13+ cách dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp hay nhất
Kỹ năng sống

13+ cách dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp hay nhất

Hồng Nhung
Hồng Nhung

07/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Giao tiếp chính là chìa khóa của thành công, với những người có khả năng giao tiếp tốt họ có thể tự tin trao đổi thông tin một cách dễ dàng, khiến người khác hiểu và đạt được những gì họ mong muốn. Nếu được rèn luyện từ sớm thì kỹ năng của những người này ngày càng tốt và được đánh giá cao. Vì vậy, dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp ngay từ khi còn nhỏ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình sau này của trẻ. Monkey đã tổng hợp những cách làm hay nhất để ba mẹ có thể tham khảo, hãy cùng theo dõi hết bài viết nhé.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Rèn luyện sự tự tin giao tiếp ngay từ khi trẻ còn nhỏ

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ nhỏ cần được cha mẹ hướng dẫn các kỹ năng giao tiếp để trẻ có thể dần trở nên hoàn thiện hơn. Khi được tiếp xúc với các phương pháp hướng dẫn tăng sự tự tin khi giao tiếp sẽ giúp trẻ hình thành một thói quen, dần dần nó sẽ giúp ích rất tốt cho sự phát triển của trẻ. 

Cha mẹ có thể tiến hành hướng dẫn cho con các kỹ năng giao tiếp ngay từ khi trẻ bắt đầu có nhận thức. Trẻ nhỏ ham học hỏi, dễ bắt chước làm theo và sẽ phát triển một cách tốt nhất nếu như giảng dạy đúng cách.

Những trẻ được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ sẽ có kỹ năng giao tiếp tốt hơn, từ đó trẻ có thể mạnh dạn tự tin trong giao tiếp hơn so với những trẻ được rèn luyện muộn.

Dạy con từ sớm giúp con tự tin hơn. (Ảnh: Nguồn Internet)

Cha mẹ làm gương cho trẻ noi theo

Cha mẹ chính là người bạn đồng hành tốt nhất của con. Không chỉ lắng nghe, trò chuyện, đồng cảm cùng con mà cha mẹ chính là một hình mẫu lý tưởng để con có thể noi theo. Sự thể hiện của cha mẹ chính là cách dạy tốt nhất cho trẻ vì giữa cha mẹ và con cái luôn có sự gắn kết nhất định. Trẻ nhỏ thường có xu hướng làm theo những gì trẻ quan sát được vì thế muốn con học được những điểm tốt nào thì ngay ở cha mẹ cũng cần thực hiện những điểm tốt đó.

Muốn trẻ học được cách tự tin khi giao tiếp cha mẹ hãy thể hiện chính mình cũng là một người thật sự tự tin, có chính kiến, quan điểm rõ ràng và tự chủ, độc lập trong cuộc sống.

Bé có xu hướng bắt chước những gì cha mẹ làm. (Ảnh: Nguồn Internet)

Tâm sự cùng con - giúp trẻ trao đổi mạnh dạn hơn

Trẻ nhỏ luôn có rất nhiều câu hỏi thắc mắc cần được khám phá bởi ở độ tuổi này bản năng của trẻ luôn luôn tò mò. Những điều mới lạ luôn luôn thu hút trẻ và khiến cho trẻ luôn đặt câu hỏi “tại sao?”. Và cha mẹ chính là những người mà trẻ cần thiết nhất khi này để giải đáp những suy tư của trẻ. Cuộc sống hiện đại khiến cha mẹ ngày càng bận rộn để kiếm tiền, chăm lo cho gia đình mà quên đi việc cần làm đó chính là thường xuyên trao đổi, trò chuyện cùng con.

Dù bận rộn thế nào, cha mẹ cũng nên dành ít nhất 30 phút để trò chuyện cùng con. Giải đáp các thắc mắc mà trẻ đang gặp phải hay tâm sự những điều mà con chưa biết chia sẻ cùng ai. Hãy kiên nhẫn lắng nghe con, đừng khó chịu hay từ chối trả lời con mỗi khi con thắc mắc, tránh làm cho trẻ có suy nghĩ mình đang làm phiền cha mẹ dần dần tạo ra khoảng cách khiến bé ngày càng ít nói, ngại ngùng chia sẻ cùng cha mẹ.

Thông qua các cuộc trò chuyện mà cha mẹ có thể hiểu được mong muốn của con, hiểu được tính cách và có thể thay đổi những thói quen không phù hợp của con từ sớm. 

