zalo
CHÍNH THỨC: Bảng chữ cái tiếng Việt không dấu được công nhận bản quyền
Học tiếng việt

CHÍNH THỨC: Bảng chữ cái tiếng Việt không dấu được công nhận bản quyền

Thúy Anh
Thúy Anh

22/12/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trải qua thời gian dài nghiên cứu, công trình về bảng chữ cái tiếng Việt không dấu của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình đã được cấp bản quyền. Đây là đề tài “Chữ Việt nhanh” hay còn gọi là chữ Quốc ngữ cải tiến giúp rút ngắn thời gian viết hơn so với chữ Quốc ngữ truyền thống.

Tác giả của đề tài "Chữ Việt nhanh"

“Chữ Việt nhanh” là đề tài nghiên cứu của thầy Trần Tư Bình, đang là hiệu trưởng của Trường Văn hóa Việt Nam Marrickville ở Sydney (Úc). Đây là người đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu cách viết chữ Quốc ngữ một cách hợp lý, ngắn gọn hơn.

Công trình bảng chữ cái tiếng Việt không dấu là sự kết hợp của thầy Trần Tư Bình và anh Kiều Trường Lâm, 34 tuổi. Anh hiện đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu gỗ ở Hà Nội. Dù không theo học ngành Ngôn ngữ nhưng anh có đam mê nghiên cứu con chữ ngay từ những ngày học tiểu học. Từ lớp 1, cậu bé Trường Lâm đã khát khao sáng tạo ra bộ chữ không dấu tương tự như tiếng Anh nhưng vẫn có thể đọc và viết trôi chảy như tiếng Việt.

Trải qua 10 năm nghiên cứu, anh đã thành công với đề tài “Ký hiệu dấu” để viết chữ Quốc ngữ được nhanh gọn hơn, khi đó anh mới học lớp 10. Sau đó, Kiều Trường Lâm tình cờ phát hiện đề tài “Chữ Việt nhanh”, sau đó kết hợp lại để cho ra kiểu chữ Việt mới đẹp và ưu Việt hơn.

Cuối cùng, sau 27 năm, bảng chữ cái tiếng Việt không dấu đã được sáng tạo thành công và được đặt tên là “Chữ Việt Nam song song 4.0” (CVNSS 4.0).

Anh Kiều Trường Lâm. (Ảnh: Afamily)

Chi tiết bảng chữ cái tiếng Việt không dấu

Công trình bảng chữ cái tiếng Việt không dấu của Kiều Trường Lâm và đồng tác giả Trần Tư Bình đã chính thức được Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy chứng nhận bản quyền vào tháng 3 năm 2020.

Mặc dù đã được công nhận bản quyền nhưng bảng chữ cái tiếng Việt không dấu chưa được đưa vào chương trình học của Bộ GD&DT. Do đó, để có thể theo sát chương trình học tiếng Việt chuẩn của Bộ, phụ huynh nên tham khảo các tài liệu dạy, học, ôn tập đúng chuẩn.

Một trong số đó là ứng dụng VMonkey với các bài giảng học tiếng Việt theo Chương trình GDPT mới cho trẻ Mầm non & Tiểu học. Cấu trúc bài học gồm nhiều trò chơi được xây dựng theo phát triển của trẻ, từ nhận diện vần đến tạo từ bằng vần đã học. Trẻ luôn hứng thú trong suốt quá trình học.

Đừng bỏ qua giai đoạn PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ VÀNG của con. ĐĂNG KÝ NGAY để con có môi trường học tập tốt nhất mà không mất nhiều thời gian của bố mẹ.

Kiểu chữ Việt cực ngắn - Tác giả Trần Tư Bình

Cơ sở nền tảng để hình thành Chữ Việt Nam song song 4.0 là Chữ Việt nhanh. Do đó, bạn cần nắm vững kiểu chữ này thì mới có thể đọc viết thành thạo bảng chữ cái mới.

Chữ Việt nhanh vẫn dùng 26 chữ cái trong bảng chữ cái La tinh cùng 5 dấu thanh trong chữ Quốc Ngữ. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Chữ Việt nhanh là quy ước lại một số nguyên âm, phụ âm, vần ghép để tạo nên bảng chữ cái rút gọn.

Đồng tác giả - thầy Trần Tư Bình. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cụ thể, có 34 quy ước được chia thành 5 nhóm như sau:

1. Bỏ bớt dấu sắc ở mọi từ có chữ cái cuối là: c, p, t, ch (1 đề xuất)

Vd: ăn hết = ăn hêt, nup = núp, hóc xương = hoc xương.​

2. Y và Uy (3 đề xuất)

  • I thay Y …… Vd: i học = y học.

