Hướng dẫn 7 cách điều trị cho trẻ 4 tháng tuổi bị cảm cúm
Kỹ năng sống

Hướng dẫn 7 cách điều trị cho trẻ 4 tháng tuổi bị cảm cúm

Hồng Nhung
Hồng Nhung

23/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ em có nguy cơ nhiễm virus cảm cúm cao hơn các đối tượng khác, đặc biệt là trẻ 4 sơ sinh tháng tuổi. Trẻ trong thời điểm này chưa được tiêm vaccine cúm vì vậy cần chăm sóc và phòng chống nguy cơ lây nhiễm ở trẻ. Vậy trẻ 4 tháng tuổi bị cảm cúm cần được chăm sóc như thế nào? Hãy cùng Monkey tìm hiểu 7 cách điều trị cho trẻ 4 tháng tuổi trong bài viết dưới đây.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Cảm cúm ở trẻ là gì? Phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ

Để nhận biết được các dấu hiệu khi trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi bị cảm cúm, phụ huynh cần biết được cảm cúm ở trẻ là gì? Dưới đây là khái niệm cảm cúm ở trẻ chi tiết:

Khái niệm về bệnh cảm cúm ở trẻ

Cúm là một loại bệnh được gây ra bởi một loại virus cúm. Bệnh cảm cúm còn được gọi là loại bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp ở con người. Biểu hiện của bệnh là sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ở người, ho thường nặng và kéo dài hoặc có kèm theo các triệu chứng ở đường tiêu hoá, đặc biệt thường xuất hiện ở trẻ em.

Thông thường, bệnh cảm cúm sẽ diễn biến nhẹ và thời gian hồi phục trong vòng từ 2 đến 7 ngày. Đối với những người mắc các bệnh mãn tính về tim phổi, thận, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn. Thậm chí có thể gây ra những biến chứng do cảm cúm như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Virus cúm có tên tiếng Anh là Influenza virus thuộc nhóm Orthomyxoviridae. Hiện nay, các chuyên gia y tế chia loại virus này thành 3 tuýp là A, B và C. những tuýp virus này có thể biến đổi và tạo thành những kháng nguyên mới có nguy cơ gây đại dịch cúm cho toàn cầu.

Phân biệt cảm cúm với cảm lạnh ở trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi như thế nào? (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Cảm lạnh và cảm cúm cũng là bệnh do đường hô hấp nhưng mỗi loại bệnh lại do các virus khác nhau gây bệnh. Mặc dù những biểu hiện và triệu chứng của hai loại bệnh này tương tự nhau và rất khó phân biệt khi chỉ quan sát các biểu hiện bên ngoài.

Nhưng nhìn chung, các triệu chứng của cảm cúm lại nặng hơn bệnh cảm lạnh thông thường và có nhiều triệu chứng hiếm gặp nghiêm trọng hơn. Cảm lạnh sẽ có những triệu chứng tương tự như cảm cúm nhưng biểu hiện nhẹ hơn.

Các triệu chứng mà cảm cúm xuất hiện thì trong cảm lạnh cũng tương tự. Nhiều trường hợp, các triệu chứng của cảm lạnh xuất hiện với tình trạng nặng nên phụ huynh khó phân biệt được trẻ đang bị cảm cúm hay cảm lạnh. Sử dụng các xét nghiệm đặc biệt về virus sẽ thực hiện vào vài ngày đầu tiên của bệnh để phân biệt được bệnh đó là cảm cúm hay cảm lạnh.

Thông thường, triệu chứng của cảm lạnh nhẹ và không kéo dài, thời gian gây bệnh chỉ nằm trong khoảng 7 - 10 ngày. Những triệu chứng của bệnh cảm lạnh sẽ còn tiếp diễn đến 2 tuần sau đó. Các triệu chứng của cảm cúm đến nhanh hơn và nghiêm trọng hơn nếu không được kịp thời chăm sóc. Thời gian gây bệnh thậm chí kéo dài đến hơn 2 tuần.

