Để ba mẹ dễ nhớ hơn về những cách học hiệu quả cùng con ở phần Học của Monkey Stories, Monkey giúp ba mẹ khái quát 4 lời khuyên 3 “Nên” 1 “Không nên” sau đây.
1. Ba mẹ nên cho con học theo cấp độ
Trong phần Đọc - hiểu, Monkey Stories có hơn 100 bài học chia thành ba cấp độ 1, 2, 3 - từ cơ bản tới nâng cao. Để trẻ có những bước đầu vững chãi và tâm lý thoải mái khi học, trước tiên, ba mẹ hãy lựa chọn ra cấp độ học phù hợp với trình độ tiếng Anh và nhận thức của con. Ba mẹ có thể tham khảo nội dung bài học theo từng cấp độ trong chương trình học phần Đọc - Hiểu của ứng dụng Monkey Stories để đồng hành cùng trẻ.
Tương tự với phần Đọc - hiểu, Monkey Phonics cũng được chia làm ba cấp độ 1, 2, 3 - từ cơ bản tới nâng cao với hơn 200 bài học ngữ âm. Nếu ở Cấp độ 1, trẻ bắt đầu làm quen với các âm đơn, thì sang Cấp độ 2, trẻ sẽ được giới thiệu các âm đôi, âm ghép và cuối cùng học về các trường hợp phái sinh và các tổ hợp âm hiếm gặp ở Cấp độ 3. Chi tiết về nội dung các cấp độ, ba mẹ có thể tham khảo ở bảng sau:
Các bài học của phần Học đã được các chuyên gia xây dựng một cách khoa học và hợp lý và chia thành các cấp độ khác nhau. Chính vì vậy, Monkey khuyên ba mẹ nên để trẻ khám phá từng bước một, học theo trình tự từ cấp độ cơ bản đến nâng cao, để trẻ có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất và xây dựng một nền tảng vững chắc về ngôn ngữ.
2. Ba mẹ nên cho con học theo thứ tự bài học
Trong từng cấp độ của phần Học, các bài học cũng được các chuyên gia ngôn ngữ sắp xếp theo một trình tự rất hợp lý. Đối với phần Đọc - Hiểu, trẻ được giới thiệu lần lượt từ các chủ đề cơ bản như hình khối, màu sắc, số đếm cho đến các câu chuyện gần gũi với đời sống của trẻ. Đối với phần Monkey Phonics, số lượng bài học được chia ra theo 3 cấp độ với độ khó tăng dần. Các âm sẽ được giới thiệu theo trình tự phổ biến của âm đó trong từ vựng tiếng Anh. Chính vì vậy, ba mẹ có thể yên tâm cho bé học lần lượt theo trình tự bài học đã được xây dựng sẵn. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm về nội dung của phần Đọc - Hiểu trong ứng dụng học tập Monkey Stories để yên tâm hơn nhé.
Các hoạt động trong một bài học cũng rất có tính hệ thống. Ví dụ như, khi trải nghiệm phần Đọc - hiểu, sau hoạt động đọc truyện, trẻ sẽ tham gia chơi các trò chơi về từ vựng, cách ghép câu và phân tích bài đọc. Các trò chơi về từ vựng sẽ củng cố những phán đoán của trẻ về những từ mới gặp trong truyện và một lần nữa khắc ghi nghĩa của từ, ngữ cảnh dùng từ trong trí nhớ của con. Tiếp đó, trẻ sẽ sử dụng chính các từ vựng trong truyện để ôn tập cách ghép câu và cuối cùng, khi hiểu biết của trẻ về truyện đã toàn diện, con sẽ đến với các trò chơi đọc hiểu đòi hỏi sự vận dụng các kỹ năng ghi nhớ, tư duy logic, phân tích và tổng hợp.
Nhờ tính hệ thống này, con có thời gian và gợi ý từ chương trình để tự suy nghĩ và đưa ra đáp án đúng, do đó, ba mẹ không cần kèm cặp và hướng dẫn quá chi tiết cho con. Với một chương trình học tối ưu đã được xây dựng sẵn, việc trẻ tự học thông qua trải nghiệm của bản thân sẽ hữu hiệu hơn rất nhiều so với cách học thụ động, chờ được giúp đỡ.
