zalo
Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là gì? Hướng dẫn chi tiết đo thể tích chất lỏng
Kiến thức cơ bản

Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là gì? Hướng dẫn chi tiết đo thể tích chất lỏng

Alice Nguyen
Alice Nguyen

06/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Đo thể tích chất lỏng là một trong những bài học hay trong chương trình học Vật lý 6. Vậy dụng cụ và đơn vị đo thể tích chất lỏng là gì? 

Ví dụ khi có một chiếc ấm đựng nước trong đó, làm thế nào để biết được bên trong ấm có bao nhiêu lượng nước? 

Để hiểu rõ hơn về đo thể tích chất lỏng, mời các em theo dõi bài viết sau. Qua đó mỗi cá nhân sẽ biết cách đo chất lỏng và dụng cụ đo thể tích chất lỏng là gì

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Thể tích chất lỏng là gì? Đơn vị để đo thể tích chất lỏng 

Tìm hiểu về đơn vị đo thể tích chất lỏng. (Ảnh: Canva.com)

Thể tích chất lỏng là gì? 

Thể tích của chất lỏng, hay còn gọi là dung tích của chất lỏng, là lượng không gian mà chất lỏng đó chiếm. Để xác định được lượng không gian đó hay chính là độ lớn của thể tích ta cần tiến hành đo với mỗi dụng cụ đo thể tích chất lỏng phù hợp. 

Đơn vị đo thể tích chất lỏng 

Trong Hệ đo lường quốc tế (SI), đơn vị tiêu chuẩn của thể tích là mét khối (m³)

Đơn vị đo thể tích chất lỏng thường dùng là mét khối (kí hiệu: m³) và lít ( l )

1 lít = 1 dm³, 1 ml = 1 cm³(hay còn gọi là 1cc) 

Ngoài ra: 

1 L = 1000 ML 

1 L = 1000 cm³; 1 cm³= 0,001 L 

1 L = 1 dm³

1 L = 0, 001 m³ , 1 m³ = 1000 L 

Bảng quy đổi các đơn vị đo thể tích chất lỏng cần nhớ 

Bảng quy đổi đơn vị đo thể tích chất lỏng cần nhớ. (Ảnh: Monkey)

Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là gì? 

Dùng ca đong để do thể tích chất lỏng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là những dụng cụ có các vạch chia đơn vị đo, định mức cùng các con số để người dùng có thể biết được dung tích chất lỏng. 

Một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng trong cuộc sống 

Để đo thể tích chất lỏng, ta có thể sử dụng chai hay lọ đã được ghi dung tích thực (ví dụ: Chai nước khoáng 500 ml). 

Một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng trong phòng thí nghiệm 

Ca đong và bình chia độ hay được sử dụng trong phòng thí nghiệm. 

  • Bình chia độ có nhiều loại như: Ống chia độ, cốc chia độ, bình tam giác, bình cầu 

  • Trên mỗi bình chia độ đều có 

Giới hạn đo (GHĐ) của bình là giá trị lớn nhất ghi ở vạch cao nhất trên bình.

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

Mỗi dụng cụ đo thể tích chất lỏng cần có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý: Trên ca đong hay can có GHĐ nhưng có thể có hoặc không có các vạch chia (có thể có hoặc không ĐCNN).

Xem thêm: Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước - Kiến thức SGK vật lý 6

Hướng dẫn đo thể tích chất lỏng 

Các bước đo thể tích chất lỏng chính xác nhất. Học sinh ghi nhớ cách này để áp dụng thành thạo trên trường học (trong phòng thí nghiệm) 

Bước 1: Ước lượng thể tích cần đo. Bằng mắt và kinh nghiệm trong cuộc sống ta đoán thể tích cần đo khoảng bao nhiêu.

Bước 2: Chọn dụng cụ đo phù hợp có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp. Chọn bình chia độ có GHĐ sao cho lớn hơn thể tích ước lượng và có ĐCNN có giá trị càng nhỏ thì kết quả đo càng chính xác.

Bước 3: Đặt bình chia độ thẳng đứng (để cho mực chất lỏng ngang bằng với vạch chia độ), khi đó chúng ta mới có con số đo chính xác được.

Bước 4: Đặt mắt ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình 

Cách đo thể tích chất lỏng, đặt mắt đúng vị trí để quan sát. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng 

Ví dụ kết quả sau khi đo thể tích chất lỏng là 70 cm3. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những câu hỏi liên quan đến dụng cụ đo thể tích chất lỏng

Bài tập 1. Các kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau:

a. V1 = 15,4cm3

b. V2 = 15,5cm3

Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của bình chia độ dùng trong mỗi bài thực hành. Biết rằng trong phòng nghiệm chỉ có các bình chia độ có ĐCNN là 0,1cm3; 0,2cm3 và 0,5cm3

Đáp án

a. ĐCNN của bình chia độ dùng trong bài thực hành là: 0,2cm3 hoặc 0,1cm3

b. ĐCNN của bình chia độ dùng trong bài thực hành là: 0,1cm3 hoặc 0,5cm3

Câu 1 trang 12, SGK Vật Lý 6 

Điền số thích hợp vào ô trống dưới đây:

1 m3 = ...(1)..... dm3 = ....(2)..... cm3. 