Bầu bạn, tâm sự cùng con giúp con giải quyết những vướng mắc. (Ảnh: Nguồn Internet)

Để trẻ tự tin đưa ra ý kiến cá nhân

Trẻ con thường hay thích tranh luận vì vậy cha mẹ có thể đặt ra các tình huống để con có thể phát huy khả năng ăn nói của mình. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần kiên nhẫn lắng nghe và thấu hiểu, bởi vì kiến thức của con còn hạn chế nên có thể phát biểu sai. Cha mẹ hãy lắng nghe hết, không ngắt lời con, sau đó chỉ cho con các lỗi sai, những điểm không phù hợp để bé có thể chỉnh sửa.

Những trẻ được bày tỏ ý kiến cá nhân nhiều hơn sẽ có khả năng tư duy logic, dùng ngôn ngữ và kiến thức để có thể phản biện tốt hơn những trẻ ít được trao đổi.

Hãy tôn trọng ý kiến của con trẻ và ủng hộ bé tự tin đưa ra ý kiến cá nhân của mình từ đó giúp trẻ dần tự tin hơn.

Tôn trọng ý kiến của con, để con khẳng định mình. (Ảnh: Nguồn Internet)

Đưa ra những tấm gương cụ thể cho trẻ học hỏi

Ngoài cha mẹ ra, có thể cho trẻ xem những tấm gương thực tế để có thể khơi gợi nguồn cảm hứng cho trẻ. Có thể cho trẻ xem các buổi biểu diễn hoặc các cuộc thi trực tiếp để bé học tập, hay đơn giản cho bé xem qua sách báo, tivi, truyền hình. 

Nhờ có những hình mẫu như vậy trẻ sẽ khơi gợi được sự hứng khởi, cảm thấy yêu thích và mong muốn trở thành những nhân vật tương tự. Trẻ có thể học theo những tấm gương mà bé cảm thấy phù hợp và trở nên dần tự tin hơn.

Những tấm gương thực tế sẽ giúp bé học hỏi nhanh hơn. (Ảnh: Nguồn Internet)

Xem thêm: Top 10+ kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học cha mẹ nên dạy con từ sớm

Tạo cơ hội cho bé thể hiện

Cha mẹ nên tạo cơ hội cho bé để có thể tự tin thể hiện khả năng giao tiếp của mình. Có thể nhờ bé giải thích một vấn đề nào đó mà bé đang làm tốt để bé có thể có không gian thể hiện tài năng. Ví dụ như nhờ bé đọc một đoạn thơ hay hát một bài hát bố mẹ đang bị quên lời. Bé có thể tự tin thể hiện trong vui vẻ, vừa tạo nên sự gắn kết giữa gia đình vừa có thể giúp bé ôn tập lại những kiến thức bé được học.

Đối với những bé đã lớn, cha mẹ có thể nhờ bé dạy em học hoặc giúp đỡ người khác làm việc gì đó. Cảm giác tự hào khi giúp đỡ được người khác sẽ giúp bé dần lấy lại sự tự tin và rèn luyện được các kỹ năng giao tiếp. Bởi khi đó bé vừa cần vận dụng kiến thức vừa sử dụng khả năng ngôn từ của mình giúp người khác hiểu và làm việc thành công. Nhờ đó cũng giúp bé phát huy được điểm mạnh của mình.

Khuyến khích con phát biểu trước đám đông

Làm thế nào để trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp hơn luôn là vấn đề khiến cha mẹ quan tâm. Nhiều trẻ nhỏ e ngại khi đứng trước đám đông và không tự tin phát biểu khi đứng trước mặt của mọi người. Cách làm đơn giản nhất chính là cho trẻ được ra ngoài nhiều hơn, tiếp xúc với nhiều người để cho trẻ làm quen với môi trường giao tiếp mới dần lấy lại sự tự tin.

Từ khi còn nhỏ cha mẹ có thể cho con chơi cùng các bạn xung quanh nhà, hay chơi ngoài công viên, tại các nơi công cộng để bé có thể được tiếp xúc nhiều hơn. Trên trường học bé có thể tham gia vào các hoạt động như ca múa hát, hoặc tham gia các khóa sinh hoạt rèn luyện kỹ năng mềm để có thể tự tin hơn khi thể hiện trước đám đông.

Những trẻ ít ra ngoài và tiếp xúc với thế giới bên ngoài thường bị thụ động hơn so với các bạn đồng trang lứa bởi bé ít có môi trường để tương tác. Ngày này, thời đại công nghệ phát triển, việc để các bé ở nhà quá nhiều khiến bé có xu hướng bị yếu kém về khả năng giao tiếp do sử dụng quá nhiều máy tính, điện thoại. Cha mẹ hãy tạo điều kiện để con có thể tiếp xúc với nhiều người hơn để tăng sự tự tin hơn cho bé nhé.