3. Ba mẹ nên cho con học với số lượng bài học phù hợp
Với số lượng bài học đồ sộ hơn 100 bài học Đọc - Hiểu và hơn 200 bài học Phonics, ba mẹ có thể hoàn toàn yên tâm để bé tự học theo một lộ trình bài bản. Tuy nhiên, số lượng bài học trẻ nên học trong một ngày cần được ba mẹ điều chỉnh cho phù hợp với khả năng và lứa tuổi của bé. Mỗi độ tuổi có một mức độ tập trung khác nhau. Dưới 6 tuổi, bé chỉ có thể tập trung tốt nhất là 10 phút trong một lần học. Chính vì vậy, với lứa tuổi này, Monkey khuyên ba mẹ nên cho trẻ học đều đặn 1 bài học/ ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Trên 6 tuổi, mức độ tập trung của bé tăng dần theo lứa tuổi như sau:
- 6 tuổi: 12 - 18 phút
- 7 tuổi: 14 - 21 phút
- 8 tuổi: 16 - 24 phút
- 9 tuổi: 18 - 27 phút
- 10 tuổi: 20 - 30 phút
Do đó, ba mẹ có thể sắp xếp cho trẻ học tối đa 2 bài học Đọc-hiểu/ngày. Điều này sẽ giúp đảm bảo việc trẻ có thời gian để thẩm thấu và lĩnh hội kiến thức, kết hợp học các phần khác như Monkey Phonics, cũng như giúp duy trì sự hứng thú của trẻ cho các lần học sau.
Với bài học Phonics, theo nghiên cứu của các chuyên gia ngôn ngữ, chương trình này phù hợp với trẻ từ 3 tuổi trở lên. Để trẻ làm quen và nắm vững các qui tắc về phát âm, ở giai đoạn bắt đầu, ba mẹ nên để trẻ bắt đầu với 1 - 2 bài học Phonics/ tuần (tương ứng với 1 - 2 âm). Với các trẻ lớn hơn (từ 6 tuổi trở lên), tùy vào tốc độ tiếp thu của trẻ, ba mẹ có thể cho trẻ học 2 - 3 bài học Phonics/ tuần.
Số lượng bài học bé học được nhiều hay không không quan trọng bằng việc ba mẹ xây dựng cho trẻ một thói quen học đều đặn. Nếu học quá nhiều bài học một lúc, trẻ sẽ khó có thể thu nạp và nhớ được hết số lượng kiến thức cũng như sẽ không có đủ thời gian ôn tập lại các kiến thức đã học. Đặc biệt là đối với việc học phát âm, bé sẽ cần thời gian để luyện đọc và luyện nói để có thể thực sự nắm vững các nguyên tắc phát âm tiếng Anh. Ngoài ra, việc học quá nhiều bài học trong một lần học sẽ khiến giảm sự hứng thú của trẻ trong các lần học sau. Ba mẹ hãy tham khảo thêm các gợi ý về việc xây dựng thói quen học tập và duy trì hứng thú cho trẻ nhé .
4. Ba mẹ không nên gián đoạn bài học của con
Một sai lầm thường gặp ở ba mẹ, đó là “học mà chơi, chơi mà học” nghĩa là vừa cho con học, vừa cho con xem vô tuyến, hoặc để bé học tập ở môi trường dễ gây xao nhãng. Việc học theo cách kể trên không phải là cách học mà chơi, mà khi đó, ba mẹ đang làm gián đoạn bài học của con. Việc gián đoạn bài học của con có thể khiến khả năng tập trung của trẻ giảm sút đáng kể.
Với cấu trúc bài học được xây dựng gồm các phần liên kết chặt chẽ: đọc truyện - luyện từ vựng - luyện câu - phân tích và tổng hợp kiến thức, trẻ cần có thời gian để trải nghiệm hết các hoạt động trong một lần học. Để trẻ đạt được cảm giác thành tựu khi hoàn thành hết các trò chơi cũng như tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống và liền mạch, ba mẹ không nên gián đoạn việc học tập của trẻ. Hãy cho trẻ học tập trong một không gian và môi trưởng tốt, đủ yên tĩnh, không có những âm thanh, tiếng động hay sự vật làm gián đoạn sự tập trung của con. Việc có người lạ xuất hiện tại không gian con đang học tập cũng có thể khiến con bị gián đoạn học tập. Vì vậy, trong quá trình học tập của bé, ba mẹ cần chú ý thông báo tới những người thân trong gia đình, dành cho bé một không gian nhất định để tập trung học.
Trong trường hợp trẻ phải dừng trải nghiệm giữa chừng, ba mẹ hãy cân nhắc cho trẻ học lại chính bài học đó vào ngày hôm sau để đảm bảo con nhận được hết những lợi ích từ cách cấu trúc của chương trình. Chúc ba mẹ và các bé có những thời gian học Monkey Stories thật vui và hiệu quả! Cảm ơn ba mẹ đã cùng Monkey bồi dưỡng những đứa trẻ hiểu biết và hạnh phúc!