khi đã tắt màn hình sẽ ru bé vào giấc ngủ mỗi đêm, vừa nuôi dưỡng tâm hồn, vừa tạo môi trường tắm ngôn ngữ cho con.

Với những lợi ích trên, Monkey tin chắc rằng VMonkey hoàn toàn xứng đáng trở thành một người bạn đồng hành dạy bé học tiếng Việt hiệu quả với ba mẹ. Đặc biệt, ứng dụng đang được ưu đãi lên tới 40%, chỉ với 2000đ/ngày hoàn toàn có thể giúp bé xây dựng được nền tảng tiếng Việt vững chắc mà ba mẹ không nên bỏ qua.

Nguyễn Linh
Nguyễn Linh

Tôi đã có 2 năm kinh nghiệm viết bài đa lĩnh vực: Giáo dục, sức khỏe, mẹ và bé... Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức nuôi dạy trẻ hữu ích đến độc giả của Monkey.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!