Khái niệm bazơ là gì? Bazơ có những tính chất hóa học và vật lý như thế nào và chúng có ứng dụng gì trong cuộc sống? Bài viết tổng hợp dưới đây của Monkey sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Khái niệm bazơ là gì? Công thức hóa học của bazơ
“Bazơ là hợp chất hóa học mà trong đó gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH)”. (Sách giáo khoa Hóa học 8, NXB giáo dục Việt Nam).
Một số bazơ thường gặp là NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2… bazo gồm những chất gì? trong đó thành phần phân tử của bazơ có 1 nguyên tử kim loại và 1 hay nhiều nhóm – OH.
Viết công thức hóa học của bazơ
Công thức bazơ gồm một nguyên tử kim loại (M) và một hay nhiều nhóm hidroxit – OH. Vì vậy, - OH có hóa trị I nên kim loại có hóa trị bao nhiêu thì phân tử bazơ có bấy nhiêu nhóm – OH. Như vậy, công thức hóa học (CTHH) của bazơ là: M(OH)n, trong đó: n là hóa trị của kim loại.
Ví dụ CTHH của bazơ: NaOH; Cu(OH)2; Ca(OH)2…
Cách gọi tên bazơ như thế nào?
Bazơ được gọi tên theo trình tự: Tên bazơ = Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit.
Ví dụ:
- Ca(OH)2: Canxi hidroxit
- Cu(OH)2: Đồng (II) hidroxit
- NaOH: Natri hidroxit…
Tính chất của bazơ là gì?
Phân tích về tính chất của bazơ, chúng ta sẽ đề cập đến tính chất vật lý và tính chất hóa học của chúng.
Tính chất vật lý của bazơ
Xét về tính chất vật lý, bazơ có một số tính chất nổi bật như: Có mùi, vị đắng, nhờn như xà phòng, độ PH lớn hơn 7, tồn tại ở nhiều trạng thái (rắn, bột, dung dịch)...
Tính chất hóa học của bazơ
Bazơ có những tính chất hóa học nào? Xét về tính chất hóa học, bazơ có những tính chất sau:
-
Bazơ làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh: Thực hiện một thí nghiệm nhỏ, giỏ vài giọt dung dịch natri hidroxit (NaOH) vào giấy quỳ tím. Quan sát ta sẽ dễ dàng thấy màu quỳ tím thay đổi và chuyển sang màu xanh. Thực hiện nhiều thí nghiệm với các bazơ cho kết quả tương tự.
-
Bazơ cũng làm hợp chất phenolphtalein không màu đổi sang màu đỏ.
-
Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ phương trình phản ứng hóa học thể hiện tính chất này:
- Bazơ tan và không tan có tính chất hóa học chung là đều có khả năng tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Ví dụ:
- Bazơ + dung dịch muối -> Muối mới + bazơ mới. Ví dụ:
- Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy -> Oxit + nước. Ví dụ:
Bazơ được chia thành mấy loại?
Có 2 cách phân loại bazơ: Dựa vào tính tan hoặc tính chất hóa học của chúng.
Tùy theo tính tan của bazơ, các nhà khoa học chia chúng thành 2 loại là bazơ tan và bazơ không tan trong nước (gọi là kiềm).
- Ví dụ bazơ kiềm: NaOH, KOH, Ba(OH)2…;
- Ví dụ bazơ không tan: CU(OH)2; Fe(OH)3; Mg(OH)2
Tùy theo tính chất hóa học, bazơ được chia thành 2 loại là bazơ mạnh và bazơ yếu.
- Ví dụ về bazơ mạnh: NaOH; KOH…;
- Ví dụ về bazơ yếu: Fe(OH)3; Al(OH)3…
GIÚP CON HỌC TOÁN KẾT HỢP VỚI TIẾNG ANH SIÊU TIẾT KIỆM CHỈ TRÊN MỘT APP MONKEY MATH. VỚI NỘI DUNG DẠY HỌC ĐA PHƯƠNG PHÁP GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN TƯ DUY NÃO BỘ VÀ NGÔN NGỮ TOÀN DIỆN CHỈ VỚI KHOẢNG 2K/NGÀY.
|
Cách điều chế Bazơ
Dựa vào tính chất hóa học của hợp chất này, chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp điều chế cơ bản như sau:
- Kim loại + nước → dd Bazơ + H2
- Oxit Bazơ + nước → dd Bazơ
- Điện phân dung dịch muối Clorua, bromua
- Muối + Bazơ → muối + Bazơ
Bazơ có những ứng dụng gì trong cuộc sống?
