zalo
Cần làm gì khi bé bị bỏng sữa: Bí kíp chăm con cho mẹ
Kỹ năng sống

Cần làm gì khi bé bị bỏng sữa: Bí kíp chăm con cho mẹ

Hồng Nhung
Hồng Nhung

15/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trong quá trình chăm sóc bé nhiều cha mẹ vô tình khiến bé bị bỏng sữa do cho bé uống sữa nóng hay để sữa đang nóng đổ vào người trẻ. Trong tình huống như vậy cha mẹ cần xử lý như thế nào để giảm thiểu thiệt hại cũng như chăm sóc bé như thế nào để bé nhanh khỏi. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Monkey để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn nhé.

Các mức độ tổn thương bị bé bị bỏng sữa

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng mà bỏng được chia ra làm 3 cấp độ khác nhau.

  • Bỏng độ một: Vết bỏng chỉ ảnh hưởng tới lớp ngoài cùng của da. Bé có thể cảm thấy đau rát cũng như bị đỏ và sưng ở khu vực bị bỏng

  • Bỏng độ hai: Trường hợp này thường đau hơn vì cả lớp ngoài cùng và lớp dưới của da đều bị tổn thương. Bề mặt da xuất hiện vết phồng rộp, và vùng da xung quanh đỏ và sưng.

  • Bỏng độ ba: Bỏng cấp độ này ảnh hưởng đến các mô sâu nhất của da. Khi này, vùng da sẽ đổi màu trắng hoặc đen. Khu vực bị bỏng này sẽ mất cảm giác đau do hệ thần kinh đã bị phá hủy. 

3 cấp độ bỏng khi bé bị bỏng sữa. (Ảnh: Nguồn Internet)

Cách xử lý khi bé bị bỏng sữa

Khi phát hiện bé bị bỏng sữa cần có những biện pháp xử lý ngay kịp thời để hạn chế tổn thương tối đa cho bé.

Cách xử lý bé bị bỏng lưỡi do uống sữa

Trong thường, trẻ bị bỏng miệng, lưỡi do uống sữa không quá nguy hiểm. Tuy nhiên cũng cần thật sự lưu ý để giảm những nguy cơ tăng nặng trong trường hợp sữa quá nóng và gây ảnh hưởng đến họng của trẻ.

Khi bị bỏng, bé sẽ đau đớn và khóc nhiều, trên môi và lưỡi sẽ xuất hiện các vết màu đỏ, nặng hơn nữa có các nốt phồng rộp. Cha mẹ có thể xử lý tình trạng bé bị bỏng môi lưỡi như sau:

  • Dừng ngay việc cho bé uống sữa và cho bé ngậm và uống nước mát để làm dịu cơn đau

  • Sử dụng đá bào hay kem que cho bé ngậm để hạ nhiệt. Lưu ý phương pháp này chỉ áp dụng cho bé trên 2 tuổi.

  • Cho bé ngậm đường, đường sẽ tan chảy từ từ và làm dịu vết bỏng

  • Cho bé ăn sữa chua lạnh để giảm triệu chứng nóng rát

  • Cho bé uống acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) để giảm đau và viêm.

  • Khi bé bị bỏng độ 2, 3 thì cho bé đi bệnh viện ngay lập tức

Dừng ngay việc cho bé uống sữa và xử lý nhanh chóng. (Ảnh: Nguồn Internet)

Cách xử lý khi bé bị bỏng sữa do sữa đổ vào người

Trong một số trường hợp, cha mẹ không cẩn thận làm đổ sữa vào người bé hoặc bé nghịch ngợm tự làm đổ sữa vào người, cha mẹ cần thực hiện các bước sau đây để có thể hạn chế tổn thương cho bé:

  • Lập tức cởi quần áo bị dính ướt do sữa và đem trẻ đi ngâm nước mát hoặc để khu vực bị bỏng dưới vòi nước đang chảy để hạ nhiệt trong khoảng 15-20p

  • Đối với trẻ bị bỏng độ 1 có thể sử dụng gel nha đam để bôi lên vết bỏng giúp làm mát vết thương

