Trong tiếng Anh, câu mệnh lệnh đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện yêu cầu, chỉ thị của người nói. Để hiểu rõ hơn về cấu trúc và các lưu ý khi sử dụng câu mệnh lệnh, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn "tất tần tật" về câu mệnh lệnh, từ các loại câu mệnh lệnh đến bài tập câu mệnh lệnh có đáp án chi tiết.
Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh là gì?
Câu mệnh lệnh (Imperative clauses), hay còn gọi là câu chỉ thị, là một câu dùng để ra lệnh, khuyên bảo, đề nghị hoặc yêu cầu người nghe về một hành động cần diễn ra ngay tức khắc.
Câu mệnh lệnh được biểu hiện qua giọng điệu quả quyết và thường kết thúc bằng dấu chấm (.) hoặc dấu chấm than (!), tùy thuộc vào mức độ khẩn cấp hoặc cảm xúc mà người nói muốn truyền đạt.
Bên cạnh đó, câu mệnh lệnh không chỉ giới hạn trong giao tiếp giữa người với người. Chúng ta cũng sử dụng chúng khi tương tác với những thứ không phải là con người. Ví dụ như với công nghệ hoặc thậm chí với thú cưng. Khi bạn ra lệnh cho điện thoại thông minh của mình “mở nhạc”, hoặc khi bạn nói với chú mèo rằng “đứng yên đó”, bạn đang sử dụng câu mệnh lệnh.
Ví dụ:
Don’t forget to turn off the lights before leaving home. (Đừng quên tắt đèn trước khi ra khỏi nhà)
Stop right there! (Đứng lại!)
Các loại câu mệnh lệnh trong tiếng Anh
Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh có thể được phân loại theo mục đích sử dụng và cấu trúc của chúng. Dưới đây là một số loại câu mệnh lệnh:
Câu mệnh lệnh trực tiếp
Đây là dạng câu mệnh lệnh phổ biến trong tiếng Anh và được phân chia thành các loại khác nhau tùy vào ngữ cảnh sử dụng. Cụ thể:
-
Câu mệnh lệnh không có đối tượng chỉ định: Là câu mệnh lệnh đưa ra yêu cầu trực tiếp mà không cần chủ ngữ, chỉ cần động từ nguyên thể. Ví dụ: “Turn off the lights!” (Tắt đèn đi!)
-
Câu mệnh lệnh có đối tượng chỉ định: Là loại câu đưa ra mệnh lệnh, yêu cầu đến một đối tượng cụ thể. Ví dụ: “Sarah, complete your homework before dinner.” (Sarah, hoàn thành bài tập của con trước bữa tối)
-
Câu mệnh lệnh phủ định: Loại câu này nhằm yêu cầu người nghe không được thực hiện điều gì đó. Ví dụ: “Don’t speak so loudly in the library.” (Đừng nói to trong thư viện)
-
Câu mệnh lệnh nghi vấn: Khi ai đó sử dụng câu mệnh lệnh nghi vấn, nghĩa là họ đang muốn tránh tạo áp lực với người nghe bằng cách đưa ra yêu cầu dạng câu hỏi. Ví dụ: “Can you turn down the music?” (Bạn có thể giảm nhạc xuống được không?)
-
Câu mệnh lệnh với từ “do”: Nhằm nhấn mạnh yêu cầu của người nói. Ví dụ: “Do not smoking” (Cấm hút thuốc)
-
Câu mệnh lệnh với từ “please”: Trong giao tiếp, các câu mệnh lệnh sử dụng từ “please” thường để thể hiện sự lịch sự. Ví dụ: “Please sign here.” (Vui lòng ký tên ở đây)
Câu mệnh lệnh gián tiếp
Để giúp truyền đạt yêu cầu một cách tinh tế, giảm bớt sự trực tiếp và áp đặt cũng như tạo không khí thoải mái và tôn trọng trong giao tiếp, người ta sử dụng câu mệnh lệnh gián tiếp. Câu mệnh lệnh gián tiếp có hai loại là khẳng định và phủ định, thường sử dụng các động từ như "ask", "order" hay "tell".
Câu mệnh lệnh gián tiếp khẳng định: yêu cầu người nghe thực hiện một điều gì đó.
-
Cấu trúc: S + ask/order/tell + O + to V
-
Ví dụ: “The coach ordered the players to start training at 6 AM.” (Huấn luyện viên yêu cầu các cầu thủ bắt đầu tập luyện lúc 6 giờ sáng)
Câu mệnh lệnh gián tiếp phủ định: đưa ra mệnh lệnh yêu cầu người nghe không được làm gì đó.