Bazơ rất quan trọng và được ứng dụng nhiều trong thực tiễn đời sống từ việc xử lý nước hồ bơi, sản xuất thuốc, xử lý vải thô… Cụ thể:
-
Công nghiệp hóa chất và dược: Bazơ được dùng để sản xuất sản phẩm chứa gốc Sodium, điển hình là thuốc Aspirin, javen... làm chất tẩy trắng hay khử trùng. Bên cạnh đó, chúng còn được ứng dụng sản xuất nước rửa bát chén nhờ khả năng thủy phân chất béo trong dầu mỡ động vật.
-
Trong phòng thí nghiệm: Bazơ là chất hóa học quan trọng dùng để nghiên cứu và học tập.
-
Trong ngành thực phẩm: Pha chế dung dịch kiềm, xử lý rau, củ quả trước khi chế biến hoặc đóng hộp.
-
Ứng dụng trong ngành công nghiệp dệt, nhuộm: Làm chết phân hủy pectins, sáp để xử lý vải thô, giúp vải dễ hấp thụ màu nhuộm và có độ bóng đẹp nhất.
-
Xử lý nước, đặc biệt là nước trong hồ bơi: Bazơ hòa tan trong nước làm tăng nồng độ PH. Ngoài ra, Bazơ cũng được dùng để trung hòa và khử cặn bẩn trong đường ống cấp nước sinh hoạt.
-
Ứng dụng trong ngành dầu khí: Bazơ cân bằng PH cho dung dịch khoan, loại bỏ sulphur và các hợp chất sulphur hay hợp chất axit có trong tinh chế dầu mỏ.
Một số bazơ quan trọng
Một số bazơ quan trọng được sử dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất công nghiệp là natri hidroxit, canxi hidroxit, kali hidroxit và đồng (II) hidroxit.
Natri hidroxit (NaOH)
Đây là bazơ có đầy đủ tính chất lý hóa của một bazơ, rất phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất giấy, tinh dầu thực vật, tơ nhân tạo, xà phòng, hóa chất xử lý nước và chế phẩm nhuộm... Natri hidroxit cũng được dùng làm thuốc thử thông dụng trong phòng thí nghiệm.
Canxi hidroxit (CaOH)2
Ca(OH) tồn tại dạng tinh thể không màu hay bột màu trắng, được gọi là vôi tôi.
Vì là một bazơ mạnh nên canxi hidroxit có đầy đủ tính chất của một bazơ như làm quỳ tím chuyển xanh, phenolphtalein chuyển đỏ, tác dụng với axit, oxit axit hay dung dịch muối. Canxi hidroxit có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời sống, điển hình như:
-
Trong xây dựng: Thành phần của nước vôi, vữa.
-
Trong công nghiệp lọc dầu: Sản xuất phụ gia cho dầu thô, xử lý nước, cải tạo độ chua của đất.
Kali hidroxit (KOH)
Kali hidroxit tồn tại ở dạng tinh thể kết tinh màu trắng, hút ẩm, tan trong nước. Bazơ này có khả năng ăn mòn thủy tinh, giấy, da... Ở thể rắn, nó có thể ăn mòn sứ.
Trong đời sống, bazơ này được sử dụng để điều chỉnh nồng độ PH có trong phân bón hóa học, sản xuất chất tẩy rửa như xà phòng, dầu gội, sản xuất dầu diesel sinh học, pin alkaline...
Đồng hidroxit CU(OH)2
Đồng hidroxit được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thủy sinh do bazơ này có khả năng tiêu diệt ký sinh bên ngoài trên cá. Ngoài ra, đồng hidroxit còn được ứng dụng làm thuốc diệt nấm, chất màu gốm.
