zalo
Công thức tính đường kính hình tròn & mẹo làm bài tập hiệu quả
Kiến thức cơ bản

Công thức tính đường kính hình tròn & mẹo làm bài tập hiệu quả

Tác giả: Hoàng Hà

Ngày cập nhật: 16/04/2025

Mục lục bài viết

Công thức tính đường kính hình tròn là dạng toán các em sẽ thường gặp liên quan tới hình học. Vậy nên, để hiểu thế nào là đường kính, công thức và cách tính chính xác thì nội dung bài viết sau đây Monkey sẽ phân tích chi tiết.

Đường kính của hình tròn là gì?

Đường kính hình tròn được biết đến là đoạn thẳng đi qua tâm và cắt đường tròn tại hai điểm trên hình tròn. Vậy, hình tròn có đường kính ký hiệu là gì? Đường kính hình tròn có kí hiệu là r.

Đặc điểm của hình tròn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trong đó, đường kính có tính chất như sau:

  • Đường kính là trường hợp đặc biệt của dây cung đi qua tâm.

  • Đường kính là đoạn thẳng dài nhất đi qua hình tròn, chúng chia hình tròn thành 2 nửa bằng nhau.

  • Độ dài đường kính bằng 2 lần bán kính của hình tròn.

Công thức tính đường kính hình tròn

Đối với đường kính của hình tròn sẽ có nhiều công thức tính khác nhau. Cụ thể:

Khi biết bán kính hình tròn:

D = 2 x r

Khi biết chu vi hình tròn:

D = C : π

Khi biết diện tích hình tròn:

D = 2 x (√S : √ π)

Trong đó:

  • D là đường kính hình tròn

  • R là bán kính hình tròn

  • C là chu vi hình tròn

  • S hoặc A là diện tích hình tròn

Cách tính đường kính hình tròn

Để có thể tính được chính xác đường kính của một hình tròn cụ thể, dưới đây là một số cách tính dựa theo dữ liệu đã cho:

Tính đường kính dựa trên bán kính, chu vi hoặc diện tích

Trường hợp 1, nếu biết dữ kiện của bán kính, chỉ cần áp dụng công thức D = 2 x R là được. Như tính chất đường kính gấp 2 lần bán kính.

Tính đường kính dựa vào bán kính. (Ảnh: WikiHow)

Ví dụ: Ta có hình tròn tâm C, biết r = 3cm. Lúc này, đường kính hình tròn sẽ bằng 3 x 2 = 6cm.

Trường hợp 2, nếu biết chu vi đường tròn, sẽ áp dụng công thức D = C : π để tính toán. Trong đó, giá trị của số π xấp xỉ bằng 3.14.

Tính đường kính dựa vào chu vi. (Ảnh: WikiHow)

Ví dụ: Cho hình tròn tâm C, với chu vi C = 10cm. Lúc này, áp dụng công thức trên ta tính được D = 10/ π = 3.18cm.

Trường hợp 3, nếu biết diện tích hình tròn, chỉ cần áp dụng công thức D = 2 x (√S : √ π) để tìm được D, đây là công thức suy ra từ công thức tính diện tích của hình tròn S = πr2.

Tính đường kính dựa vào diện tích. (Ảnh: WikiHow)

Ví dụ: Cho hình tròn tâm C với diện tích cho trước là 25cm. Khi áp dụng công thức trên ta được  D = 2 x (√25 : √ π) = 5.64cm.

Tính đường kính dựa trên hình vẽ

Với bài toán này, các em sẽ thực hiện theo quy trình sau đây:

Bước 1: Sẽ vẽ một đường thẳng nằm ngang cắt hình tròn thành 2 nửa bằng nhau, cắt 2 điểm thuộc đường tròn. Chú ý, dùng thước để vẽ thẳng.

Bước 2: Đặt tên 2 điểm của đường kính đã tạo là A và B.