-
Cấu trúc: S + ask/order/tell + O + not + to V
-
Ví dụ: “The manager told the staff not to use personal phones at work.” (Quản lý nói với nhân viên không được sử dụng điện thoại cá nhân khi làm việc)
Câu mệnh lệnh điều kiện
Câu mệnh lệnh không chỉ giới hạn ở cấu trúc đơn giản mà chúng còn có thể phức tạp hơn với nhiều mệnh đề. Câu mệnh lệnh điều kiện là câu kết hợp mệnh đề điều kiện để chỉ rõ hành động cần thực hiện khi một điều kiện cụ thể được đáp ứng (cho thấy mối quan hệ nguyên nhân và kết quả).
Ví dụ: “If it rains, bring an umbrella.” (Nếu trời mưa, hãy mang theo ô)
Câu mệnh lệnh bắt đầu bằng các động từ mệnh lệnh
Câu mệnh lệnh thường khởi đầu với động từ nguyên mẫu, gồm các động từ mệnh lệnh như: let, do, follow, go, và walk. Những động từ này tạo ra mệnh lệnh mà không cần chủ ngữ rõ ràng.
Ví dụ: “Follow the instructions carefully.” (Làm theo hướng dẫn một cách cẩn thận)
Trong một số ngữ cảnh, thậm chí động từ mệnh lệnh chính là câu mệnh lệnh.
Ví dụ: “Stop!” (Dừng lại!)
Cấu trúc câu mệnh lệnh trong tiếng Anh
Cấu trúc câu mệnh lệnh trong tiếng Anh được chia thành 3 trường hợp, cụ thể:
Cấu trúc câu mệnh lệnh ở ngôi thứ nhất
Dùng để đề xuất hoặc thuyết phục người nghe thực hiện hành động.
-
Cấu trúc câu khẳng định: Let us (Let’s) + V – infinitive
Ví dụ: “Let’s start the project today.” (Hãy bắt đầu dự án hôm nay)
-
Cấu trúc câu phủ định: Let us (Let’s) + not + V – infinitive
Ví dụ: “Let’s not delay the meeting.” (Đừng trì hoãn cuộc họp)
Ngoài ra, có thể sử dụng “Don’t let” (Do not let) thay cho “Let’s not” trong câu mệnh lệnh phủ định ở ngôi thứ nhất.
Ví dụ: “Don’t let the cat out of the house.” (Đừng để con mèo ra khỏi nhà)
Cấu trúc câu mệnh lệnh ở ngôi thứ hai
Thường dùng để ra lệnh hoặc yêu cầu trực tiếp. Ở loại câu này, chủ ngữ ít được đề cập đến, tuy nhiên nó có thể xuất hiện ở cuối cụm từ.
-
Cấu trúc khẳng định: V – infinitive
Ví dụ: “Answer the question.” (Trả lời câu hỏi)
-
Cấu trúc phủ định: not + V – infinitive
Ví dụ: “Don’t forget your ID.” (Đừng quên mang theo chứng minh nhân dân của bạn)
Cấu trúc câu mệnh lệnh ở ngôi thứ ba
Tương tự như câu mệnh lệnh ở ngôi thứ hai, câu mệnh lệnh ở ngôi thứ ba cũng nhằm đưa ra yêu cầu hoặc ra lệnh cho người khác.
-
Cấu trúc khẳng định: Let + him/ her/ it/ them + V – infinitive
Ví dụ: “Let her know about the changes.” (Hãy thông báo cho cô ấy về những thay đổi)
-
Cấu trúc phủ định: Let + him/ her/ it/ them + not + V – infinitive (Ít dùng trong văn phong hiện đại)
Ví dụ: “Don’t let him miss the deadline.” (Đừng để anh ấy bỏ lỡ hạn chót công việc)
Một số câu mệnh lệnh phổ biến trong tiếng Anh
Trong tiếng anh, có một số câu mệnh lệnh thường được sử dụng nhiều và trở nên quen thuộc khi giao tiếp. Những câu mệnh lệnh phổ biến có thể kể đến như:
-
Be quiet! (Yên lặng!)
-
Hurry up! (Nhanh lên!)
-
Stop! (Dừng lại!)
-
Listen to me! (Nghe tôi nói!)
