Trẻ nhỏ bị cảm cúm có thể sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi,...Nhiều cha mẹ quan tâm tới vấn đề “trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì?” nhằm giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Hãy cùng xem bài viết dưới đây để nắm được các thông tin về các loại thuốc trị bệnh cảm cúm của trẻ nhỏ nhé.
Phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ nhỏ
Cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ là hai bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng chúng thường hay bị nhầm lẫn bởi các biểu hiện khi mắc bệnh có điểm giống nhau và chúng đều là bệnh hô hấp. Đều là do vi rút gây nên nhưng cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi vi rút cúm A và B gây nên. Còn cảm lạnh là do bị nhiễm nhiều nhóm vi rút khác nhau như Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus…và chúng xuất hiện quanh năm khiến trẻ có thể bị vào bất kì mùa nào.
Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi có nguy cơ mắc cảm lạnh cao bởi hệ miễn dịch của trẻ khá yếu. Và các triệu chứng của cảm lạnh sẽ xuất hiện nhanh hơn trong khoảng 1-3 ngày sau khi bị nhiễm vi rút gây bệnh.
Phân biệt các triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ nhỏ
Cảm lạnh |
Cảm cúm |
|
|
Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì?
Các loại thuốc dưới đây hỗ trợ điều trị cảm cúm vô cùng hiệu quả.
Paracetamol (Acetaminophen)
Paracetamol là hoạt chất hỗ trợ giảm đau nhanh và hạ sốt vô cùng hiệu quả. Sử dụng cho trẻ bị cảm cúm sẽ giúp làm giảm thân nhiệt khi trẻ bị sốt, làm giảm các triệu chứng như đau đầu, cảm lạnh,...
Liều dùng cho trẻ
-
Trẻ dưới 1 tuổi: Cho trẻ sử dụng 10-15 mg/kg/liều sử dụng tối đa 5 liều trong 24 giờ.
-
Trẻ từ 1- 5 tuổi: Mỗi lần cho trẻ uống sử dụng 120-250 mg/kg/liều cách 4-6 giờ nếu cần. Không quá 250mg/ ngày
-
Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Liều dùng 250-500 mg. Các liều này có thể lặp lại sau 4 đến 6 giờ nếu cần (tối đa 4 lần trong 24 giờ).
-
Trẻ trên 12 tuổi: Cho trẻ dùng 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1000mg trong 6-8 giờ.
Lưu ý
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ dưới 5 tuổi bởi trẻ dễ nhiễm độc paracetamol, sử dụng quá liều khiến trẻ có nguy cơ bị suy gan thậm chí là tử vong.
Paracetamol không cần kê đơn vì thế rất dễ tìm mua ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên hoạt chất này cũng có nhiều trong các loại thuốc trị cảm cúm khác nên rất có thể khiến trẻ bị quá liều nếu cha mẹ không đọc kỹ thành phần của thuộc. Vì vậy, trước khi sử dụng paracetamol cho trẻ hãy chắc chắn rằng các loại thuốc khác đang sử dụng cho trẻ không có chứa thành phần này nhé.
Thuốc hỗ trợ thông mũi Decongestant
Decongestant là nhóm thuốc có tác dụng chống sung huyết (hay còn được gọi là thuốc thông mũi) có tác dụng làm giảm các triệu chứng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, bao gồm các thành phần như phenylephrine và pseudoephedrine.
Liều dùng cho trẻ
Đối với phenylephrine bào chế dưới dạng dung dịch uống 1,25 mg/0,8 mL:
-
Trẻ từ 2-5 tuổi: mỗi lần uống khoảng 1,6 mL cách 4 giờ không quá 6 liều hàng ngày.
Đối với phenylephrine viên nhai hoặc dung dịch uống 1,25 mg/0,8 mL:
-
Trẻ từ 6-11 tuổi: mỗi lần cho trẻ uống 10mg uống cách mỗi 4 giờ khi cần thiết.
-
Trẻ từ 12 tuổi trở lên: mỗi lần uống 10-20 mg uống cách mỗi 4 giờ khi cần thiết.