Tự tin khi giao tiếp chính là khi bé có thể đứng trước đám đông nói rõ quan điểm của mình.(Ảnh: Nguồn Internet)

Luôn luôn khuyến khích, cỗ vũ, động viên con

Để trẻ có thể tự tin hơn trong giao tiếp cho mẹ nên khuyến khích, cổ vũ và động viên con để con cảm thấy cha mẹ luôn đồng hành, yêu thương và tin tưởng mình. Cha mẹ hãy dành cho con những lời khen chân thành để con có thể cảm thấy vui vẻ, cảm thấy mình được công nhận. Tuy nhiên cần khen một cách tinh tế, không khen trẻ một cách thái quá. Hãy dùng những từ ngữ như “hôm nay con làm tốt lắm”, “bố mẹ rất tự hào về con”, không nâng tâng bốc quá đà khiến trẻ tự tin thái quá.

Trẻ cũng cần học được cách chấp nhận thất bại mặc dù điều này khiến trẻ không thoải mái. Tuy nhiên nên góp ý một cách chân thành, không nên chọc ghẹo khiến bé xuất hiện tâm lý sợ khi mắc lỗi sai, dần dần ít nói. Hành xử một cách khéo léo giúp con nhận rõ được điểm sai rồi dần dần khắc phục, không nên để bé né tránh, lâu dần sẽ hình thành thói quen không tốt và đánh mất đi sự tự tin của mình.

Cha mẹ cũng không nên sử dụng những từ ngữ có tính so sánh hay hạ thấp con như “sao con học kém hơn bạn A”, “sao con lại bị điểm thấp hơn bạn B” và đặc biệt không nên nói “cha mẹ thất vọng về con”. Điều này sẽ gây tâm lý đến trẻ, trẻ sẽ có cảm giác buồn, thất vọng vì không được như ý. Hãy động viên rằng con đã cố gắng hết sức rồi, chỉ cần cố gắng hơn nữa thì con sẽ có kết quả tốt hơn ở lần sau.

Lời khen của cha mẹ chính là động lực cho bé. (Ảnh: Nguồn Internet)

Tập cho trẻ thói quen tự lập

Để trẻ có thể rèn luyện sự tự tin cho trẻ từ sớm, cha mẹ nên rèn cho con thói quen độc lập trong mọi việc từ vấn đề tài chính, học tập, để con đưa ra các quyết định riêng. Khi con gặp một vấn đề gì đó, cha mẹ nên để con đưa ra ý kiến trước để con cảm thấy mình được tin tưởng và tôn trọng. Nên hỏi “con có thích không” hay “con có hài lòng không” để bé có thể đưa ra ý kiến và cũng cảm nhận được rằng đây là điều mình cũng nên làm. Khi mình được tôn trọng thì cũng cần tôn trọng người khác. 

Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên dạy cho trẻ cách tự lập, tự mình thực hiện những việc đơn giản nhất như tự ăn uống, thay đồ, vệ sinh cá nhân…Cha mẹ có thể đưa ra cho con các thử thách phù hợp để con có thể tự giải quyết, để con làm quen dần mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ.

Khi bé gặp vấn đề cần tham khảo ý kiến cha mẹ, hãy để con tự đưa ra quyết định và ủng hộ con. Điều này giúp con nhận ra rằng mình cần phải có trách nhiệm trước mọi quyết định. Tuy nhiên cha mẹ cần đưa ra cho con lời khuyên để con có thể đưa ra sự lựa chọn chính xác nhất.

Với mọi vấn đề mà bé hỏi ý kiến cha mẹ, có thể hỏi con thích cái nào, bố mẹ luôn ủng hộ quyết định của con. Điều này giúp con có trách nhiệm với quyết định của mình hơn. Tuy nhiên bố mẹ cũng có thể tư vấn ý kiến để con hiểu rõ hơn về quyết định của bản thân và có sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Trẻ tự lập sẽ trưởng thành sớm và không ngại khi giao tiếp. (Ảnh: Nguồn Internet)

Quan sát và đánh giá trẻ để trẻ có thể làm tốt hơn

Ở độ tuổi còn nhỏ, trẻ cần được cha mẹ theo dõi một cách sát sao bởi khi này trẻ chưa nhận thức được mọi chuyện theo một cách đúng nhất. Lúc này cha mẹ chính là những người thầy chỉ dạy lại cho con, hướng con thực hiện đúng nhất. 

Gần gũi và quan sát trẻ vừa giúp hiểu rõ tính cách của con, vừa có thể kịp thời giúp con giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất. Trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn khi bên cạnh mình luôn có bố mẹ đồng hành. Hãy đưa ra những lời khen khi con làm đúng và đưa ra lời khuyên đúng lúc khi con cần. Chắc chắn kỹ năng giao tiếp và sự tự tin của các con sẽ tăng lên rất nhiều đó.

Dạy trẻ chơi các trò chơi phù hợp

Với trẻ nhỏ, việc vừa học vừa chơi sẽ khiến các con thoải mái và tiếp thu kiến thức một cách tốt hơn. Trẻ sẽ vui vẻ thực hiện mà không sợ cảm giác bị ép buộc. Các kỹ năng của trẻ sẽ được phát triển rất tốt nếu như cha mẹ lựa chọn cho con các trò chơi phù hợp. Qua đó vừa tăng được kiến thức cho con, vừa cải thiện sự tự tin trong giao tiếp.

Ở nhà, cha mẹ có thể cùng con tham gia giải đố, chơi các trò chơi đóng vai nhân vật, thi kể chuyện hay vui vẻ ca hát cùng nhau. Các con sẽ cảm thấy vui vẻ thực hiện và dần hình thành thói quen, con sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn rất nhiều.

Trên lớp con được chơi cùng các bạn sẽ giúp cho việc trao đổi thông tin một cách thoải mái hơn. Con sẽ học được kỹ năng giao tiếp với bạn bè, cách làm việc nhóm, cách kết bạn, cách tranh biện. Từ đó giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp của mình tốt hơn.

Tham gia các trò chơi giúp con trao đổi một cách thoải mái hơn. (Ảnh: Nguồn Internet)

Khuyến khích trẻ dám ước mơ

Cách giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp đó chính là khuyến khích trẻ dám ước mơ, dám thực hiện để biến ước mơ thành sự thật. Khi có ước mơ, người ta sẽ có động thực hơn để thực hiện và không ngừng hướng vào nó để có thể thành công. Và khi đạt được mục tiêu của mình sẽ giúp trẻ cảm thấy vui vẻ và tự tin hơn rất nhiều.

Tuy nhiên cũng có lúc trẻ ước mơ viển vông như được làm siêu nhân hay được bay vào vũ trụ,...Đây là mơ ước rất ngây ngô của trẻ nhỏ bởi con chưa biết nhiều về thế giới thực tế. Phụ huynh cũng không nên dập tắt ước mơ của con trẻ mà hãy khuyến khích con nỗ lực để thực hiện mục tiêu. Sự cổ vũ, động viên của cha mẹ chính là liều thuốc tinh thần giúp trẻ trở nên tự tin hơn rất nhiều đấy.

Có ước mơ giúp con có nỗ lực và tự tin để làm được điều mình muốn. (Nguồn Internet)

Chăm chút ngoại hình cho bé

Chăm chút ngoại hình cho bé cũng là cách giúp bé trở nên tự tin hơn. Nhiều trẻ dễ bị tự ti và mặc cảm bởi ngoại hình và sợ bị người khác trêu chọc và hay bị nhút nhát, ngại ngùng. Vì thế, các bậc phụ huynh cũng nên chăm chút ngoại hình cho bé, đảm bảo bé luôn sạch sẽ và tươm tất khi ra ngoài. Cha mẹ cũng nên dạy con chủ động chăm chút bản thân để có được sự tự tin hơn. Khi ra ngoài với ngoại hình xinh đẹp và sạch sẽ trẻ sẽ trở nên thu hút hơn và nhận được lời khen của mọi người.

Tuy nhiên cũng không nên để trẻ quá chú trọng vào vẻ bề ngoài, giá trị của bản thân thuộc vào tính cách của mỗi con người. Con sẽ được mọi người tôn trọng nếu con có kiến thức tốt, có kỹ năng, luôn sống trung thực với mọi người và có đạo đức tốt.

Gia đình luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp con lấy lại sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, giúp con nâng cao bản thân và dần trở nên hoàn thiện. Hãy đồng hành cùng con để con có thể tự tin hơn, trau dồi phẩm chất và kỹ năng của mình.

Ngoại hình cũng là yếu tố giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trên đây là các hướng dẫn giúp dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp mà Monkey muốn gửi tới các bậc phụ huynh. Sự phát triển của con luôn cần có cha mẹ đồng hành, hãy cùng con học tập, chia sẻ kiến thức, dạy con những điều tốt nhất mà con cần giúp con ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn.

9 strategies to raise a child who speaks with confidence - Ngày truy cập: 7/6/2022

https://www.smartparents.sg/child/social-life-skills/9-strategies-raise-child-who-speaks-confidence

Teaching Kids about Communication: How to Improve Communication Skills In a child? - Ngày truy cập: 7/6/2022

https://therealschoolhttps://therealschool.in/blog/teaching-kids-about-communication-how-improve-communication-skills-child/.in/blog/teaching-kids-about-communication-how-improve-communication-skills-child/

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online