  • Y thay UY …… Vd: nguy = ngy, huy = hy

  • Chỉ vần AY, ÂY giữ nguyên AY, ÂY …… Vd: bóng bay = bóng bay, mây = mây.​

3. Phụ âm đầu chữ (9 đề xuất)

  • F thay PH …… Vd: fai fôi= phai phôi.

  • Q thay QU …… Vd: qay = quay, qôc = quốc, qân = quân, qy = quy, qi = qui.

  • C thay K …… Vd: cê = kê, cín = kín, cẻ = kẻ.

  • K thay KH …… Vd: ki kó kăn = khi khó khăn.

  • Z thay D …… Vd: zì = dì, zo zự = do dự.

  • D thay Đ …… Vd: di dâu dó = đi đâu đó.

  • J thay GI …… Vd: já jì = giá gì, jữ jìn = giữ gìn, jặt jịa = giặt giỵa (vì i thay y).

  • G thay GH …… Vd: gì = ghì, gê = ghê, ge = ghe.

  • W thay NG-NGH …… Vd:  wĩ = nghĩ, wa = nga, wĩ = nghĩ, we = nghe, wề = nghề.​

4. Phụ âm cuối chữ (3 đề xuất)

  • G thay NG …… Vd: xoog = xoong, mag = mang.

  • H thay NH …… Vd: hoàh = hoành, bah = banh, huêh = huênh.

  • K thay CH …… Vd: hoạk = hoạch, tak bạk = tách bạch, wuệk = nguệch.​

5. Năm mươi hai vần “Nguyên âm ghép và chữ cái cuối” (18 đề xuất)

  • uyêt, uyên.

  • iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu.

  • yêt, yên, yêm, yêng, yêu.

  • uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi.

  • ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươu, ươi.

  • uât, uân, uâng, uây.

  • uơt, uơn.

  • oăt, oăc, oăn, oăm, oăng.

  • oet, oen, oem, oeo.

  • oat, oap, oac, oan, oam, oang, oao, oai, oay.

52 vần này có:

  • Các nguyên âm ghép là: UYÊ, IÊ, YÊ, UÔ, ƯƠ, UÂ, UƠ, OĂ, OE, OA.

  • Các chữ cái cuối là: T, P, C, N, M, NG, O, U, I, Y.

52 vần này được ký âm ghi gọn còn 2 chữ cái mỗi vần, theo công thức:

  • Rút gọn nguyên âm ghép chỉ còn một nguyên âm.

  • Đồng thời thay chữ cái cuối bằng chữ cái khác cùng lúc.

Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm (10 đề xuất):

  • UYÊ rút còn Y.

  • IÊ-YÊ rút còn I.

  • UÔ rút còn U.

  • ƯƠ rút còn Ư.

  • UÂ rút còn Â.

  • UƠ rút còn Ơ

  • OĂ rút còn Ă.

  • OE rút còn E.

  • OA rút còn O

  • OA rút còn A (Chỉ ở vần “oay”).

Đồng thời thay chữ cái cuối bằng chữ cái khác cùng lúc (8 đề xuất):

  • T thay bằng D. Vd: tyd bid tud = Tuyết biết tuốt.

  • P thay bằng F. Vd: tif = tiếp.

  • C thay bằng S. Vd: bid, bưs = biết, bước.

  • N thay bằng L. Vd: chỷl tìl = chuyển tiền.

  • M thay bằng V. Vd: tiv, lựv = tiêm lượm.

  • NG thay bằng Z. Vd: hòz, míz = hoàng, miếng.

  • O-U thay bằng W. Vd: rựw = rượu.

  • I-Y thay bằng J. Vd: tủj, laj haj = tuổi, loay hoay.

Như vậy, khi ráp 10 quy ước “Gõ nguyên âm ghép bằng một phím” và 8 quy ước “Gõ chữ cái cuối bằng chữ cái khác” lại với nhau, ta ghi gọn được 52 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái như sau:

  • uyêt, uyên = yd, yl. 

Vd: thuyết, chuyện = thyd, chỵl.

  • êt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu = id, if, is, il, iv, iz, iw 

Vd: biết, tiếp, việc, liên, tiêm, tiếng, nhiều = bid, tif, vịs, lil, tiv, tíz nhìw

  • yêt, yên, yêm, yêng, yêu = id, il, iv, iz, iw. 