Dấu hiệu phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh

Triệu chứng

Cảm cúm

Cảm lạnh

Sốt 

Sốt cao (38.5 độ C ở trẻ sơ sinh và 39 - 40 độ C ở trẻ lớn và người lớn)

ít gặp

Đau đầu

Thường gặp

Hiếm gặp

Đau cơ

Thông thường đau cơ cả người.

Đau nhẹ, nhức mỏi người.

Thời gian khỏi bệnh

Cúm có thể lâu khỏi, có thể khỏi 2 - 7 ngày nếu có triệu chứng nhẹ. Triệu chứng nặng thời gian khỏi bệnh sẽ kéo dài khoảng 3 tuần.

Cảm lạnh có triệu chứng nhẹ, được chăm sóc tốt sẽ khỏi trong một vài ngày.

Mệt mỏi nhiều

Thường gặp

Ít gặp trường hợp người bệnh bị mệt mỏi nhiều do cảm lạnh.

Nghẹt mũi, sổ mũi

Xuất hiện các dịch đờm lỏng sau đó đặc lại và có nguy cơ chuyển sang vàng hoặc xanh nếu không được chữa trị đúng cách.

Thường gặp nhưng có trường hợp nghẹt mũi nhưng không tiết chất dịch nhầy ra, gây khô khoang mũi.

Hắt hơi liên tục

Đôi khi ho kèm theo triệu chứng hắt hơi.

Thường gặp

Đau họng, có đờm trong họng

Thường xuất hiện nhiều đờm bên trong cổ họng.

Thường gặp

Ho hoặc khó thở, tức ngực

Triệu chứng trung bình đến nặng.

Triệu chứng ho khá nhẹ, tức ngực, khó thở hiếm xuất hiện.

Nôn mửa, tiêu chảy liên tục

Thường xuất hiện.

Hiếm gặp.

Những biểu hiện ở trẻ khi bị cảm cúm và cảm lạnh khác nhau như thế nào? (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trẻ 4 tháng tuổi bị cảm cúm có những biểu hiện như thế nào?

Dấu hiệu khi trẻ bị cảm cúm là những triệu chứng mà cơ thể phát ra nhằm ức chế virus gây bệnh cảm cúm. Hệ thống miễn dịch cần một khoảng thời gian để chinh phục lại bệnh cảm cúm. Tuy nhiên, trẻ 4 tháng tuổi đang nằm trong quá trình cung cấp hệ miễn dịch trực tiếp từ mẹ. Do vậy mà tuỳ thuộc vào sức đề kháng của trẻ đang có mà thời gian bị bệnh có kéo dài hay không.

Các triệu chứng của bệnh cúm có thể xuất hiện khi virus xâm nhập vào cơ thể 1 - 2 ngày sau đó. Do vậy bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết được trẻ 4 tháng tuổi bị cảm cúm hay không. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp, ít gặp và biến chứng khi bị cảm cúm.

Những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Khi bị nhiễm bệnh, trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi sẽ có các biểu hiện như sau:

  • Nghẹt mũi, sổ mũi, trong mũi xuất hiện dịch nhầy có màu đục và khá lỏng. Sau đó dịch nhầy sẽ chuyển sang màu vàng hoặc xanh và đặc sệt lại. 

  • Sốt nhẹ khoảng 37.8 độ C.

  • Ho nhiều, liên tục.

  • Nôn mửa liên tục.

  • Đau họng và có đờm trong họng.

  • Trẻ quấy khóc do khó chịu, cơ thể mệt đột ngột.

  • Cơ thể sốt và xuất hiện các nốt ban đỏ khắp người hoặc một vài vùng trên cơ thể.

Những biểu hiện, triệu chứng nhẹ khi trẻ 4 tháng tuổi bị cảm cúm bố mẹ nên biết (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Các triệu chứng ít gặp ở trẻ khi bị cúm mà bố mẹ hết sức cẩn trọng

Bệnh cúm là một căn bệnh lành tính, nếu được chăm sóc tốt trẻ sơ sinh sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Nhưng điều quan trọng là bố mẹ có phát hiện ra bệnh cảm cúm ở trẻ và chữa trị kịp thời hay không. Nếu không những triệu chứng dưới đây khi xuất hiện, bố mẹ cần đưa đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

  • Tiểu ít  do trẻ thiếu nước dẫn đến kiệt sức trầm trọng.