-
Calm down (Bình tĩnh)
-
Stand up, please! (Xin mời đứng dậy)
-
Sit down, please! (Xin mời ngồi xuống)
-
Take care. (Bảo trọng)
-
Don’t be afraid. (Đừng sợ)
-
Don’t let me down. (Đừng làm tôi thất vọng)
Lưu ý khi sử dụng câu mệnh lệnh trong tiếng Anh
Khi sử dụng câu mệnh lệnh, để tránh việc khiến người nghe cảm thấy không thoải mái, bạn cần lưu ý những điều sau:
-
Chọn lựa từ ngữ khéo léo: Nếu muốn sử dụng câu mệnh lệnh một cách có hiệu quả thì việc lựa chọn từ ngữ phù hợp là cần thiết. Nên thêm vào câu của bạn những từ như “please” (xin vui lòng), “kindly” (hãy), “gentle” (nhẹ nhàng), hoặc “quickly” (nhanh chóng) để thể hiện sự lịch thiệp và tôn trọng người nghe.
-
Dùng giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể thích hợp: Giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể không kém phần quan trọng trong việc truyền đạt câu mệnh lệnh. Một giọng điệu quả quyết sẽ thể hiện rõ ràng yêu cầu của bạn. Trong khi đó, giọng nói nhẹ nhàng và thái độ tử tế sẽ khiến yêu cầu của bạn trở nên dễ chịu hơn.
-
Sử dụng câu hỏi để thể hiện sự lịch sự: Để yêu cầu một cách nhã nhặn, bạn có thể biến mệnh lệnh thành câu hỏi. Ví dụ, thay vì nói “Be quiet!" (Im lặng!) thì bạn có thể nói: “Could you please keep it down?” (Bạn có thể giữ yên lặng một chút được không?)
-
Áp dụng câu mệnh lệnh một cách thông minh: Câu mệnh lệnh không nên được sử dụng một cách tùy tiện. Hãy nhớ rằng, việc sử dụng câu mệnh lệnh đúng lúc, đúng đối tượng sẽ giúp người nghe giảm áp lực và tránh sự phản kháng.
20+ bài tập vận dụng câu mệnh lệnh trong tiếng Anh
Nhằm giúp bạn có thể nắm vững những lý thuyết câu mệnh lệnh và sử dụng câu mệnh lệnh hiệu quả, dưới đây là 20 + bài tập vận dụng câu mệnh lệnh trong tiếng Anh được tổng hợp và có đáp án chi tiết.
Bài 1: Sắp xếp các từ thành câu mệnh lệnh:
-
Don't/ window/ the/ leave/ open.
-
Close/ door/ the/ behind/ you.
-
Pick/ clothes/ your/ up.
-
Turn/ volume/ the/ down.
-
Please be quiet.
-
Put/ away/ toys/ your/ playing/ after.
-
Wash/ hands/ before/ eating/ your.
-
Go/ now/ bed/ to.
-
Do/ homework/ your/ after/ school.
-
Be/ crossing/ the/ street/careful/ when.
Đáp án:
-
Don't leave the window open.
-
Close the door behind you.
-
Pick up your clothes.
-
Turn down the volume.
-
Please be quiet.
-
Put away your toys after playing.
-
Wash your hands before eating.
-
Go to bed now.
-
Do your homework after school.
-
Be careful when crossing the street.
Bài 2: Tìm câu mệnh lệnh trong các câu sau
-
Where are you going?
-
Please turn off the light when you leave the room.
-
Don't forget to lock the door before you go.
-
We're going to be late!
-
Pick up your clothes after you finish playing!
Đáp án: Câu mệnh lệnh là các câu số 2, 3 và 5
Bài 3: Viết lại câu thành câu mệnh lệnh phủ định:
-
Turn on the light. → _____________________
-
Close the door behind you. → _____________________
-
Pick up your clothes. → _____________________
-
Turn down the volume. → _____________________
-
Be quiet. → _____________________
-
Eat your vegetables. → _____________________
-
Go to bed early. → _____________________
-
Come in. → _____________________
-
Hurry up. → _____________________
-
Be careful. → _____________________
Đáp án:
-
Don't turn off the light.
-
Don't leave the door open behind you.
-
Don't leave your clothes on the floor.
-
Don't turn up the volume.
-
Don't talk loudly.
-
Don't leave your vegetables on the plate.
-
Don't stay up late.
-
Don't stay outside.
-
Don't take your time.
-
Don't be careless.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về định nghĩa câu mệnh lệnh trong tiếng Anh cũng như nắm bắt được cách sử dụng câu mệnh lệnh một cách toàn diện. Hy vọng rằng, với kiến thức đã được tổng hợp từ A đến Z, bạn đọc có thể tự tin hơn trong việc ứng dụng câu mệnh lệnh vào thực tiễn, giúp việc giao tiếp tiếng Anh trở nên linh hoạt hơn.