Vd: yết, yến, yêm, yêng, yếu = íd, íl, ív, íz, íw

  • uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi = ud, us, ul, uv, uz, uj. 

Vd: suốt, thuốc, buôn, nhuộm, buông, cuối = sud, thus, bul, nhụv, buz, cúj.

  • ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươu, ươi = ưd, ưf, ưs, ưl, ưv, ưz, ưw, ưj.

Vd: mượt, cướp, trước, lươn, bướm, mương, rượu, người = mựd, cưf, trưs, lưl, bứv, mưz, rựw, ngừj.

  • uât, uân, uâng, uây = âd, âl, âz, âj.

Vd: tuất, tuần, khuâng, khuấy = tâd, tầl, kâz, kấj.

  • uơt, uơn = ơd, ơl.

Vd: huợt huỡn = hợd hỡl.

  • oăt, oăc, oăn, oăm, oăng = ăd, ăs, ăl, ăv, ăz.

Vd: thoắt, hoặc, xoắn = thăd, hặs, xắl.

  • oet, oen, oem, oeo = ed, el, ev, ew.

Vd: toét, hoen, oem, ngoéo = ted, hel, em, wéw.

  • oat, oap, oac, oan, oam, oang, oao, oai, oay = od, of, os, ol, ov, oz, ow, oj, aj (ngoại lệ: vần oay).

Vd: Chú Hoàng loay hoay gọt xoài = Chú Hòz laj haj gọt xòj.​

Giấy chứng nhận bản quyền "Chữ VN song song 4.0". (Ảnh: Sưu tầm Internet)

18 Ký Hiệu Dấu - Tác giả Kiều Trường Lâm

Tác giả Kiều Trường Lâm đã sáng tạo 18 ký hiệu dấu để thay thế các dấu phụ và dấu thanh trong chữ Quốc Ngữ và Chữ Việt nhanh trên. Ký hiệu dấu được chia thành 4 nhóm như sau:

1. Nhóm J, L, Z, S, R

Thay thế cho 5 dấu thanh sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng cho những chữ không có dấu phụ nào trong Chữ Quốc ngữ và Chữ Việt nhanh.

  • J = Dấu sắc. VD: aj = á, ej = é, uj = ú.

  • L = Dấu huyền. VD: al = à, el = è, ul = ù.

  • Z = Dấu hỏi. VD: az = ả, ez = ẻ, uz = ủ.

  • S = Dấu ngã. VD: as = ã, es = ẽ, us = ũ.

  • R = Dấu nặng. VD: ar = ạ, er = ẹ, ur = ụ.

2. Nhóm X, K, V, W, H

Thay thế 5 dấu thanh sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng + dấu trắng (ă) + dấu móc cho những chữ ắ, ằ, ẳ, ẵ, ặ, ớ, ờ, ở, ỡ, ợ, ứ, ừ, ử, ữ, ự trong Chữ Quốc ngữ và Chữ Việt nhanh.

X: Dùng trong 2 trường hợp:

  • Dấu trăng + dấu sắc. VD: anx = ắn, amx = ắm.

  • Dấu móc + dấu sắc. VD: ux = ứ, ox = ớ.

K: Dùng trong 2 trường hợp:

  • Dấu trăng + dấu huyền. VD: amk = ằm, ank = ằn.

  • Dấu móc + dấu huyền. VD: uk = ừ, ok = ờ.

V: Dùng trong 2 trường hợp:

  • Dấu trăng + dấu hỏi. VD: amv = ẳm, anv = ẳn.

  • Dấu móc + dấu hỏi. VD: uv = ử, ov = ở.

W: Dùng trong 2 trường hợp:

  • Dấu trăng + dấu ngã. VD: amw = ẵm, anw = ẵn.

  • Dấu móc + dấu ngã. VD: uw = ữ, ow = ỡ.

H: Dùng trong 2 trường hợp:

  • Dấu trăng + dấu nặng. VD: amh = ặm, anh = ặn.

  • Dấu móc + dấu nặng. VD = uh = ự, oh = ợ.

3. Nhóm B, D, Q, G, F

Thay thế 5 dấu thanh sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng + dấu nón cho các chữ ấ, ầ, ẩ, ẫ, ậ, ế, ề, ể, ễ, ệ, ố, ồ, ổ, ỗ, ộ trong Chữ Quốc ngữ và Chữ Việt nhanh.