Bước 3: Dùng compa vẽ 2 đường tròn khác cắt đường tròn cũ. Một hình sẽ dùng A làm tâm, hình còn lại dùng B làm tâm. Hãy đảm bảo hai hình tròn này chắt nhau theo dạng biểu đồ Venn.

Bước 4: Tiếp tục vẽ đường thẳng mà hai hình tròn A và B cắt nhau. Đường thằng này chính là đường kính của kính tròn mà bạn đang tìm kiếm.

Bước 5: Để đo độ dài của đường kính đó, có thể dùng thước hoặc dùng compa kỹ thuật số sẽ chính xác hơn.

Tính đường kính hình tròn để làm gì?

Trong kiến thức về hình tròn, khi biết được đường kính sẽ giúp tính toán và giải được các bài toán liên quan từ cơ bản đến nâng cao từ tính diện tích hình tròn, chu vi hình tròn, bán kính,… Cho đến việc áp dụng vào những bài toán phức tạp có sự đan xen của hình tròn, hình tam giác, hình vuông,…

Như các kiến thức trên, ta có thể thấy từ công thức tính đường kính của hình tròn, các em có thể suy luận ra nhiều công thức khác nhau để giải quyết các bài toán một cách chính xác và nhanh chóng nhất.

ĐỪNG BỎ LỠ!!

Chương trình học Toán bằng tiếng Anh, giúp phát triển tư duy một cách toàn diện nhất.

Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!

Bài tập về tính đường kính của hình tròn để bé tự luyện

Sau khi đã nắm được các kiến thức về công thức tính đường tròn, dưới đây là một số bài tập để các bé có thể luyện tập, thực hành:

Bài tập 1: Hỏi bé: "Nếu biết bán kính của hình tròn là 5 cm, làm thế nào để tính được đường kính của nó?"

Bài tập 2: Cho bé một số hình tròn với bán kính khác nhau (ví dụ: 3 cm, 7 cm, 10 cm) và yêu cầu bé tính đường kính tương ứng.

Bài tập 3: Bé sử dụng một chiếc vòng tròn vẽ trên giấy và đo bán kính của nó. Sau đó, bé tính đường kính bằng cách nào?

Bài tập 4: Cho bé một số hình tròn trong thực tế như đĩa pizza, đồng hồ, vòng tròn trên sân chơi. Bé đo bán kính và tính đường kính.

Bài tập 5: Bé tự vẽ một hình tròn trên giấy và sau đó tính bán kính và đường kính của nó.

Bài tập 6: Bé tự chọn một đồ vật có hình dạng gần như là hình tròn và đo bán kính để tính đường kính.

Bài tập 7: Bé được yêu cầu tính diện tích của hình tròn sau khi đã biết đường kính.

Bài tập 8: Cho bé một số hình tròn có diện tích khác nhau và yêu cầu bé tính đường kính.

Bài tập 9: Cho bé biết diện tích của một hình tròn là A = 25cm2. Yêu cầu bé tính đường kính của hình tròn.

Bài tập 10: Cho bé biết chu vi của một hình tròn là C = 18cm. Yêu cầu bé sử dụng công thức để tính bán kính của hình tròn.

Bài tập 11: Cho bé hai hình tròn có diện tích khác nhau (A1 = 14cm2 và à = 16cm2) và yêu cầu bé so sánh đường kính của chúng.

Bài tập 12: Bé hãy tính đường kính của bánh pizza mà gia đình đang ăn bằng cách biết diện tích của bánh và sử dụng công thức diện tích của hình tròn.

Mẹo giúp bé làm bài tập tính đường kính hình tròn hiệu quả

Để có thể giúp con nắm vững được kiến thức về hình tròn nói chung, bài tập về đường kính nói riêng thì dưới đây là một số bí quyết hữu ích mà bố mẹ có thể tham khảo cho con mình áp dụng:

Cùng bé nắm vững kiến thức cơ bản về hình tròn

Để có thể giải được các bài tập về hình tròn nói chung, đường kính nói riêng thì đòi hỏi bé phải nắm vững được những kiến thức cơ bản liên quan như: Đặc điểm, tính chất, công thức tính toán… Chỉ khi hiểu được gốc rễ mới có thể thực hành và làm bài tập chính xác.