Lưu ý
Cẩn trọng khi sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi bởi liều dùng chính xác vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này cho trẻ. Nếu dùng decongestant ở dạng nhỏ mũi hoặc xịt mũi không sử dụng quá 3-5 ngày bởi nếu sử dụng thời gian dài có thể bị tác dụng ngược và làm triệu chứng bệnh nặng hơn.
Thuốc giảm các cơn ho
Hai loại thuốc hỗ trợ làm giảm các cơn ho Codein và dextromethorphan được sử dụng phổ biến cho trẻ. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ dùng thuốc ho khi trẻ bị ho dai dẳng khiến bé mệt mỏi hay mất ngủ. Có thể dùng thuốc ức chế ho cho trẻ khi trẻ bị ho nhưng không có triệu chứng khó thở. Trong trường hợp ho do chảy dịch mũi sau thì bạn có thể sử dụng thuốc chống sung huyết kèm với siro ho.
Lưu ý
Codein và dextromethorphan có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ như khó thở. Vì thế, các chuyên gia cũng cảnh báo cần thận trọng sử dụng các loại thuốc có các hoạt chất trên cho đối tượng trẻ em.
Thuốc chống lại histamine
Histamine chống lại các dị nguyên do cơ thể tự tiết ra, được ví như lớp phòng vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi trẻ bị cảm cúm cần sử dụng loại thuốc này nhằm ức chế quá trình giải phóng histamine và ngăn chặn các triệu chứng liên quan tới quá trình giải phóng loại chất này như:
-
Hắt hơi
-
Ngứa tai và mắt
-
Chảy nước mắt
-
Ho
-
Chảy nước mũi
Trong thuốc kháng histamine có chứa nhiều hoạt chất phổ biến như brompheniramine, chlorpheniramine, diphenhydramine, doxylamine. Đây là những hoạt chất thuộc thế hệ thuốc kháng histamine đời đầu, vì thế chúng rất dễ gây buồn ngủ. Do đó bác sĩ hoặc dược sĩ thường kê thuốc này để người bệnh sử dụng vào buổi tối.
Hiện nay đã có các thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai không gây buồn ngủ, bao gồm cetirizine, fexofenadine, loratadine, chúng không cần kê đơn vì thế cũng dễ dàng mua tại các nhà thuốc
Liều dùng thuốc brompheniramine
-
Đối với trẻ từ 2- 6 tuổi: cho trẻ uống 6,25 mg cách 4-6 giờ, không quá 37,5 mg/ngày.
-
Đối với trẻ từ 6- 12 tuổi: cho trẻ uống 12,5-25 mg cách 4-6 giờ, không quá 150 mg/ngày.
-
Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên: cho trẻ uống 25-50 mg cách 4-6 giờ, không quá 300 mg/ngày.
Lưu ý
Không tự ý sử dụng thuốc kháng histamine cho trẻ dưới 2 tuổi bởi chúng có thể gây ngộ độc cho trẻ khi sử dụng quá liều. Các biểu hiện của trẻ bị ngộ độc thuốc như khó ngủ, bồn chồn, chán ăn, mệt mỏi. Cần đưa trẻ đi thăm khám nếu trẻ có những biểu hiện của ngộ độc thuốc.
Xem thêm:
- Mẹo dân gian: Trẻ bị cảm cúm tắm lá gì để nhanh khỏi
- Đề phòng trẻ bị cảm lạnh mùa đông. Hướng dẫn chăm sóc trẻ
Lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ
Cha mẹ cần lưu ý một số thông tin dưới đây để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc cảm cúm cho trẻ nhỏ:
-
Thuốc cảm chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu do cảm cúm từ đó giúp bé cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn chứ chúng không giúp bé khỏe nhanh chóng hơn.
-
Sau khi cho bé sử dụng thuốc cảm vài liều, nếu các triệu chứng của cảm cúm không đỡ thậm chí bị tăng nặng thêm thì nên dừng thuốc cho trẻ và đưa trẻ đi thăm khám để có được phương án chữa trị tốt nhất.