  • B = Dấu ^ + dấu sắc. VD: oib = ối, emb = ếm.

  • D = Dấu ^ + dấu huyền. VD: oid = ồi, emb = ềm.

  • Q = Dấu ^ + dấu hỏi. VD: oiq = ổi, emq = ểm.

  • G = Dấu ^ + dấu ngã. VD: oig = ỗi, emg = ễm.

  • F = Dấu ^ + dấu nặng. VD: oif = ội, emf = ệm.ư

4. Nhóm O, Y, P

  • Chữ O thay thế dấu trăng hoặc dấu móc cho các chữ có thanh ngang như ă, ơ, ư trong Chữ Quốc ngữ và Chữ Việt nhanh. Có 2 trường hợp: Thay thế dấu trăng ( amo = ăm, ano = ăn) và thay thế dấu móc (oo = ơ, uo = ư).

  • Chữ Y thay thế dấu nón cho chữ có thanh ngang như â, ê, ô trong Chữ Quốc ngữ và Chữ Việt nhanh. VD: emy = êm, any = ân.

  • Chữ P là ký hiệu chữ bỏ dấu thanh và dấu phụ. Ta chỉ đặt P sau chữ không có dấu thanh và dấu phụ nào trong chữ có vần Chữ Viết nhanh để không bị hiểu lầm sang chữ khác. VD: Sách (Chữ Quốc ngữ) = sak (Chữ Việt nhanh) = sakp (Chữ Việt Nam Song Song) để không bị hiểu lầm là chữ “sắ”.

Tác giả Kiều Trường Lâm từng giới thiệu một công trình nghiên cứu chữ viết khác tên "Chữ viết bảo mật thời 4.0". (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Công thức để nhớ

Công thức A (Áp dụng cho Chữ Quốc ngữ).

Đặt:

C1: A, E, I, O, U, Y là nguyên âm đầu. 

C2 :A E, I, O, U, Y, C, M, N, P, T là các chữ cái được ghép với C1.

C3: Ký Hiệu Dấu (những chữ ở C1 hoặc C1C2 mà có dấu thanh & dấu phụ thì sẽ được thay thế bằng KHD). 

Công thức A sẽ là C1|C1C2|C1C3|C1C2C3.

Định nghĩa: Vận dụng các vần trong Chữ Quốc ngữ kết hợp Ký hiệu dấu.

Phân tích và diễn giải công thức A: C1|C1C2|C1C3|C1C2C3.

C1 là các nguyên âm đơn trong chữ Quốc ngữ (trừ Y = uy là vần chữ Việt nhanh) khi không ghép với chữ nào sẽ đọc chính nó.

  • A trong chữ: A lô. 

  • E trong chữ: E thẹn.

  • U trong chữ: U tôi. 

  • Y trong chữ: Uy nghi.

 C1C2 là các vần như trong Chữ Quốc ngữ. Ví dụ:

  • I+N= IN trong chữ: In hoa.

  • A+I = Al trong chữ: Ai đó.

  • I + M= IM trong chữ: Im lặng.

C1C3 là các nguyên âm đơn trong C1 (CQN) ghép với C3 (KHD).

VD:

  • AJ= Á trong chữ: Á châu.

  • OY = 0 trong chữ: Ô tô. 

  • UZ = Ủ trong chữ: Ủ rũ.

  • UH = Ự, OK = Ờ trong chứ wi wok = nghi ngờ, cij tuh = ký tự.

Công thức A (Áp dụng cho Chữ Việt nhanh)

Đặt: 

C1: A, E, I, O, U, Y là nguyên âm biến đổi trong chữ Việt nhanh, sau khi bỏ dấu phụ hoặc một số giữ nguyên sẽ là:

  • Ă = OĂ bỏ dấu phụ sẽ là A = OA. 

  • Â = UÂ bỏ dấu phụ sẽ là A = UA.

  • E = OE bỏ dấu phụ sẽ là E = OE.

  • I = IÊ-YÊ bỏ dấu phụ sẽ là I = IE.

  • O = OA bỏ dấu phụ sẽ là O = OA.

  • U = UÔ bỏ dấu phụ sẽ là U = UO.

  • Ơ = UƠ bỏ dấu phụ sẽ là O = UO.

  • Ư = ƯƠ bỏ dấu phụ sẽ là U = UO.

  • Y = UYÊ bỏ dấu phụ sẽ là Y = UYE.

C2’ là các phụ âm và nguyên âm biến đổi trong chữ Việt nhanh được ghép với C1.