Xây dựng nền tảng và yêu thích toán học cho bé cùng Monkey Math

Với nhiều bé, toán học là một môn học khó nhằn, đặc biệt là kiến thức về hình học càng khô khan và nhàm chán hơn. Nên nhiều học sinh thường cảm thấy khó và không thích môn học này. Một phần khiến bé không thích môn học này là khó, phần khác có thể đến từ phương pháp dạy không có sự đổi mới, không tạo được hứng thú, ngược lại còn gây áp lực lên trẻ.

Vậy nên, để giúp bé có sự hứng thú, yêu thích toán học và tạo được nền tảng vững chắc từ nhỏ thì bố mẹ có thể chọn Monkey Math để đồng hành cùng với bé. Đây là ứng dụng dạy toán tiếng Anh hàng đầu tại Việt Nam, với nội dung bài học được giảng dạy theo phương pháp tích cực, hướng đến việc:

  • Phát triển 5 năng lực Toán học theo chương trình GDPT mới & hình thành thói quen tư duy logic ngay từ nhỏ.

  • Phát triển tư duy và trí thông minh trong giai đoạn vàng của sự phát triển não bộ

  • Xây dựng nền tảng Toán học & hỗ trợ việc học trên lớp hiệu quả

  • Phát triển đồng bộ tư duy và ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh.

Để làm được điều này, đội ngũ chuyên gia tại Monkey đã không ngừng nỗ lực phân tích, nghiên cứu nội dung bài học với hơn 60 chủ đề, dựa trên 7 chuyên đề toán học chính và chia ra thành 400+ bài học thú vị, 10.000+ hoạt động tương tác và 4 cấp độ khác nhau.

Học về đường kính hình tròn và các khái niệm toán học sẽ trở nên thú vị hơn khi bé được tiếp cận qua phương pháp học mà chơi, chơi mà học cùng Monkey Math – ứng dụng học Toán tiếng Anh dành cho trẻ từ 3 - 8 tuổi.

Tải ngay Monkey Math để con học giỏi toán một cách vui vẻ và hiệu quả!

TẢI VÀ TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ NGAY HÔM NAY!

Monkey Math - Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh. (Ảnh: Monkey)

Cùng bé thực hành, luyện tập thường xuyên

Khi đã nắm chắc được kiến thức lý thuyết, bố mẹ nên cùng bé thực hành, luyện tập thường xuyên hơn. Cụ thể, bạn có thể yêu cầu con làm bài tập trong SGK, ôn tập các đề thi liên quan, tham khảo nhiều kiến thức trên internet, tham gia các hoạt động tương tác cùng Monkey Math, tổ chức các cuộc thi cho bé, trò chơi,…

Chính phương pháp này sẽ tạo được sự hứng thú hơn cho con khi học tập, cũng như bé sẽ dễ dàng ghi nhớ và áp dụng kiến thức lý thuyết trong thực hành hiệu quả hơn.

Cùng bé thực hành thường xuyên. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trên đây là những thông tin về đường kính hình tròn. Đây là kiến thức cơ bản toán về hình tròn quan trọng mà các em cần phải nắm rõ, cũng như đừng quên áp dụng những bí quyết trên để giúp việc học tập diễn ra dễ dàng, hiệu quả hơn nhé.

Thông tin trong bài viết được tổng hợp nhằm mục đích tham khảo và có thể thay đổi mà không cần báo trước. Quý khách vui lòng kiểm tra lại qua các kênh chính thức hoặc liên hệ trực tiếp với đơn vị liên quan để nắm bắt tình hình thực tế.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!