  • Sốt cao gần 39 độ C trong ngày.

  • Sốt trên 38.3 độ C trong liên tiếp 3 ngày trở lên.

  • Bị đau tai.

  • Mắt xuất hiện màu đỏ hoặc vàng, có nhiều rỉ mắt.

  • Ho liên tục và có thể ho ra máu.

  • Nước mũi từ màu trong và lỏng chuyển sang nước mũi đặc có màu xanh lá hoặc vàng.

  • Các ngón tay, ngón chân, miệng bị tím tái.

Đọc thêm:  Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm

Biến chứng do cảm cúm gây ra nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách

  • Hen suyễn: trẻ có thể bị thở khò khè, các triệu chứng giống với hen suyễn do cảm cúm. trẻ bị hen suyễn bẩm sinh kèm cảm cúm khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

  • Viêm nhiễm trùng tai hay còn gọi là viêm tai giữa: khoảng 5 - 15% trẻ bị cảm cúm có phát triển bệnh viêm nhiễm trùng tai. Lúc này, virus cúm gây xâm nhập đến không gian phía sau màng nhĩ gây nhiễm trùng bên trong màng nhĩ.

  • Bệnh viêm xoang: Viêm xoang được hình thành khi bệnh cảm cúm thông thường không được chữa trị dứt khoát.

  • Các bệnh nhiễm trùng thứ cấp: Bệnh viêm họng do Streptococcus, viêm phổi, viêm phế quản và thanh quản.

Những biến chứng nguy hiểm thường hoặc hiếm gặp ở trẻ sơ sinh do bệnh cảm cúm gây ra (Nguồn: Sưu tầm Internet)

7 cách điều trị cho trẻ 4 tháng tuổi bị cảm cúm

Không thể tránh khỏi bệnh cảm cúm khỏi trẻ sơ sinh, do vậy bố mẹ hãy luôn trau dồi kiến thức và phương pháp chữa trị cảm cúm hiệu quả. Có như vậy mới có thể chăm sóc cho trẻ kịp thời được. Dưới đây là 7 cách điều trị hiệu quả cho trẻ 4 tháng tuổi bị cảm cúm:

Giữ ấm cho trẻ

Thông thường, virus cúm chỉ hoạt động và sinh sản mạnh mẽ trong môi trường nhiệt độ thấp và ẩm. Và hơn hết virus cúm không sống ở môi trường nhiệt độ cao, chúng chết ở môi trường có nhiệt độ là 56 độ C.

Khí hậu thời tiết tại Việt Nam là thời tiết nhiệt đới gió mùa, vì vậy có nhiều khoảng thời gian trong năm có thời tiết lạnh và hanh khô. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm hoành hành. Cùng với đó, hệ miễn dịch của trẻ còn khá non nớt và chưa được hình thành. Việc xâm nhập của bệnh cúm ở trẻ diễn ra rất dễ dàng.

Khi trẻ bị cảm cúm, bố mẹ nên giữ ấm cho trẻ, ngăn chặn sự phát triển và phá hoại của virus gây cúm. Bố mẹ có thể tạo môi trường ấm cho trẻ để trẻ có thể dễ ngủ và dễ thở. Ngoài ra, trong quá trình bé đang bị bệnh, bố mẹ không nên cho trẻ đi ra ngoài để tránh nhiễm thêm các loại virus gây bệnh khác.

Đối với trẻ 4 tháng tuổi, bố mẹ có thể cho trẻ uống một ít nước ấm để giảm các triệu chứng cảm cúm. Nước ấm đi vào cơ thể sẽ giúp giảm chất nhầy bên trong niêm mạc và giảm xung huyết. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa những tình trạng bệnh khác như nhức mỏi, đau đầu do mất nước.

Giữ ấm cho trẻ khi khí hậu lạnh và ẩm mốc để tránh sự lây nhiễm chéo virus cúm (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Làm sạch dịch mũi

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi chưa nhận thức được sự việc, do đó khi trẻ bị cảm cúm, trẻ không thể nào tự hỉ mũi được. Bố mẹ cần tiến hành làm sạch dịch mũi cho trẻ giúp lưu thông không khí ở trẻ hơn.

