Trẻ rất dễ bị ngộ độc do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, các triệu chứng bị ngộ độc cũng biểu hiện rõ hơn so với người bình thường bởi bé có sức đề kháng yếu. Rất nhiều cha mẹ đặt câu hỏi trẻ bị ngộ độc uống thuốc gì để có thể nhanh khỏi. Các cách chăm sóc trẻ bị ngộ độc như thế nào? Hãy cùng Monkey theo dõi các thông tin ngay bên dưới bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhé.
Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc
Khi trẻ bị ngộ độc trẻ sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng sau khi trẻ ăn uống gì đó vài phút, vài giờ, có thể là vài ngày. Các triệu chứng ngộ độc như đau bụng, buồn nôn, nôn hay đi ngoài nhiều lần, phân lỏng có thể lẫn chút máu.
Ngoài các biểu hiện ở đường tiêu hóa, khi bị ngộ độc thực phẩm, trẻ có thể xuất hiện các cơn sốt nhẹ hoặc không sốt. Trong trường hợp trẻ bị nôn và đi ngoài nhiều lần rất dễ bị mất nước, mất cân bằng điện giải, có thể dẫn tới nguy cơ bị trụy tim mạch.
Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi trẻ để xem trẻ có dấu hiệu bị mất nước hay không. Trẻ bị mất nhiều nước sẽ cảm thấy khát, miệng và môi khô, mắt trũng, mạch nhanh, có thể có các cơn co giật, nước tiểu ít và sẫm màu. Nếu không xử lý kịp thời các trường hợp bị ngộ độc nặng ở trẻ có thể dẫn tới nguy cơ bị tử vong.
Xử lý trẻ bị ngộ độc như thế nào?
Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn, cha mẹ nên nhanh chóng làm cho chất độc lẫn trong thức ăn đào thải ra ngoài càng nhanh càng tốt. Kích nôn cho cho trẻ bằng cách dùng ngón tay ngoáy vào vòm họng ở gốc lưỡi, kích thích để bé nôn ra thức ăn. Nếu thực hiện gây nôn cho trẻ khi đang nằm thì nghiêng đầu qua một bên để tránh bé bị sặc khi nôn, ngăn không cho thức ăn và nước bị sặc vào phổi.
Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm tuyệt đối không nên cho bé uống thuốc cầm tiêu chảy. Sử dụng oresol để bù nước và chất điện giải đã mất vì nôn hoặc đi ngoài. Tuy nhiên cần lưu ý sử dụng oresol đúng cách để đảm bảo an toàn.
Có thể cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa để cân bằng men tiêu hóa, không nên ép trẻ ăn mà cho trẻ ăn từng chút một.
Nếu áp dụng trường hợp trên mà không cải thiện, vẫn nôn nhiều, mệt mỏi, nôn ra máu hay ngả màu xanh, sốt cao, khát nước, đau bụng hơn 2 ngày thì cần đưa bé nhập viện để được chữa trị kịp thời.
Trẻ bị ngộ độc uống thuốc gì để giảm triệu chứng
Vậy trẻ ngộ độc uống thuốc gì để giảm triệu chứng? Câu trả lời của các bác sĩ đó là không nên tự ý cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào kể cả thuốc chống tiêu chảy để tránh gây nguy hiểm cho trẻ.
-
Đối với các trường hợp nhẹ: Nếu trẻ bị ngộ độc nhẹ, trẻ có các biểu hiện như nôn, đau bụng, tiêu chảy,...có thể cho trẻ uống oresol để cân bằng điện giải cho trẻ. Pha điện giải theo như hướng dẫn trên bao bì và cho trẻ uống đúng cách để tránh gây tác dụng ngược. Cho trẻ uống từng ít một, có thể dùng thìa để cho trẻ uống, không nên ép trẻ uống một lúc quá nhiều khiến trẻ bị nôn nhiều hơn, nguy cơ mất nước và mất cân bằng điện giải ngày càng trở nên trầm trọng. Nếu đã cho trẻ uống oresol mà không thấy đỡ, các dấu hiệu bị ngộ độc càng biểu hiện nặng hơn cần đem trẻ đến ngay bệnh viện để truyền dịch, chữa trị kịp thời.
-
Đối với các trường hợp trẻ bị nặng: Trong trường hợp trẻ bị ngộ độc nặng, có các dấu hiệu như nôn liên tục, nôn ra máu, nôn ra dịch vàng xanh, đi ngoài nhiều lần, đi ra máu, hay có các biểu hiện như kiệt sức, lả người, khó thở, co giật,...cần mang trẻ đi bệnh viện ngay lập tức, không tự ý điều trị bằng oresol ở nhà để tránh ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Cho trẻ ngộ độc ăn gì để hồi phục
Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, nên cho trẻ ăn uống trở lại bình thường càng sớm càng tốt để trẻ có thể lấy lại cân bằng men vi sinh trong đường ruột. Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên quá nóng vội mà ép trẻ ăn. Nên cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo loãng, canh, súp, các món ăn dễ tiêu hóa, ít muối và hạn chế dầu mỡ.
Có thể nấu cháo loãng cho bé với công thức dưới đây:
Nấu cháo thịt nạc kết hợp cùng với cà rốt hay khoai tây, bí đỏ hay một ít chuối xanh. Các loại thực phẩm này có tác dụng tạo khuôn, em bé có thể đi ngoài phân đặc hơn, hạn chế nguy cơ bị mất nước.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ngộ độc sữa mẹ hay không?
Phòng ngừa nguy cơ bị ngộ độc ở trẻ nhỏ
Để hạn chế nguy cơ bị ngộ độc ở trẻ nhỏ cha mẹ cần cẩn trọng trong việc lựa chọn, sử dụng bảo quản các loại đồ ăn. Một số lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ:
-
Chọn mua thực phẩm tươi sạch có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận vệ sinh toàn thực phẩm
-
Không sử dụng thực phẩm bị hư hỏng, nhiễm nấm mốc hay quá hạn sử dụng.
-
Không để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín cùng nhau
-
Rửa sạch rau củ quả, có thể ngâm nước muối để loại bỏ chất độc
-
Không cho trẻ ăn thức ăn lạ, các loại đồ ăn ngoài vỉa hè, đồ ăn sống, tái, các loại đồ ăn không có nguồn gốc rõ ràng
-
Luôn đảm bảo an toàn cho trẻ bằng cách ăn chín uống sôi
-
Không ăn thức ăn để qua đêm, đồ ăn lấy từ tủ lạnh cũng không nên sử dụng khi để ở ngoài quá 1 giờ đồng hồ.
-
Bảo quản thức ăn đã nấu chín cẩn thận để tránh sự xâm nhập của ruồi, gián, chuột
-
Dạy bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để bảo đảm an toàn.
Qua bài viết trên chắc chắn cha mẹ cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị ngộ độc uống thuốc gì đúng không nào. Tuyệt đối không nên tùy tiện bất kỳ loại thuốc nào khi trẻ bị ngộ độc ngay cả thuốc cầm tiêu chảy bởi khi chưa xác định được nguyên nhân chính xác, việc tự ý sử dụng thuốc chống tiêu chảy có thể khiến độc tố bị giữ lại cơ thể gây các triệu chứng nặng hơn. Cần được sự chỉ định của bác sĩ mới có thể sử dụng thuốc trong trường hợp này.
Poisoning and child safety- Ngày truy cập 19/07/2022
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/poisoning-and-child-safety
Treatment for Poisoning in Children- Ngày truy cập 19/07/2022