“Trẻ bị cảm lạnh uống thuốc gì để nhanh khỏi” là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm đặc biệt là vào thời điểm mùa dịch. Những thông tin về các loại thuốc cùng hướng dẫn cách sử dụng, những lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ sẽ được bật mí ngay bên dưới.
Dấu hiệu trẻ bị mắc cảm lạnh
Trẻ bị cảm lạnh do vi rút gây nên, thủ phạm chính gây ra bệnh này chính là rhinovirus. Khi xâm nhập vào cơ thể chúng khiến cơ thể trẻ nhỏ bắt đầu suy yếu, dần xuất hiện những triệu chứng như đau họng, sổ mũi và ho. Biểu hiện đầu tiên của cảm lạnh đó là đau ở cổ họng do có chất nhầy tích tụ lại, tiếp đến là các triệu chứng chảy nước mũi và nước mũi chảy ngược xuống họng.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị nhiễm cảm lạnh:
-
Chảy nước mắt, nước mũi
-
Hắt hơi
-
Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống
-
Có thể sốt cao trên 38 độ
-
Đau rát họng
-
Ho nhiều, ho có đờm
Ngoài ra vi rút gây cảm lạnh có thể gây ảnh hưởng đến xoang, họng, phế quản và tai của trẻ. Hơn nữa một số trẻ có thể gặp tình trạng tiêu chảy và nôn mửa.
Trẻ bị cảm lạnh uống thuốc gì để nhanh khỏi
Cảm lạnh khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi, vì thế rất nhiều phụ huynh muốn tìm hiểu các loại thuốc hỗ trợ giảm các triệu chứng do vi rút gây nên để bé chóng khỏi. Dưới đây là một số loại thuốc an toàn có thể sử dụng để điều trị chứng cảm lạnh cho trẻ nhỏ.
Thuốc ức chế ho (Dextromethorphan hoặc DM)
Dextromethorphan được chỉ định dùng trong các trường hợp ho do đau họng và điều trị chứng viêm phế quản do cảm lạnh thông thường.
Tuy nhiên thuốc chống chỉ định sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và có mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Hiện nay thuốc được điều chế dưới dạng viên nén, viên nang, dang ngậm hay siro. Và được điều chế dưới dạng đơn độc (Chỉ bao gồm 1 thành phần duy nhất là dextromethorphan) hoặc kết hợp với một số thành phần khác. Hàm lượng của thuốc khá đa dạng với viên nén 10 - 60mg hoặc siro với nồng độ dextromethorphan 5mg/5ml; 7,5mg/5ml; 30mg/5ml…
Liều dùng của thuốc:
Do có nhiều hàm lượng và điều chế dưới nhiều dạng khác nhau nên khi sử dụng cho trẻ cha mẹ hãy tham khảo các bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để có thể đảm bảo an toàn.
-
Trẻ em ≥12 tuổi: Sử dụng 10 – 20mg mỗi 4 giờ hoặc 20-30mg mỗi 6-8 giờ. Không quá 120mg/ngày
-
Trẻ em < 6 tuổi: Cho trẻ uống 5mg mỗi 4 giờ, không vượt quá 6 liều trong 24 giờ. Không quá 30mg/ngày
-
Trẻ em <12 tuổi: Cho trẻ dùng 10mg mỗi 4 giờ, không vượt quá 6 liều trong 24 giờ. Không quá 60mg/ngày
Có thể sử dụng thuốc cho trẻ trước hoặc sau bữa ăn tuy nhiên tốt nhất nên cho trẻ uống sau ăn để tránh kích thích hệ tiêu hóa. Tuyệt đối không tự ý tăng liều dùng của thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ để tránh gây nguy hiểm cho trẻ.
Thuốc ho (Guaifenesin)
Guaifenesin dùng để điều trị các triệu chứng ho có đờm, ứ đọng đờm, gây cản trở đường hô hấp. Chúng giúp làm loãng dịch đờm, ngăn ngừa tắc nghẽn giúp bệnh nhân dễ thở hơn và làm long đờm.
Chống chỉ định sử dụng thuốc cho trẻ quá mẫn với guaifenesin và trẻ em dưới 4 tuổi.
Liều dùng của thuốc
Thuốc Guaifenesin được bào chế dưới nhiều dạng thuốc như viên nang, viên nén và dạng uống với các hàm lượng khác nhau như:
-
Viên nang hàm lượng 200mg; viên nang giải phóng kéo dài 300 mg.
-
Viên nén hàm lượng 100mg hoặc loại 200 mg; viên nén giải phóng kéo dài loại 1200 mg.