  • Đối với các trường hợp bị nhẹ có thể chăm sóc bé tại nhà nhưng bỏng từ độ 2 trở lên cần đem trẻ ngay tới bệnh viện để chữa trị kịp thời

Cho vết thương dưới vòi nước đang chảy để hạ nhiệt. (Ảnh: Nguồn Internet)

Xem thêm: Trẻ bị bỏng bôi mỡ trăn có được không? Nguy hiểm khi dùng mẹo dân gian

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bỏng sữa

Chăm sóc bé bị bỏng sữa cần lưu ý một số thông tin sau để đảm bảo an toàn cho bé, giúp bé nhanh lành và hạn chế các nguy cơ bị để lại sẹo.

  • Không tự ý bôi bất kỳ thuốc gì lên vết bỏng hay sử dụng mẹo dân gian để tự chữa như bôi kem đánh răng, mỡ trăn, nước mắm,...để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng vết bỏng

  • Nếu xuất hiện các vết rộp bỏng tuyệt đối không tự ý làm vỡ vết bỏng, dặn bé không cắn vỡ nốt phồng rộp hay chọc vào vết rộp để tránh gây nguy cơ nhiễm trùng, viêm loét. 

  • Với trường hợp trẻ bị bỏng độ  trở lên, thường xuyên sát khuẩn vết bỏng, quan sát xem có bị biến chứng nặng hay không để xử lý kịp thời.

  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát để tránh chạm vào vết bỏng gây đau và khó lành

  • Cho trẻ ăn các loại đồ ăn có tính mát như sữa chua, cà rốt, rau xanh, bổ sung thêm các loại trái cây và uống nhiều nước để trẻ nhanh lành. Có thể chia thành nhiều bữa nhỏ và nấu mềm để trẻ dễ ăn. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ 4 nhóm chất: đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất để trẻ nhanh hồi phục.

  • Kiêng ăn các loại đồ cứng, đồ ăn có vị cay nóng, hạn chế ăn đường và sử dụng các loại đồ ăn nước uống có chứa cafein để hạn chế nguy cơ gây kích ứng ở trẻ. Kiêng cho trẻ ăn các loại thực phẩm như trứng, thịt gà, thịt bò, xôi nếp, rau muống,...để hạn chế nguy cơ hình thành sẹo lồi, sẹo xấu.

  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc bởi chúng có nguy cơ gây hại cho trẻ, chỉ sử dụng thuốc bôi và uống theo chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp bé nhanh chóng hồi phục. (Ảnh: Nguồn Internet)

Phòng ngừa nguy cơ bị bỏng sữa ở trẻ

Hạn chế nguy cơ bị bỏng sữa ở trẻ nhỏ giúp bảo vệ trẻ lớn lên khỏe mạnh, an toàn. Cha mẹ cần phòng ngừa nguy cơ bị bỏng sửa ở trẻ bằng các biện pháp như sau:

  • Thử độ nóng của sữa trước khi cho trẻ uống để tránh làm bỏng lưỡi hay cổ họng

  • Cẩn thận khi cho trẻ uống sữa tránh để đổ sữa vào người

  • Khi mới pha sữa xong cần đặt xa tầm với của trẻ em tránh để trẻ với được

  • Đặt máy pha sữa xa tầm tay của trẻ, tránh nguy cơ bé nghịch ngợm làm đổ vào người

Đề phòng nguy cơ bé bị bỏng sữa bằng cách quan sát và chăm sóc bé một cách cẩn thận. Xử lý nhanh khi bé bị bỏng để hạn chế tác hại cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hy vọng với bài viết trên, Monkey đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích giúp cha mẹ có thêm nhiều kỹ năng chăm sóc trẻ tốt hơn.

Hot milk burns in children: a crucial issue among 764 scaldings- Ngày truy cập: 13/7/2022

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22090327/

Burns and scalds- Ngày truy cập: 13/7/2022

https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/injuries/skin-injuries/burns-and-scalds

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!