Dụng cụ xịt rửa và hút mũi y tế giúp bố mẹ thực hiện việc làm sạch mũi hơn trong giai đoạn trẻ bị cảm cúm. Mẹ có thể thực hiện trước khi cho bé bú khoảng 15 phút để giúp bé dễ bú hơn. 

Làm sạch dịch mũi ở trẻ giúp quá trình chữa trị bệnh cảm cúm ở nhà hiệu quả và nhanh khỏi hơn (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Vệ sinh cơ thể cho bé

Cơ thể trẻ khi bị cảm cúm luôn trong tình trạng mệt mỏi, chứa nhiều virus gây cúm. Do vậy bố mẹ hãy thường xuyên vệ sinh cơ thể để trẻ cảm thấy thoải mái hơn và loại bỏ đi các virus còn bám bên ngoài cơ thể trẻ.

Thường xuyên vệ sinh cơ thể bé khi bị cảm cúm giúp giảm thiểu khả năng lây nhiễm chéo virus cúm ở trẻ và người thân trong gia đình. Mẹ nên sử dụng nước ấm để vệ sinh cho trẻ, ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng gừng pha vào nước để tắm cho trẻ.

Không nên cho trẻ tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ dễ khiến trẻ bị bỏng hoặc bệnh cảm cúm có tình trạng nặng hơn. Mẹ hãy kiểm tra nước ấm bằng cách dùng cùi trỏ đưa vào nước ấm xem nhiệt độ đã thích hợp chưa rồi sau đó mới đưa trẻ vào tắm.

Lưu ý: mẹ nên cho trẻ tắm trong phòng kín hoặc có thể tại phòng ngủ của trẻ để tránh trường hợp gió lùa vào khiến cơ thể trẻ dễ bị cảm cúm nặng hơn.

Duy trì độ ẩm cho trẻ

Độ ẩm thích hợp cũng là môi trường sống cho virus cúm. Khi trẻ 4 tháng tuổi bị cảm cúm, triệu chứng sổ mũi sẽ diễn ra liên tục khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu. Nếu thời tiết hanh khô sẽ khiến cho chất dịch nhầy bên trong mũi bị đông đặc và cứng lại, khiến cho trẻ khó thở hơn nữa.

Mẹ có thể duy trì độ ẩm phù hợp giúp trẻ dễ thở và dễ ngủ hơn bằng cách sử dụng máy tạo ẩm không khí. Với máy phun sương tạo độ ẩm, mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra và vệ sinh để tránh trường hợp máy bị ẩm mốc và phun ra hơi độc cho trẻ.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Dinh dưỡng thiết yếu bổ sung để tạo hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của virus. Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi nằm trong giai đoạn hệ miễn dịch còn yếu do vậy mà trẻ cần được chăm sóc đặc biệt trong thời điểm này.

Cho trẻ bú sữa mẹ là cách tốt nhất để chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi tại nhà. Sữa mẹ chứa các dưỡng chất thiết yếu và hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của virus gây bệnh. Ngoài ra, trong quá trình bị cảm cúm, các triệu chứng khiến cho trẻ dễ rơi vào trạng thái mất nước trầm trọng. Sữa mẹ chính là nguồn nước được cung cấp kịp thời giúp trẻ không bị mất nước và gây kiệt sức ở trẻ. 

Nguồn dinh dưỡng chủ yếu mà trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi hấp thu là sữa mẹ (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Dùng dầu chữa cảm có nên hay không?

Trong dầu gió có chứa các dược liệu và nhiều loại tinh dầu bay hơi như bạc hà, tinh dầu chương não,... có tác dụng xoa bóp tại chỗ đau hoặc thông mũi bị ngạt. Nhưng da của trẻ sơ sinh rất mỏng và hệ hô hấp chưa hoàn thiện. Khi trẻ hít phải tinh chất menthol, camphor sẽ khiến cho đường hô hấp gây suy hô hấp.