-
Dạng dung dịch để uống loại 100 mg/5 ml, loại 200 mg/5ml.
-
Chế phẩm dạng thuốc phối hợp với Diaphyllin, Theophylline, Pseudoephedrine, Codeine, Dextromethorphan.
Cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ với các liều lượng như sau:
-
Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Cho trẻ uống 200 - 400 mg mỗi 4 giờ. Với chế phẩm tác dụng kéo dài: sử dụng 600 mg hoặc 1,2 g mỗi 12 giờ. Sử dụng không quá: 2,4 g mỗi ngày.
-
Trẻ em 6 đến dưới 12 tuổi: Cho trẻ uống 100 - 200 mg mỗi 4 giờ. Với chế phẩm tác dụng kéo dài: sử dụng 600 mg mỗi 12 giờ. Sử dụng không quá: 1,2 g mỗi ngày.
-
Trẻ em 4 đến dưới 6 tuổi: Cho trẻ uống 50 - 100 mg mỗi 4 giờ. Với chế phẩm tác dụng kéo dài: 300 mg mỗi 12 giờ. Sử dụng không quá: 600 mg mỗi ngày.
Nếu viên nén quá lớn với trẻ có thể bẻ nhỏ hoặc tán thành bột để cho trẻ uống
Thuốc thông mũi (pseudoephedrine và phenylephrine)
Pseudoephedrine và phenylephrine là loại thuốc chống xung huyết mũi giúp làm giảm các triệu chứng xung huyết đường mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch và viêm mũi cấp do cảm lạnh.
Do một số độc tố và tác dụng phụ phát sinh nên các bác sĩ khuyến cáo không sử dụng loại thuốc này cho trẻ em dưới 4 tuổi.
Liều lượng và cách sử dụng:
Thuốc được bào chế dưới các dạng khác nhau và với nhiều hàm lượng như:
-
Viên nén 10mg
-
Viên tan trong miệng loại 1,25mg và 2.5mg
-
Dạng dung dịch uống loại 1,25mg/5 ml; 7,5 mg/5 mL và dạng phóng thích kéo dài 10 mg/5 mL
Với từng dạng thuốc khác nhau cha mẹ cần lưu ý sử dụng chúng với liều lượng như sau:
-
Trẻ từ 2 đến 5 tuổi: Với dạng uống loại 1,25 mg/0,8 mL, uống 1,6 mL mỗi 4 giờ, không quá 6 liều hàng ngày và với loại 7,5 mg/5 mL sử dụng cách 12 giờ cho mỗi liều 3,75mg và không quá 15mg mỗi ngày. Dạng viên nén 10mg: cho trẻ uống 5 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết. Viên ngậm: cho trẻ sử dụng 2,5 mg mỗi 4 giờ, không quá 15 mg trong 24 giờ
-
Trẻ từ 6 - 11 tuổi: Sử dụng loại 7,5 mg/5 mL sử dụng cách 12 giờ cho mỗi liều 7,5 mg và không quá 30 mg mỗi ngày. Dạng viên nén 10mg: cho trẻ uống 10 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết. Viên ngậm: cho trẻ sử dụng 2,5 mg mỗi 4 giờ, không quá 30 mg trong 24 giờ.
-
Trẻ trên 12 tuổi: Sử dụng loại 7,5 mg/5 mL sử dụng cách 12 giờ cho mỗi liều 7,5 mg và không quá 30 mg mỗi ngày. Dạng viên nén 10mg: cho trẻ uống 10 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết, uống không quá 4 liều 1 ngày. Viên ngậm: cho trẻ sử dụng 10 mg mỗi 4 giờ, không quá 60 mg trong 24 giờ.
Khi sử dụng thuốc cho trẻ hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn chính xác. Khi có các biểu hiện dị ứng với thuốc hay phản ứng khác lạ do tác dụng phụ của thuốc cần mang bé đến bệnh viện ngay lập tức để được chữa trị.
Thuốc kháng histamine
Histamin là nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngứa, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt nhằm chống lại các chất lạ, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại. Thuốc kháng histamin được sử dụng với tác dụng làm giảm và ngăn chặn các triệu chứng này.
Trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc kháng histamin như như brompheniramine, chlorpheniramine maleate, diphenhydramine và các loại khác.
Thuốc kháng histamin khá an toàn tuy nhiên cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ nhỏ. Lưu ý không sử dụng cho trẻ dưới 2 toàn để đảm bảo an toàn.