1 m3 = ....(3).... lít = ....(4)....... ml =.......(5)...... cc

Đáp án

1. 1000 
2. 1.000.000
3. 1000
4. 1.000.000
5. 1.000.000

Câu 2 trang 12, SGK Vật Lý 6 

Quan sát hình 3.1 (SGK) và cho biết tên dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của những dụng cụ đó 

Đáp án

Dụng cụ đo: Ca đong to, có GHĐ là 1 (l) , và ĐCNN là 0,5 l 

Dụng cụ đo: Ca đong nhỏ, có GHĐ là 0,5 l, ĐCNN là 0,5 l 

Dụng cụ đo: Ca nhựa, có GHĐ là 5l, ĐCNN là 1(l) 

Câu 3 trang 12, SGK Vật Lý 6 

Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể dùng những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng?

Đáp án

Nếu không có ca đong, bạn có thể tìm những chai có ghi sẵn dung tích như chai nước lavi dung tích 500 ml, ngoài ra cũng có nhiều bình, lọ ghi sẵn đơn vị đo giúp đo thể tích. 

Câu 4 trang 12, SGK Vật Lý 6 

Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng. (H.3.2 SGK). Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của từng bình chia độ này. 

Đáp án

Quan sát từng bình chia độ ta thấy đều có vạch chia và những con số. 

+ Hình a: GHĐ là 100 ml, ĐCNN là 2 ml 

+ Hình b: GHĐ là 250 ml. ĐCNN là 50ml

+ Hình c: GHĐ là 300 ml, ĐCNN là 50 ml

Câu 5 trang 12, SGK Vật Lý 6 

Điền vào chỗ trống của câu sau

Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm................

Đáp án

Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm bình, chai, lọ, bơm tiêm...

Câu 6 trang 12, SGK Vật Lý 6 

Ở hình 3.3 (SGK) hãy cho biết cách đặt bình chia độ nào cho phép đo thể tích chất lỏng chính xác.

Đáp án

Hình 3.3 b đặt chính xác vì bình đặt thẳng đứng. 

Câu 7 trang 12, SGK Vật Lý 6 

Hãy xem hình 3.4 và cho biết cách đặt mắt nào cho phép đọc đúng thể tích cần đo. 

Đáp án

Hình 3.4 - b đặt mắt ngang bằng với mực chất lỏng 

Câu 8 trang 12, SGK Vật Lý 6 

Hãy đọc thể tích đo theo các vị trí mũi tên chỉ bên ngoài hình chia độ ở hình 3.5

Đáp án

a, 70 cm3 
b, 50 cm3
c, 40 cm3 

Rút ra kết luận: Đọc thể tích của chất lỏng với số đo gần nhất với nó. 

Câu 9 trang 12, SGK Vật Lý 6 

Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau: 

Ngang - gần nhất - thẳng đứng - thể tích - GHĐ - ĐCNN

Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần 

a/ ước lượng...(1)...... cần đo 

b/ chọn bình chia độ có .....(2)..... và có......(3)..... thích hợp 

c/ đặt bình chia độ.........(4)........... 

d/ đặt mắt nhìn.....(5).......... với độ cao mực chất lỏng trong bình 

e/ đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia .......(6)...... với mực chất lỏng 

Đáp án

a, (1) Thể tích 
b, (2) GHĐ, (3) ĐCNN
c, (4) Thẳng đứng
d, (5) Ngang 
e, (6) Gần nhất 

Bài trên đã giải thích rõ cho các em về dụng cụ đo thể tích chất lỏng là gì ? Các đo chất lỏng như thế nào? Vậy khi ở nhà mỗi bạn có thể tự thực hành đo thể tích và đọc số liệu để xem mình áp dụng thành thạo kiến thức lý thuyết chưa nhé. Chúc các em học tốt môn Vật Lý. 

Alice Nguyen
Alice Nguyen
Biên tập viên tại Monkey

Các chuyên gia trẻ em nói rằng thời điểm vàng uốn nắn con trẻ là khi bé còn nhỏ. Vì vậy tôi ở đây - cùng với tiếng Anh Monkey là cánh tay đắc lực cùng cha mẹ hiện thực hoá ước mơ của mình: “yêu thương và giáo dục trẻ đúng đắn”. Ước mơ của bạn cũng là ước mơ của chúng tôi cũng như toàn xã hội.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!