Bài tập thực hành về bazơ
Bài tập thực hành về bazơ dưới đây được tổng hợp từ Sách giáo khoa Hóa học 8, cũng như từ nhiều nguồn khác nhau sẽ giúp bạn ôn tập lại kiến thức lý thuyết và nhớ bài lâu hơn.
Câu 1: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. HCl
B. MgCl2
C. Ca(OH)2
D. H2SO4
Câu 2: Nhiệt phân sắt (III) hiđroxit thu được sản phẩm là:
A. Fe2O3
B. FeO và H2O
C. Fe2O3 và H2O
D. Fe và H2O
Câu 3: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?
A. quỳ tím
B. dung dịch HCl
C. dung dịch BaCl2
D. dung dịch KOH
Câu 4: Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:
A. Làm quỳ tím hoá xanh
B. Làm quỳ tím hoá đỏ
C. Phản ứng được với magiê giải phóng khí hidrô
D. Không làm đổi màu quỳ tím
Câu 5: Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch KOH, dung dịch có màu xanh, nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì:
A. Màu xanh vẫn không thay đổi.
B. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn
C. Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ
D. Màu xanh đậm thêm dần
Câu 6: Cho 200ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng cho thêm một mảnh Mg dư vào sản phẩm thấy thoát ra một thể tích khí H2 (đktc) là:
A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 3,36 lít D. 6,72 lít
Câu 7: Để trung hoà 200ml hỗn hợp chứa HCl 0,3M và H2SO4 0,1M cần dùng V (ml) dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Giá trị của V là:
A. 400 ml B. 350 ml C. 300 ml D. 250 ml
Câu 8: Cho dung dịch chứa 0,9 mol NaOH vào dung dịch có chứa a mol H3PO4. Sau phản ứng chỉ thu được muối Na3PO4 và H2O. Giá trị của a là:
A. 0,3 mol B. 0,4 mol C. 0,6 mol D. 0,9 mol
Câu 9: Trung hòa 200 g dung dịch NaOH 10% bằng dung dịch HCl 3,65%. Khối lượng dung dịch HCl cần dùng là:
A. 200g B. 300g C. 400g D. 500g
Câu 10: Trung hoà hoàn toàn 200ml dung dịch KOH 0,5M bằng 200g dung dịch HCl a%. Nồng độ phần trăm của dung dịch ( a%) là:
A. 1,825% B. 3,650% C. 18,25% D. 36,50%
Câu 11: Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 17,645 g B. 16,475 g C. 17,475 g D. 18,645 g
Câu 12: Cho 200ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 300ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng cho thêm một mảnh Mg dư vào sản phẩm thấy thoát ra một thể tích khí H2 (đktc) là:
A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 3,36 lít D. 6,72 lít
Câu 13: Để trung hoà 200ml H2SO4 0,1M cần dùng V (ml) dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Giá trị của V là:
A. 400 ml B. 350 ml C. 300 ml D. 100 ml
Câu 14: Hòa tan hết m gam nhôm vào dung dịch NaOH 1M, thu được 6,72 lít khí (đktc). Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là bao nhiêu?
Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn 19,6g Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là:
Câu 16: Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch KOH 1,5M để trung hòa hết 300ml dung dịch HCl 0,5M.
Câu 17: Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,75M để trung hòa 400ml hỗn hợp dung dịch axit gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M.
Câu 18: Khi cho 500ml dung dịch NaOH 1M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 2M tạo thành muối trung hòa. Thể tích dung dịch H2SO4 2M là bao nhiêu?
Câu 19: Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch KOH 1,5M để trung hòa hết dung dịch A chứa 300ml dung dịch HCl 1,5M và dung dịch H2SO4 0,75M.
Câu 20: Hòa tan hết 4,6 gam Na vào H2O được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để phản ứng hết với dung dịch X là bao nhiêu?
Hy vọng với những thông tin về bazơ là gì trên đây đã giúp các bạn học sinh tổng hợp lại kiến thức và ôn tập hiệu quả hơn. Các bạn đừng quên truy cập website của Monkey thường xuyên để tìm kiếm thêm nhiều kiến thức môn học thú vị khác nữa nhé!