Cùng một nền tảng của phương pháp “Học thông qua trò chơi” (game-based learning) được áp dụng trong siêu ứng dụng Monkey Junior, tuy nhiên, ở Monkey Stories, các trò chơi có tính đa dạng và thử thách cao hơn, phù hợp với những trẻ lớn hơn và ở tầm nhận thức cao hơn.
1. Hiểu đúng về “Học mà chơi - Chơi mà học”
Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm về “Học mà chơi - Chơi mà học” mà Monkey đã giải thích qua bài viết: Hiểu về “Học thông qua trò chơi (play-based learning)" để xóa đi những sai lầm thường gặp của ba mẹ Việt trong cách dạy con. Có thể tóm gọn lại các ý chính như sau: Học thông qua trò chơi là cách các nhà giáo dục đưa các nội dung tri thức và kỹ năng muốn truyền tải cho con trẻ lồng ghép vào các trò chơi có tính định hướng. Việc để tự do cho con chơi cũng không thể gọi là “Game-based learning”. Phương pháp này chỉ đúng khoa học khi bao gồm 3 yếu tố:
- Có mục đích giáo dục cho con trẻ
- Trò chơi có tính giáo dục, có định hướng, có chủ đích
- Cách triển khai phải nắm đúng tâm lý của các con, khéo léo lồng ghép kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép.
Tùy theo độ tuổi, đặc điểm tâm lý và não bộ của trẻ, các trò chơi cũng cần được thiết kế theo những cách khác nhau. Như các trò chơi trong siêu ứng dụng Monkey Junior, do được thiết kế chủ yếu để phù hợp cho những trẻ mới bắt đầu học tiếng Anh, thường ở độ tuổi nhỏ hơn (từ 0-11 tuổi), các trò chơi luôn đảm bảo sự thú vị nhưng vẫn phải chân phương và phù hợp với trình độ của trẻ nhỏ. Đó là lý do vì sao ba mẹ có thể nhận thấy, những trò chơi của siêu ứng dụng Monkey Junior thường đòi hỏi ít sự phối hợp thao tác hơn, các thao tác cũng sẽ đơn giản hơn.
Thiết kế và hình ảnh trong siêu ứng dụng Monkey Junior cũng đề cao sự chân phương, thường chỉ là hình ảnh trên nền trắng, không có nhiều chi tiết làm phân tán sự chú ý do khả năng tập trung của não bộ trẻ vẫn còn yếu. Cũng giống như nguyên tắc khi áp dụng các thẻ học của Glenn Doman, điều này nhằm hỗ trợ và tăng khả năng tập trung của trẻ vào nội dung chính của bài học. Khác với siêu ứng dụng Monkey Junior, ở Monkey Stories, với mục đích hướng đến những trẻ đã có nhận thức tốt hơn, các trò chơi cũng được thiết kế đa dạng hóa và có tính thử thách cao hơn, cách minh họa các hình vẽ cũng phức tạp và nhiều màu sắc, chi tiết hơn.
2. Monkey Stories áp dụng phương pháp này như thế nào?
Phần Đọc: mỗi câu chuyện là một đoạn phim sinh động, hấp dẫn.
Hiểu được tâm lý con trẻ, tất cả các truyện trong Monkey Stories đều được minh họa rất bắt mắt và lôi cuốn. Đặc biệt là các truyện ảnh động với những hiệu ứng hoạt hình linh hoạt, truyện nhạc vui tươi, hay truyện icon sinh động. Bên cạnh đó, các chuyên gia đã thiết kế tính năng ấn, chạm để con có thêm nhiều hoạt động tương tác. Với tính năng này, mỗi khi con đọc xong từng trang truyện, các nhân vật hoặc sự vật xuất hiện lần đầu sẽ được gắn hiệu ứng sao lấp lánh trên màn hình.
Trẻ sẽ tò mò muốn chạm thử, khi đó nhân vật hay sự vật con chạm trên màn hình sẽ được đọc tên lên để con nghe thấy. Không chỉ vậy, tất cả những trang truyện phía sau cũng đều được thiết kế để mỗi khi con chạm vào bất cứ hình gì trong trang cũng sẽ biết được tên gọi của chúng, nhờ vậy mà con vừa được chơi, vừa được biết thêm rất nhiều từ vựng hữu ích.
Kho trò chơi tương tác đồ sộ, đa dạng và hấp dẫn ở phần Học
Bản chất các hoạt động “chơi mà học” chính là tận dụng bản năng tò mò và thích khám phá của con trẻ để đưa trẻ vào một thế giới mà con có thể tiếp thu được thật nhiều kiến thức bổ ích. Các trò chơi tương tác được Monkey stories áp dụng triệt để trong tất cả các bài Đọc hiểu cũng như Phonics ở phần Học. Thay vì việc để các con trả lời những câu hỏi nhàm chán, đội ngũ chuyên gia của Monkey Stories đã thiết kế những câu hỏi này thành các trò chơi tương tác cực kỳ thú vị như: Defeat the Dragon, Build the word, Bricklayer... với đồ họa cực kỳ lôi cuốn và vui nhộn, đảm bảo các con sẽ luôn cảm thấy thật hứng thú và háo hức mỗi khi được học cùng Monkey.
3. Lợi ích cho trẻ khi học Monkey Stories nhờ phương pháp Game-based learning
Rèn luyện cho con khả năng chủ động, sáng tạo và tính tự giác
Trái ngược với các phương pháp giảng dạy truyền thống mà giáo viên và kiến thức được ưu tiên hàng đầu, phương pháp chơi mà học tại Monkey Stories đặt các con ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Do các con có sự hứng thú trong những hoạt động này nên ba mẹ sẽ không cần nhắc nhở hay theo sát con quá nhiều mà vẫn yên tâm khi con được tiếp xúc với những kiến thức hoàn toàn bổ ích. Các con sẽ chủ động lật mở trang truyện, ấn chạm màn hình hoặc tự chơi các trò chơi tương tác. Nhờ vậy, các con không chỉ tiếp thu được kiến thức mà còn tập được rất nhiều thói quen tốt khác như chủ động khám phá, sáng tạo, hay tự giác trong các hoạt động con làm.
Khuyến khích trẻ tư duy linh hoạt, tăng khả năng tiếp thu kiến thức
Thông qua âm thanh và hình ảnh, trẻ sẽ ghi nhớ nhanh hơn rất nhiều so với việc đọc các văn bản thuần túy. Do đó, khi được khám phá những tính năng tuyệt vời của Monkey Stories dựa trên phương pháp “học mà chơi, chơi mà học”, tư duy của trẻ sẽ linh hoạt hơn và khả năng tiếp thu kiến thức cũng sẽ tăng lên đáng kể, vùng ngôn ngữ cũng như trí nhớ của các con từ đó cũng sẽ được phát triển tốt hơn rất nhiều.
Tuy vậy, theo nhiều chuyên gia, "học mà chơi, chơi mà học" là phương pháp giáo dục phù hợp nhất cho các bé mầm non vì sự phát triển tâm lý của trẻ đang ở trong thế giới của các trò chơi, vì vậy ba mẹ hãy thử áp dụng phương pháp này thật sớm với các bé nhà mình để mang lại hiệu quả tốt nhất cho các con ba mẹ nhé!
CẬP NHẬT GIÁ CÁC KHOÁ HỌC TRÊN SIÊU ỨNG DỤNG MONKEY JUNIOR VỚI NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN TẠI ĐÂY