  • T thay bằng D. 

  • P thay bằng F. 

  • C thay bằng S.

  • N thay bằng L.

  • M thay bằng V.

  • NG thay bằng Z.

  • O-U thay bằng W.

  • I-Y thay bằng J.

  • G thay bằng NG.

  • H thay bằng NH.

  • K thay bằng CH.

C3: Ký Hiệu Dấu (những chữ ở vần C1 hoặc C1C2’ mà có dấu thanh & dấu phụ thì sẽ được thay thế bằng KHD). 

Công thức B sẽ là C1C2’C3.

Định nghĩa công thức B: Trong các vần chữ Việt nhanh sau khi đã bỏ dấu thanh và dấu phụ sẽ luôn đi kèm ký hiệu dấu ở sau nó. Do đó, công thức B luôn cố định.

Phân tích và diễn giải:

C1C2’C3 là các vần C1C2’ ghép với C3 (Ký hiệu dấu). Trong các vần Chữ Việt nhanh sau khi đã bỏ dấu thanh và dấu phụ thì công thức B sẽ xuất hiện thêm chữ P là ký hiệu chữ loại bỏ dấu thanh và dấu phụ. Phương thức ghép vần như sau:

  • C1: A, E, I, O, U, Y.

  • C2’: D, F, S, L, V, Z, W, J, G, H, K, G.

  • C3: J, L, Z, S, R, X, K, V, W, H, B, D, Q, G, F, O, Y, P.

Công thức C1C2’C3 diễn giải như sau:

Nguyên âm A: A + D, F, S, L, Z, W, J + B, D, Q, G, F, Y.

Theo thứ tự: 

  • adb, adf = uất, uật.

  • alb, ald, alq, alg, alf, aly =  tuấn, uẩn, uẫn, uận, uân.

  • azb, azd, azq, azg, afz, azy = uấng, uầng, uẩng, uẫng, uậng, uâng.

  • awb, awd, awq, awg, awf, awy = uấu, uầu, uẩu, uẫu, uậu, uâu.

  • ajb, ajd, ajq, ajg, ajf, ajy = uấy, uầy, uẩy, uẫy, uậy, uây.

Nguyên âm A + D, F, S, L, Z + X, K, V, W, H, O.

Theo thứ tự:

  • adx, adh = oắt, oặt.

  • afx, afh = oăp, oăp.

  • asx, ash = oắc, oặc.

  • alx, alk, alv, alw, alh, alo = oắn, oằn, oẳn, oẵn, oặn, oăn.

  • azx, azk, azv, azw, azh, azo = oắng, oằng, oẳng, oẵng, oặng, oăng.

 Nguyên âm A + J + J, L, Z, S, R, P.

Trong vần Chữ Việt nhanh biến đổi Ă = OĂ. Vì  J, L, Z, S, R, P là ký hiệu loại bỏ dấu thanh và dấu phụ nên A = OA. Vậy ajj, ajl, ajz, ajr, ajp = oáy, oày, oảy, oãy, oạy, oay.

Nguyên âm A + H, K, G + J, L, Z, S, R, P.

Theo thứ tự:

  • ahj, ahl, ahz, ahs, ahr, ahp = ánh, ành, ảnh, ãnh, ạnh, anh.

  • akr, kp = ạch, ách.

  • agj, agl, agz, ags, agr, agp = áng, àng, ảng, ãng, ạng, ang.

Nguyên âm E + D, F, S, L, V, Z + J, L, Z, S, R, P.

Theo thứ tự:

  • edr, edp = oẹt, oét.

  • efr, efp = oẹp, oép.

  • esr, esp = oẹc, oéc.

  • elj, ell, elz, els, elr, elp = oén, oèn, oẻn, oẽn, oẹn, oen.

  • evj, evl, evz, evs, evr, evp = oém, oèm, oẻm, oẽm, oẹm, oem.

  • ezj, ezl, ezz, ezs, ezr, ezp = oéng, oèng, oẻng, oẽng, oẹng, oeng.

Nguyên âm E + G + J, L, Z, S, R, P.

Theo thứ tự: egj, egl, egz, egs, egr, egp = éng, èng, ẻng, ẽng, ẹng, eng.

Nguyên âm I + D, F, S, L, V, Z, W + B, D, Q, G, F, Y.

Theo thứ tự:

  • idb, idf = iết, iệt.

  • ifb, iff = iếp, iệp.

  • isb, isf = iếc, iệc.