-
Khi đi mua thuốc cần nói rõ là mua thuốc cho trẻ bởi trên thị trường có nhiều loại thuốc trị cảm cúm cho người lớn có thành phần tương tự nhưng hàm lượng cao hơn hoặc chứa những chất cấm sử dụng cho trẻ nhỏ.
-
Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để đảm bảo an toàn về thành phần và các liều lượng khi sử dụng thuốc cho trẻ.
FDA cảnh báo: Theo các chuyên gia, hầu hết các vấn đề với thuốc cảm cúm xảy ra khi bố mẹ sử dụng nhiều hơn liều lượng khuyến cáo (dùng thuốc thường xuyên hoặc sử dụng kết hợp với một số loại thuốc ho, thuốc cảm cúm có cùng hoạt chất). Vì vậy, bố mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng sử dụng của thuốc cũng như những chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
Một số bài thuốc dân gian chữa cảm cúm cho trẻ
Một số bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị cảm cúm cho trẻ rất tốt được nhiều bậc phụ huynh sử dụng cho con trẻ.
Uống mật ong gừng
Gừng có tính ấm có tác dụng làm ấm cơ thể, hỗ trợ điều trị các chứng ngạt mũi do bị cảm. Mật ong chứa kháng sinh tự nhiên giúp thanh lọc cơ thể, làm dịu các triệu chứng đau rát hong do cảm cúm.
Cách pha mật ong gừng:
Chuẩn bị một ít gừng tươi cắt lát mỏng, sau đó cho vào pha cùng với 1 thìa mật ong trong nước ấm khoảng 60 độ C rồi cho trẻ uống.
Tuy nhiên, không nên sử dụng trà gừng mật ong cho trẻ em dưới 2 tuổi bởi mật ong có thể gây ngộ độc khiến trẻ bị nguy hiểm.
Cho trẻ uống nước cốt húng chanh
Một phương thuốc dân gian khác giúp làm giảm các triệu chứng cảm cúm ở trẻ đó là cho trẻ uống nước cốt húng chanh.
Cách làm: Lá húng chanh đem rửa sạch, để ráo, sau đó đem giã nát rồi chắt lấy nước cốt cho trẻ uống.
Tinh dầu trong lá húng chanh giúp sát khuẩn rất tốt, nhờ đó có thể giúp làm giảm các triệu chứng ho có đờm cho trẻ nhỏ.
Điều trị trẻ bị cảm cúm tại nhà
Ngoài việc uống thuốc để điều trị cảm cúm cha mẹ cũng cần lưu ý một số thông tin sau để điều trị cho trẻ bị cảm cúm tại nhà:
-
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để bé dễ chịu hơn
-
Bổ sung thêm nước cho trẻ để hạ sốt, giữ ẩm cho da, đồng thời giúp cơ thể thải độc
-
Khi trẻ bị sốt có thể dùng khăn ấm lau người cho trẻ, đặc biệt tại các khu vực trán, nách và bẹn
-
Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa cho trẻ như rau, củ, quả, nấu mềm thức ăn để trẻ dễ ăn hơn
-
Vệ sinh mắt, mũi, miệng của trẻ bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các dịch nhầy giúp bé dễ chịu hơn.
Trên đây là bài viết về chủ đề “trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì” cho các bậc phụ huynh tham khảo trong quá trình chăm sóc trẻ bị cảm cúm. Hy vọng những thông tin trên thực sự hữu ích với quý vị. Monkey luôn đồng hành cùng quý vị phụ huynh trong suốt quá trình nuôi dạy cho con. Hãy theo dõi Monkey để có được nhiều thông tin hữu ích hơn nhé.
Flu Medication for Kids: 5 Important Tips to Know- Ngày truy cập: 11/8/2022
https://www.goodrx.com/conditions/flu/4-tips-if-you-have-a-kid-with-the-flu
Treating Your Child’s Cold or Fever- Ngày truy cập: 11/8/2022
https://www.webmd.com/children/ss/slideshow-safe-medicine-use-for-children