Khi sử dụng thuốc dưới dạng uống cần sau bữa ăn hoặc uống thuốc với sữa hoặc nước để chống kích ứng dạ dày. Với dạng viên nén phóng thích kéo dài, để đảm bảo phát huy hoàn toàn công dụng của thuốc cần cho trẻ nuốt nguyên viên mà không bẻ nhỏ, nghiền nát hay nhai nuốt.
Xem thêm: Trẻ bị cảm lạnh mùa hè- Những điều cha mẹ cần biết
Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm lạnh cho trẻ
Khi sử dụng thuốc cảm lạnh để chữa trị cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số thông tin như sau
-
Mua thuốc theo kê đơn của bác sĩ:
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ. Những người có chuyên môn mới có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác và kê đơn thuốc phù hợp cho trẻ.
-
Mua thuốc của các thương hiệu uy tín:
Trên thị trường có rất nhiều các thương hiệu thuốc khác nhau với các loại thuốc vô cùng đa dạng. Vì thế khi lựa chọn mua thuốc trị cảm lạnh cho trẻ cha mẹ cần mua thuốc của các thương hiệu nổi tiếng, có uy tín để đảm bảo về chất lượng cũng như sự an toàn của trẻ khi sử dụng.
-
Sử dụng thuốc vào thời điểm thích hợp:
Cha mẹ lưu ý chỉ được dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C để tránh gây hại cho gan. Không sử dụng một lúc cùng một hoạt chất dưới dưới các dạng bào chế khác nhau để tránh việc bị sử dụng quá liều. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc giảm đau, hạ sốt có kết hợp chất chống dị ứng bởi chúng gây nguy hiểm cho trẻ.
-
Không sử dụng thuốc hết hạn:
Cha mẹ cần lưu ý đến hạn sử dụng của thuốc để hạn chế những tác dụng không mong muốn cho trẻ. Thuốc hết hạn thường bị biến chất và không đảm bảo hiệu lực điều trị bệnh, vì thế cần kiểm tra hạn dùng của thuốc nếu hết hạn cần loại bỏ ngay
Hướng dẫn chăm sóc trẻ không cần dụng thuốc
Cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bằng một số phương pháp dưới đây để giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng gây khó chịu và giúp trẻ nhanh chóng hồi phục:
-
Bổ sung nước cho trẻ: Cho trẻ uống nhiều nước để ngăn ngừa nguy cơ thiếu nước ở trẻ và giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng khô da, khô họng. Cho trẻ uống nước lọc, điện giải, nước cam chanh, hạn chế các loại nước ép hoa quả và nước có ga.
-
Giảm ho bằng chanh bạc hà: Có thể cho trẻ uống nước chanh và bạc hà để giảm các triệu chứng ho và ngứa rát ở cổ họng.
-
Duy trì độ ẩm không khí cho trẻ: Có thể sử dụng máy tạo ẩm trong phòng để giúp bé dễ chịu hơn, giảm bớt các triệu chứng ngạt mũi hay khô da do cảm lạnh
-
Để trẻ nghỉ ngơi trên giường: Cho trẻ nghỉ ngơi ngay tại giường nếu trẻ thấy mệt nhiều. Cho trẻ ngủ để tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
-
Lau người cho trẻ bằng nước ấm: Có thể lau người cho trẻ bằng nước ấm để làm sạch cơ thể hoặc cho trẻ tắm nhanh bằng nước ấm để loại bỏ chất bẩn trên cơ thể. Lưu ý cho trẻ tắm trong phòng kín và thay quần áo nhanh để tránh trẻ bị nhiễm lạnh.
-
Sử dụng dầu giữ ấm cho trẻ: Sử dụng một số loại dầu để làm ấm cho cơ thể bé. Có thể xoa vào lưng, ngực, lòng bàn tay và chân của trẻ nhỏ. Lưu ý một số loại dầu chỉ dùng cho bé từ trên 6 tháng tuổi và không để dầu dính lên mắt, miệng của trẻ.
Trên đây là các thông tin về câu hỏi “Trẻ bị cảm lạnh uống thuốc gì”. Hy vọng với các thông tin trên cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi của mình. Ngoài sử dụng thuốc cho trẻ cha mẹ hãy chăm sóc trẻ đầy đủ cho trẻ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu xảy ra các biến chứng nặng hơn tốt nhất hãy đem trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và cứu chữa.
Cold medicines for kids: What's the risk?- Ngày truy cập: 3/8/2022
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/childrens-health/in-depth/cold-medicines/art-20047855#
Kids' Cold Medicines: Guidelines- Ngày truy cập: 3/8/2022
https://www.webmd.com/cold-and-flu/cold-guide/kids-cold-medicines-new-guidelines#1