Phonics (hay còn gọi là đánh vần tiếng Anh) là phương pháp lâu đời và quen thuộc trên thế giới, nhưng đa số phụ huynh Việt Nam lại chưa được tiếp cận. Do đó, để giúp con học Phonics tốt nhất, hãy nắm vững những hướng dẫn sau đây ba mẹ nhé!
Trong quá trình trẻ học tiếng Anh, một trong những lo ngại lớn nhất của ba mẹ chính là khả năng phát âm chuẩn. Sống trong môi trường mà tiếng Anh không phải ngôn ngữ thứ nhất, trẻ gặp khó khăn trong những vấn đề như trọng âm, nối âm, ngữ điệu,... Thêm vào đó, do những rào cản về chương trình học hay kinh phí, không phải gia đình nào cũng có thể cho trẻ cơ hội tiếp xúc với nhiều phương pháp dạy ngữ âm, ghép và đọc từ hiện hành trên thế giới.
Thấu hiểu quan tâm của ba mẹ và mong muốn hỗ trợ để trẻ được tiếp cận với phương pháp ngữ âm hiệu quả nhất, đội ngũ Monkey đã cho ra đời chương trình học Monkey Phonics với cách tiếp cận Synthetic Phonics (Ghép âm - đánh vần tổng hợp) giúp các con tạo mối liên hệ giữa đánh vần tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó, nắm được các quy tắc đọc từ và có thể phát âm ngay cả khi con gặp từ vựng hoàn toàn mới. Khi học Monkey Phonics, ba mẹ cần ghi nhớ một số điều sau:
Học lần lượt từng cấp độ, không nhảy cóc
Monkey Phonics được các chuyên gia của Monkey xây dựng một cách hệ thống và bài bản gồm 3 cấp độ, theo chuẩn giáo dục CCSS của Mỹ cho lứa tuổi từ mẫu giáo tới trung học. Kể cả với những bé đã có cơ hội tiếp cận với các phương pháp học ngữ âm trước đó, ba mẹ vẫn nên để bé bắt đầu từ cấp độ thấp nhất để đảm bảo bé nắm vững và thuần thục các quy tắc đánh vần một cách bài bản theo Synthetic Phonics.
Trẻ cần nhiều thời gian và sự luyện tập để làm được điều này. Việc nhảy cóc có thể sẽ khiến trẻ bị hổng kiến thức nền tảng ở cấp độ đầu, khiến trẻ gặp khó khăn khi học ở những cấp độ sau. Mặt khác, nội dung về ngữ âm được giảng dạy trong Monkey Phonics được xây dựng theo một phương thức hoàn toàn mới, chắc chắn sẽ đem lại một trải nghiệm học thú vị chưa từng có cho bé.
Học theo phương châm "Chậm mà chắc"
Các bài học trong Monkey Phonics được xây dựng dưới dạng các trò chơi thú vị, vui nhộn. Do đó, các bài học này sẽ có sức hấp dẫn rất lớn đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, ba mẹ nên đóng vai trò là người quản lý số lượng bài con được phép học mỗi ngày, tránh việc con học quá nhiều bài một ngày có thể làm trẻ “cả thèm chóng chán”.
Các chuyên gia Monkey khuyên bé chỉ nên học 2 bài học trong Monkey Phonics mỗi tuần, và một ngày chỉ nên học một bài. Bé nên được học đan xen các nội dung khác của Monkey Stories để làm phong phú thêm nội dung học tập. Chẳng hạn, hôm nay con học một bài Phonics; ngày mai, con có thể học một bài đọc hiểu và ngày hôm sau, con có thể đọc một truyện hoặc nghe một bài trong sách nói.
Như vậy, bé vừa được tiếp thu kiến thức về nhiều chủ đề, lại có thể rèn được nhiều kỹ năng khác nhau và đặc biệt, bé sẽ luôn duy trì được hứng thú học tập cũng như niềm đam mê tìm tòi, khám phá. Quá trình học tập của con chính là một bữa ăn “tri thức” đặc sắc với nhiều “món”, mỗi “món” lại có hương vị và sức cuốn hút riêng nhưng vẫn thật giàu giá trị nuôi dưỡng bộ não và khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Không ngại ngần học lại bài đã học
Với các ứng dụng học tiếng Anh khác của Monkey, như Monkey Junior, chuyên gia ngôn ngữ của chương trình khuyên rằng ba mẹ không nên để trẻ học lại các bài học cũ vì kiến thức đã dạy vẫn sẽ được đề cập tới trong các bài học tiếp theo, dưới nhiều hình thái khác nhau. Tuy nhiên, với Monkey Phonics, việc học tập của trẻ sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu con có thể học một bài nhiều lần.
Bản chất mỗi bài học của Monkey Phonics là các quy tắc ngữ âm và để thấm nhuần cũng như hấp thụ các quy tắc này, trẻ cần được tiếp xúc liên tục, lặp đi lặp lại. Một khi biến các quy tắc Phonics thành thói quen, con sẽ có khả năng vận dụng vào việc đánh vần từ cũng như đọc viết chính tả một cách lưu loát và linh hoạt. Trên đây là những lưu ý khi học Monkey Phonics. Chúc ba mẹ và các con có những giờ phút vui vẻ và hiệu quả cùng Monkey Stories.