Dầu gió cho trẻ sơ sinh chưa các hợp chất như methyl salicylate khi bôi lên da trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi sẽ khiến cho trẻ:

  • Cảm giác nóng và gây rộp da.

  • Gây xung huyết cho da.

  • Làm tăng tuyến mồ hôi và thân nhiệt bị hạ thấp nhiều.

  • Ức chế khả năng hô hấp cho trẻ sơ sinh.

  • Nếu sử dụng lên mũi trẻ sẽ khiến rách màng nhầy mũi, họng.

  • Menthol có tác dụng phụ là ức chế cơ trơn hô hấp và tuần hoàn ở trẻ.

Do vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi không được sử dụng dầu nóng để chữa cảm cúm. Điều này nhằm ngăn chặn những trường hợp nguy hiểm do dầu gió mang lại.

Ngoài ra, độ tuổi nhỏ nhất được quy định được phép sử dụng tinh dầu là 3 tháng tuổi. Do vậy mà bố mẹ có thể sử dụng máy xông tinh dầu và cho một chút tinh dầu vào cho trẻ dễ thở hơn. Nhưng không nên sử dụng tinh dầu có chứa methyl salicylate và menthol. Nồng độ cho phép trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi sử dụng tinh dầu là không được vượt quá 2%.

Mặc dù được sử dụng các loại tinh dầu để giúp điều trị trẻ trong quá trình bị cảm cúm. Nhưng bố mẹ cũng nên luôn luôn quan sát và cẩn thận khi cho trẻ sử dụng tinh dầu. Nếu có bất cứ dấu hiệu xấu xảy ra, bố mẹ cần nhanh chóng ngưng sử dụng và đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.

Cho bé nghỉ ngơi nhiều

Bé 4 tháng tuổi cần được ngủ khoảng 14 - 15 tiếng mỗi ngày và khi bị cảm cúm, các triệu chứng xuất hiện và khiến trẻ khó chịu không thể nghỉ ngơi được. Nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn, không phải khó chịu khi các triệu chứng xuất hiện.

Đối với trẻ 4 tháng tuổi, mẹ có thể dùng khăn gấp lại và kê lên đầu trẻ để trẻ dễ dàng trong việc hô hấp hơn. Nếu bé nằm trong nôi thì mẹ nên gối đầu cho trẻ và không nên kê 2 chân của nôi hoặc cũi vì không đảm bảo độ an toàn. 

Trẻ cần được nghỉ ngơi để nạp năng lượng sau khi bị các triệu chứng của cảm cúm (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Phòng ngừa nguy cơ bị cảm cúm cho trẻ 4 tháng tuổi

Virus cúm thường lây lan từ các giọt bắn từ những người nhiễm bệnh hoặc hắt hơi vào không khí. Mặc dù không có những cách phòng tránh hoàn toàn virus cúm xâm nhập vào thể trẻ sơ sinh. Nhưng bố mẹ có thể tiến hành các biện pháp hạn chế tối đa khả năng virus cúm tiếp xúc và lây nhiễm cho trẻ sơ sinh.

Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa nguy cơ lây bệnh cảm cúm cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi:

Tiêm phòng bệnh cúm cho mẹ và những người tiếp xúc với trẻ

Ngoài ra, những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ cũng cần được tiêm vaccine cúm để phòng tránh cảm cúm ở trẻ sơ sinh. Vì cơ thể trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi chưa đủ để được tiêm phòng virus cúm.

Đối với trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi, trẻ chưa được tiêm phòng và nguồn hệ miễn dịch chủ yếu được cung cấp từ sữa mẹ. Mẹ tiêm vaccine cúm có thể truyền sang cho con qua đường sữa mẹ.

Mẹ có thể tiêm phòng trong thời gian mang thai hoặc đang cho con bú. Bởi khoảng thời gian trẻ dưới 6 tháng tuổi là khoảng thời gian trẻ được cung cấp kháng thể từ sữa mẹ. Ngoài ra, thời gian kháng thể mà mẹ truyền cho con có thể lên đến 9 - 12 tháng ở trẻ sơ sinh.