  • ilb, old, ilq, ilf, ily = iến, iền, iển, iễn, iện, iên.

  • ivb, ivd, ivq, ivg, ivf, ivy = iếm, iềm, iểm, iễm, iệm, iêm.

  • izb, izd, izq, izg, ìz, izy = iếng, iềng, iểng, iễng, iệng, iêng.

  • iwb, iwd, iwq, iwf, iwy = iếu, iều, iểu, iễu, iệu.

Nguyên âm I + H, K + J, L, Z, S, R, P.

Theo thứ tự: 

  • ihj, ihl, ihz, ihs, ihr, ihp = ính, ình, ỉnh, ĩnh, ịnh, inh.

  • ikr, ikp = ịch, ích.

Nguyên âm O + D, F, S, L, V, Z, J, W + J, L, Z, S, R, P.

Theo thứ tự:

  • odr, odp = oạt, oát.

  • ofr, ofp = oạp, oáp.

  • osr, osp = oạc, oác.

  • olj, oll, olz, ols, olr, olp = oán, oàn, oản, oãn, oạn, oan.

  • ovj, ovl, ovz, vls, ovr, ovp = oám, oàm, oảm, oãm, oạm, oam.

  • ojj, ojl, ojz, ojs, ojr, ojp = oái, oài, oải, oãi, oại, oai.

Nguyên âm O + G + J, L, Z, S, R, P.

Theo thứ tự: ogj, ogl, ogz, ogs, ogr, ogp = óng, òng, ỏng, õng, ọng, ong.

Nguyên âm U + D, F, S, L, V, Z, J + B, D, Q, G, F, Y.

Theo thứ tự:

  • udb, udf = uốt, uột.

  • ufb, uff = uốp, uộp.

  • usb, usf = uốc, uộc.

  • ulb, uld, ulq, ulg, ulf, uly = uốn, uồn, uổn, uỗn, uộn, uôn.

  • uvb, uvd, uvq, uvg, uvf, uvy = uốm, uồm, uổm, uỗm, uộm, uôm.

  • ujb, ujd, ujq, ujg, ujf, ujy = uối, uồi, uổi, uỗi, uội, uôi.

Nguyên âm U + D, F, S, L, Z, W, J + X, K, V, W, H, O.

Theo thứ tự:

  • udx, udh = ướt, ượt.

  • ufx, ufh = ướp, ượp.

  • usx, ush = ước, ược.

  • ulx, ulk, ulv, ulw, ulh, ulo = ướn, ườn, ưởn, ưỡn, ượn, ươn.

  • uvx, uvk, uvv, uvw, uvh, uvo = ướm, ườm, ưởm, ưỡm, ượm, ươm.

  • ũz, uzk, uzv, ưz, uzh, uzo = ướng, ường, ưởng, ưỡng, ượng, ương.

  • ujx, ujk, ujv, ujw, ujh, ujo =  ưới, ười, ưởi, ưỡi, ượi, ươi.

  • uwx, uwk, uwv, uww, uwh, uwo = ướu, ườu, ưởu, ưỡu, ượu, ươu.

Nguyên âm Y + D, L + B, D, Q, G, F, Y.

Theo thứ tự:

  • ydb, ydf = uyết, uyệt.

  • ylb, yld, ylq, ylg, ylf, yly = uyến, uyền, uyển, uyễn, uyện, uyên.

Ưu điểm của bảng chữ cái tiếng Việt không dấu

Một số ưu điểm của bảng Chữ Việt Nam Song Song 4.0 có thể kể đến là:

  • Giúp bạn chat không dấu tùy theo sở thích.

  • Không làm ảnh hưởng đến chữ Quốc ngữ mà chỉ được sử dụng như một bảng chữ cái bổ trợ.

  • Linh hoạt, cho phép mọi người truyền tải thông tin với nhau.

  • Khắc phục được nhược điểm gây hiểu lầm khi viết chữ Quốc ngữ không dấu.

  • Tiết kiệm được từ 25 đến 30% thời gian gõ chữ Quốc ngữ.

  • Có tính thẩm mỹ cao, có thể ứng dụng trong quảng cáo.

Khác hoàn toàn so với chữ viết hiện tại, bảng chữ cái tiếng Việt không dấu của Kiều Trường Lâm và cộng sự Trần Tư Bình là công trình mới mẻ. Tác giả chia sẻ, anh mong rằng bộ chữ mới sẽ được nhiều người biết đến, ứng dụng thực tiễn vào các lĩnh vực trong cuộc sống.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey