zalo
Trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi: Cách xử lý nhanh, an toàn cho bé
Kỹ năng sống

Trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi: Cách xử lý nhanh, an toàn cho bé

Hồng Nhung
Hồng Nhung

25/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ 1 tuổi muốn tìm hiểu và luôn tò mò mọi thứ xung quanh, muốn khám phá mọi thứ xung quanh trẻ do đó mà dễ gặp tai nạn, nhất là trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi. Khi bị bỏng nước sôi, tùy vào mức độ mà vết bỏng khiến trẻ đau đớn và để lại tổn thương khác nhau. Vì vậy hãy cùng Monkey tìm hiểu cách xử lý, phòng tránh trẻ bị bỏng nước sôi an toàn và nhanh chóng cho bé.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Cẩn trọng trước nguy cơ bé bị bỏng nước sôi

Trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi do nhiều sự cố gây ra mà chúng ta không thể nào lường trước được. Sự cố này chủ yếu do sự bất cẩn của người lớn khi trông nom và chăm sóc những đứa trẻ.

Bố mẹ nên biết, da của trẻ có những cơ quan chưa hoàn thành và chưa hoàn thiện như:

  • Độ dày của da trẻ 1 tuổi chỉ bằng 1 phần 5 da người lớn.

  • Lớp da ngoài cùng của biểu bì mỏng hơn và các tế bào được sắp xếp ít chặt chẽ hơn.

  • Tuyến mồ hôi, bã nhờn trong da ít hoạt động và khả năng bảo vệ yếu. Các màng bảo vệ bề mặt da và các axit bảo vệ còn tương đối yếu.

Do đó mà trẻ sẽ có những đặc điểm khác với da của người lớn. Cụ thể: Da mỏng, sức chịu nhiệt kém,... Những điều này dẫn đến những tổn thương nặng nề hơn khi cùng bị một tác nhân gây bỏng cho trẻ.

Vết bỏng đối với người lớn là nhẹ nhưng đối với trẻ 1 tuổi thì nó lại khác. Vết bỏng có mức độ nặng hơn, diện tích phỏng lớn, sâu hơn và thậm chí tổn thương đến các cơ quan mạch máu của trẻ.

Có thể trẻ bị bỏng nhẹ nhưng do da quá mỏng nên trẻ sẽ dễ bị mất nước, huyết tương,... Dẫn đến nhiều trường hợp trẻ bị sốc và nhiễm khuẩn, nặng hơn nữa là tử vong.

Do vậy, bố mẹ cần có những kiến thức sơ cứu ban đầu cho trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi kịp thời. Đây chính là yếu tố then chốt ngăn chặn vết thương ăn sâu và lan ra các vùng da khác của trẻ. Nếu bố mẹ không biết cách xử lý ban đầu hay không xử lý đúng cách, vết bỏng của trẻ có thể trở nên nặng hơn, bị nhiễm khuẩn và để lại các di chứng nặng nề.

Hiểu được tác hại và sự nguy hiểm khi trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi, bố mẹ nên áp dụng các biện pháp phòng tránh cho trẻ bị bỏng. Đặc biệt, luôn trong tư thế sẵn sàng để bảo vệ an toàn cho trẻ và gia đình.

Phụ huynh nên cẩn trọng trước nguy cơ bé bị bỏng nước sôi (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Các cấp độ bỏng nước sôi

Tuy bỏng nước sôi không có gì đáng ngại đối với người lớn nhưng mức độ của nó gây ra đau đớn khôn lường đối với những đứa trẻ 1 tuổi. Mọi người không thể nào phòng tránh tuyệt đối các sự cố bỏng nước sôi được.

Một số nguyên nhân có thể khiến trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi: Uống nước quá nóng, tắm trong nước quá nóng, làm đổ nước sôi, đổ nồi canh,... Tùy thuộc vào mức độ tổn thương vết bỏng gây ra mà người ta chia ra các cấp độ bỏng khác nhau. Lúc này phụ huynh cần bình tĩnh đánh giá tình hình bị bỏng sẽ giúp trẻ được điều trị đúng phương pháp.

Dưới đây là những cấp độ bỏng nước sôi ở trẻ để phụ huynh dễ dàng phân biệt được:

Trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi cấp 1

Biểu hiện của bỏng nước sôi cấp 1 như sau: 

  • Vùng tổn thương chỉ tổn thương đến bề mặt da lớp ngoài cùng.

  • Da khô và đỏ ngay vị trí bị bỏng.

  • Ngay vị trí bỏng, trẻ chỉ cảm nhận được cảm giác đau rát và khó chịu. Vùng bị bỏng sẽ bị nóng rát.

  • Da bắt đầu tái đi và có hiện tượng chuyển thành màu trắng khi ấn vào vùng bị bỏng.

  • Thời gian vết bỏng tự lành là khoang 3 - 6 ngày. Có thể vết bỏng không để lại sẹo nếu được chăm sóc kỹ lưỡng.

Ở cấp độ bỏng này, trẻ có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà. Cần chăm sóc trẻ kỹ lưỡng và thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ có thể nhanh phục hồi hơn. Tuy mức độ bỏng 1 này không quá nguy hiểm, nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan và chăm sóc không đúng cách. Vết bỏng của trẻ cũng có thể trở nặng  và cần di chuyển đến các bệnh viện gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi cấp độ 1 (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi cấp 2

Mức độ bỏng này nặng hơn mức độ 1. Mức độ bỏng cấp 2 còn được gọi là bỏng biểu bì. Dưới đây là những biểu hiện của bỏng nước sôi cấp 2:

  • Lớp thứ 2 sau lớp biểu bì bị tổn thương, lớp đáy của lớp biểu bì vẫn còn được an toàn.

  • Vùng bị bỏng bắt đầu đỏ lên, đau rát hơn và bắt đầu xuất hiện các nốt phỏng nước có kích thước khác nhau. Nốt phỏng có hình vòm trên bề mặt da và mỏng, chứa những dịch trong hoặc có màu vàng nhạt và xuất hiện sau 12 giờ bị bỏng.

  • Vùng bị bỏng có hiện tượng bị viêm sau 3 - 4 ngày và những nốt phồng có dịch bị cô đọng lại.

  • Vết bỏng nước sôi độ 2 này có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà.

  • Nếu trẻ được điều trị tốt, vết thương sẽ lành sau 2 tuần và lớp biểu bì bắt đầu phục hồi lại, lớp da chỗ bỏng được lấp đầy bởi da hồng.

Nếu trẻ không được điều trị đúng cách, vết thương sẽ bị lan sâu vào bên trong các vùng da khác. Lúc này trẻ cần được đưa đi cấp cứu kịp thời để được chữa trị đúng cách.

Vết bỏng nước sôi đội 2 có thể để lại sẹo, do vậy bố mẹ có thể sử dụng các thuốc chữa sẹo hiệu quả. Tuy nhiên, phụ huynh cần tìm hiểu những loại trị sẹo phù hợp với trẻ 1 tuổi và không chứa bất kỳ thành phần nào dị ứng với trẻ. Tốt hơn hết, phụ huynh có thể đến liên hệ với bác sĩ để được đưa ra những hướng dẫn trị sẹo bỏng hiệu quả.

Trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi cấp độ 3

Vết bỏng lúc này không còn nhẹ nữa mà nó đã lan đến lớp da thứ 3 của cơ thể trẻ. Cụ thể là ở cấp độ 3, vùng vết thương của trẻ bị thương đến lớp trung bì - lớp da chứa các mạch máu, sợi collagen phục hồi cho da. Cấp độ bỏng được chia làm hai loại:

Bỏng độ 3 nông

  • Toàn bộ lớp biểu bì và một phần lớp trung bì bị hoại tử. Các ống và gốc lông, tuyến mồ hôi tại lớp trung bì vẫn lành lặn.

  • Cảm giác đau đớn nhiều hơn, khó chịu.

  • Biểu mô hóa sẽ tự chữa trị cho chân và lành trong khoảng từ 15 - 20 ngày. Nền da mới trở nên mờ nhạt và mỏng nhẹ hơn các vùng da khác.

Bỏng độ 3 sâu

  • Mức độ tổn thương nặng hơn, vùng bỏng lan tới lớp dưới trung bì. Lớp da chỉ còn tuyến mồ hôi và gốc lông còn an toàn.

  • Da trở nên nhăn nheo, da mỏng màu vàng và giảm cảm giác đau đớn, không có hình mạch máu dưới da.

  • Các tế bào tổn thương sẽ tự khỏi từ 30 - 45 ngày sau đó. Sự hình thành da mới do có sự lan tỏa của các đảo biểu mô kết hợp những tế bào biểu mô của phần biểu bì lành lan tới.

Trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi cấp độ 3 (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi cấp 4

Lúc này trẻ đã bị bỏng toàn bộ lớp da, Bỏng các lớp biểu bì, trung bì và hạ bị tổn thương nghiêm trọng. Có hai dạng hoạt tử là hoại tử khô và hoại tử ướt. Các thành phần biểu mô đã phá hủy dẫn đến chết tế bào, do đó mà vết thương không tự lành được.

  • Vùng bị bỏng cứng, có màu đen hoặc vàng thẫm.

  • Các lưới mạch máu dưới da bị tắc và không lưu thông được.

  • Vùng bị bỏng khô và rụng cả khối da, dịch mủ liên tục tiết ra bên ngoài.

  • Thông thường nhiệt độ cao do nước, nửa, vật kim loại sẽ khiến trẻ bị bỏng mức độ này.

Xem thêm: Chăm sóc trẻ bị bỏng độ 3 như thế nào để đảm bảo an toàn

Hướng dẫn sơ cứu khi trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi

Việc đầu tiên mà bố mẹ cần làm là sơ cứu ban đầu khi trẻ bị bỏng nước sôi. Điều này sẽ khiến trẻ không bị nhiễm trùng và ngăn chặn vết bỏng lan rộng hơn. Dưới đây là những hướng dẫn sơ cứu khi trẻ 1 tuổi bị bỏng:

  • Nhanh chóng đưa vết bỏng của trẻ ra khỏi tác nhân gây bỏng và ngâm ngay vết bỏng vào chậu nước lạnh. Nhiệt độ tại vùng bị bỏng sẽ hạ xuống tránh bị tổn thương các vùng da khác và cơn đau do bị bỏng sẽ dịu đi nhiều hơn.

  • Lưu ý đặc biệt khi sơ cứu ban đầu cho trẻ là không được sử dụng nước đá để chườm lạnh. Nhiệt độ của nước đá quá thấp, nếu ngâm vết bỏng trên nước đá sẽ khiến vết bỏng bị co lại, gây nhiễm trùng do da.

  • Sau khi sơ cứu xong bố mẹ cần làm sạch vết bỏng, không nên bôi bất kỳ loại thuốc nào hoặc những bài thuốc dân gian lên vết bỏng. Phụ huynh có thể sử dụng thuốc xịt bỏng lên vết bỏng.

  • Phụ huynh có thể sử dụng băng gạc vô trùng, vải mỏng sạch để băng lên vết bị bỏng. Không nên băng bó vết thương bị chặt khiến vết bỏng lâu lành hơn.

  • Nếu vết bỏng của trẻ nặng và có diện tích lớn, hãy lập tức cởi bỏ lớp quần áo để tránh nhiễm trùng cho vết bỏng. Hoặc bố mẹ có thể cắt chỗ quần áo bị bỏng để tránh quần áo dính vào và cọ sát với vết bỏng.

  • Các vật tư trang sức gần vết bỏng sẽ khiến vết bỏng của trẻ sưng lên, vì thế bố mẹ cần tháo bỏ hết các trang sức như lắc chân, nhẫn, lắc tay,...

  • Nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để trẻ có thể được chữa trị kịp thời.

Hướng dẫn sơ cứu khi trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Chăm sóc trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi như thế nào?

Sơ cứu ban đầu là bước quan trọng giúp ngăn chặn vết thương khỏi vi khuẩn và trở nặng hơn. Tuy thế nhưng quá trình chăm sóc trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi như thế nào để vết bỏng của trẻ nhanh lành hơn là điều khá khó khăn. Dưới đây, Monkey sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh cách chăm sóc trẻ bị bỏng đúng cách và hiệu quả nhất:

Hướng dẫn chăm sóc vết bỏng 

Vết bỏng của trẻ tùy ở mức độ mà cần những cách chăm sóc khi trẻ bị bỏng khác nhau. Đối với các vết bỏng độ 1 và độ 2 thì trẻ có thể được chăm sóc tại nhà theo các bước sau:

Bước 1: Rửa vết bỏng

  • Rửa vết bỏng nhằm mục đích đảm bảo nhiệt độ bên trong cơ thể ở mức bình thường. Luôn giữ nhiệt độ tại vết bỏng không quá cao dẫn đến tình trạng bị sốt, nhiễm khuẩn.

  • Không sử dụng nước nóng rửa vết bỏng, tránh kích thích sự lan tỏa của vết bỏng. Không được sử dụng nước đá rửa vết thương tránh tình trạng co vết thương gây nhiễm trùng.

  • Không nên sử dụng oxy già, thuốc đỏ,... trong quá trình rửa vết bỏng tránh quá trình lành lại của da.

Bước 2: Ngừa nhiễm trùng vết bỏng

  • Để có thể ngăn ngừa nhiễm trùng vết bỏng cho trẻ, bố mẹ có thể dùng tay sạch hoặc bông gòn thoa thuốc mỡ. Nếu vết bỏng hở bố mẹ nên thay bằng băng gạc và bôi thuốc mỡ lên để vết thương ngấm thuốc.

  • Thay băng gạc khoảng 2 - 3 tiếng trong ngày và nên thoa lại thuốc mỡ trong lúc thay băng gạc.

  • Không được cho trẻ nặn hoặc bốc mụn nước. Điều này làm chậm quá trình lành lại của trẻ. Mụn nước có tác dụng bảo vệ lớp da non, nếu gây ra điều này sẽ làm hỏng lớp da non và gây ra nhiễm trùng cho vết bỏng.

Hướng dẫn chăm sóc vết bỏng khi trẻ bị bỏng tại nhà (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Bôi gì cho trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi

Những vết bỏng có thể gây sẹo cho trẻ, do vậy bố mẹ nên bôi những loại kem trị bỏng, trị sẹo kịp thời cho trẻ để hiệu quả lành sẹo lên cao nhất. Dưới đây là một vài đề xuất về kem trị sẹo hiệu quả cho trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi:

  • Kem trị sẹo Dermatix Ultra Kids: Thành phần chính là silicon gel và vitamin C Ester lành tính giúp làm mềm, mờ và làm phẳng sẹo cho trẻ từ 3 tháng tuổi. Cách sử dụng rất đơn giản, bố mẹ rửa vùng da bị tổn thương cho sạch sau đó dùng khăn lau khô. Cuối cùng là thoa một lượng gel lên vết sẹo và massage toàn bộ vùng bị bỏng.

  • Kem trị sẹo thâm Mitosyl change: Sản phẩm có các thành phần giúp giữ ẩm cho các tế bào da, giúp sản sinh ra lượng collagen giúp phục hồi làn da cho trẻ. Ngoài ra, Mitosyl còn có công dụng điều trị hiệu quả các sẹo thâm, bỏng nước sôi,...

  • Kem trị sẹo em bé Stratamed: Công thức gel silicone tạo 1 lớp màng mỏng bao phủ vết thương, giữ ẩm vùng da bị bỏng và ngăn chặn những vi khuẩn có hại xâm nhập. Ngoài ra lớp gel này còn giúp vết thương ít bị ngứa và khó chịu trong giai đoạn lên da non. Sản phẩm an toàn sử dụng cho trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai, cho con bú.

  • Kem trị sẹo thâm Dermatix Ultra: Công dụng của loại kem này là bảo vệ cho làn da thoát hơi nước, trị sẹo lồi và làm mờ thâm sẹo. Có tác dụng làm lành sẹo thâm. Loại sẹo này phù hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Những loại thuốc trị bỏng, trị sẹo hiệu quả cho trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Mẹ cần làm gì để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé

Thực đơn ăn uống trong quá trình trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi cũng quan trọng không kém khi trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng phục hồi. Trẻ 1 tuổi còn nhỏ, chưa hoàn thiện các quá trình trao đổi chất, nếu trẻ bị bỏng thì quá trình này diễn ra khó khăn hơn.

  • Mẹ cần lên thực đơn có bổ sung những nhóm dinh dưỡng tốt cho quá trình trị bệnh cho trẻ: Trẻ bị bỏng là lúc các vi khuẩn xấu tấn công vào cơ thể do sức đề kháng thấp. Do vậy trẻ cần bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin C, Vitamin E,... giúp quá trình lành sẹo nhanh hơn.

  • Ngoài ra, để tránh các vết thương dễ bị nặng hơn, trẻ cũng cần hạn chế những đồ ăn gây vết thương bị sưng tấy, mưng mủ và thậm chí là nhiễm trùng. Những loại thực phẩm có thể kể đến như thịt bò, thịt gà, trứng, rau muống, hải sản,...

Phòng tránh nguy cơ bị bỏng nước sôi ở trẻ 1 tuổi

Phòng tránh các nguy cơ bị bỏng nước sôi ở trẻ 1 tuổi sẽ giúp phòng tránh tai nạn bỏng bất cứ lúc nào, bất kỳ ở đâu đối với trẻ 1 tuổi. Việc phòng tránh không có hiệu quả tuyệt đối mà nó chỉ có thể giảm thiểu mức độ nặng của các tai nạn bỏng. Bố mẹ cần phòng tránh các nguy cơ bị bỏng ở trẻ như sau:

Phòng tránh nguy cơ bị bỏng nhà bếp

  • Sau khi hoàn tất nấu ăn, mẹ nên để cán nồi, chảo quay vào phía trong bếp.

  • Không để các dụng cụ đang đựng nước nóng trong tầm tay của trẻ hoặc ngay trên đường đi lại của trẻ.

  • Không nên pha sữa quá nóng cho trẻ uống.

  • Các món súp, canh nóng nên để ở giữa bàn ăn.

  • Sử dụng các bình đựng nước sôi an toàn, vỏ phích nước sôi đựng băng nhựa và để trong hộp gỗ hoặc xa tầm tay của trẻ.

Phòng tránh nguy cơ bị bỏng nhà tắm

  • Trước khi tắm cho trẻ, cần kiểm tra nhiệt độ của nước rồi sau đó mới cho trẻ tắm.

  • Tuyệt đối không nên cho trẻ 1 tuổi tắm một mình vì rất dễ trẻ sẽ nghịch phá không an toàn.

Phòng tránh các nguy cơ bị bỏng nước sôi ngay tại nhà bố mẹ nên biết (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trên đây là toàn bộ thông tin về trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi mà Monkey đã tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng bài viết trên đã giúp bố mẹ có đủ kiến thức và kỹ năng chăm sóc khi trẻ bị bỏng nước sôi. Đừng quên theo dõi Monkey để biết thêm nhiều kiến thức mới lạ góp phần vào việc nuôi dạy trẻ tốt hơn, hiệu quả hơn.

What to Do If Your Child Is Burned by Hot Water - Ngày truy cập 16/07/2022

https://youaremom.com/health/burned-by-hot-water/ 

What Should I Do If My Child Has Been Burned with Boiling Water? - Ngày truy cập 16/07/2022

https://youaremom.com/health/burned-with-boiling-water/ 

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!