Tiêm phòng bệnh cúm cho mẹ đang mang thai hoặc cho con bú có thể bảo vệ trẻ khỏi virus cúm (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Vệ sinh thân thể và xung quanh nhà 

  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ, vệ sinh bằng nước ấm, có thể sử dụng thêm xà phòng dành cho trẻ sơ sinh để diệt vi khuẩn tốt hơn. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình cũng nên thường xuyên khử khuẩn trước khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh.

  • Các thành viên trong gia đình cần rửa tay trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế tối thiểu sự xâm nhập của vi khuẩn. 

  • Thường xuyên vệ sinh xung quanh nhà, các vật dụng và bề mặt trong gia đình. Tránh để các virus bám trụ vào vật dụng, bề mặt và xâm nhập vào cơ thể trẻ. Nên làm sạch đồ chơi của bé và núm vú giả thường xuyên.

  • Khi đưa trẻ ra ngoài, cần tránh gió và ủ ấm cho trẻ nhưng lưu ý không nên bọc trẻ kín hoặc dùng áo mưa để bọc kín. Tránh tình trạng trẻ bị khó thở và thiếu không khí.

  • Khi cuối thu hoặc mùa đông đến, bố mẹ cần thường xuyên mặc đồ cho trẻ đủ ấm, đi tất chân tất tay cho trẻ. 

  • Không nên đắp quá nhiều chăn hoặc mặc quá nhiều quần áo khiến cơ thể trẻ bị toát mồ hôi, lúc này cơ thể sẽ bị bệnh dễ dàng hơn.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh cảm cúm

Khi người bị bệnh hoặc có nguy cơ bị cảm cúm, không nên tiếp xúc với trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi. Người tiếp xúc với người bị cảm cúm nên rửa tay, khử khuẩn trước khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh.

Trường hợp mẹ của bé bị bệnh cảm cúm cần có những biện pháp phòng tránh và tiếp xúc chăm sóc trẻ phù hợp:

  • Luôn vệ sinh, khử trùng cá nhân trước khi chăm sóc trẻ.

  • Luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ.

  • Tránh đưa tay lên miệng, mắt và mũi của bé sơ sinh.

  • Khi mẹ muốn bế bé, mẹ nên trải một tấm chăn lên người mẹ và đặt bé lên để bồng trẻ bú hoặc chăm sóc.

  • Trước khi cho bé bú, mẹ cần vệ sinh, khử trùng vú để tránh vi khuẩn xâm nhập vào trẻ qua đường miệng. Mẹ nên sử dụng xà phòng rửa xung quanh và rửa sạch bằng nước ấm, lưu ý mẹ nên rửa cho sạch để tránh việc xà phòng rơi vào miệng bé khi bú sữa mẹ.

  • Khi mẹ bị cảm cúm, mẹ có thể hoàn toàn cho trẻ bú sữa vì virus, vi khuẩn không xâm nhập vào nguồn sữa mẹ được. Nếu mẹ sợ về rủi ro trẻ bị nhiễm bệnh hoặc tình trạng bệnh cảm cúm nặng không thể cho bé bú, mẹ hãy vắt sữa mẹ và nhờ người khác cho bé bú.

  • Sau khi mẹ khỏi bệnh cảm cúm, mẹ nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi khoảng 5 ngày sau đó.

Hạn chế tiếp xúc với trẻ khi người mắc bệnh hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh cảm cúm (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin chi tiết cho phụ huynh về trẻ 4 tháng tuổi bị cảm cúm mà Monkey chia sẻ. Qua bài viết trên, hy vọng bố mẹ có con nhỏ 4 tháng tuổi có thể áp dụng những phương pháp chăm sóc và chữa trị cảm cúm hiệu quả cho trẻ tại nhà. Đừng quên theo dõi Monkey để được cập nhật nhiều kiến thức mới về nuôi dạy trẻ, kiến thức chăm sóc và chữa trị khi trẻ bị các bệnh thông thường tại nhà.

What's the difference between a cold and the flu? - Ngày truy cập 04/08/2022

https://www.health.qld.gov.au/news-events/news/difference-between-cold-flu-virus 

Tips for treating the Flu - Ngày truy cập 04/08/2022

https://kidshealth.org/en/parents/tips-take-care.html 

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online