Rất nhiều chị em phụ nữ từng quan niệm “U bì buồng trứng có ảnh hưởng đến sinh sản”. Liệu thực tế có như lời đồn? Hãy cùng Monkey tìm ra câu trả lời trong bài viết này nhé!
Thế nào là u bì buồng trứng?
Buồng trứng là một cơ quan sinh dục vô cùng quan trọng ở nữ giới, nó dính vào lá sau dây chằng rộng và có hai buồng trứng ở hai bên tử cung. Buồng trứng có chức năng sản sinh ra hormone sinh dục ở nữ giới và phóng thích ra mỗi trứng một tháng để điều tiết quá trình thụ thai.
Khái niệm u bì buồng trứng
U bì buồng trứng hay còn được gọi là u quái buồng trứng, là hiện tượng các tế bào cá biệt hoá phát triển thành khối u bên trong buồng trứng. Hầu hết những u này đều là u lành tính, xác suất bị u ác tính vô cùng nhỏ.
Theo thống kê, phụ nữ trong giai đoạn từ 20 đến 35 tuổi là dễ mắc phải căn bệnh u bì buồng trứng nhất. Thực tế, bệnh lý này ảnh hưởng nhiều đến cơ thể. Nhưng cấu trúc của u bì rất phức tạp, phát triển từ mô thượng bì trong thời gian phôi thai. Do đó, nếu không được phát hiện và giải quyết kịp thời sẽ gây nguy hiểm tính mạng.
Nếu để quá lâu, u bì buồng trứng có ảnh hưởng đến sinh sản và gây nên nhiều di chứng nghiêm trọng như: phát triển thành ung thư, buồng trứng bị xoắn,... Điều này dẫn đến nguy cơ phải cắt bỏ buồng trứng và vô sinh.
Hầu hết các chị em mắc phải căn bệnh này chỉ xuất hiện khối u ở bên trái hoặc bên phải buồng trứng. Trường hợp cả hai bên buồng trứng đều mọc khối u cũng có thể xảy ra, nhưng xác suất thấp hơn và gây ra nhiều nguy hiểm cho cơ thể.
Nguyên nhân mắc phải u bì buồng trứng
Các nguyên nhân dẫn đến u bì buồng trứng đều xuất phát từ chính bên trong các nang ở buồng trứng. Một số nguyên nhân tiêu biểu như là:
-
Suy giảm chức năng của nang trứng dẫn đến: nang trứng không phát triển toàn diện, khả năng hấp thụ kém,...
-
Xảy ra tình trạng xuất huyết trong do một số nguyên nhân đặc biệt.
-
Hàm lượng HCG cao quá mức.
-
Khối u phát triển nhanh và không kiểm soát kịp.
-
Rối loạn nội tiết tố.
-
Cơ thể bị tổn thương, gây nhiễm trùng nặng vùng xương chậu và lây sang buồng trứng, thì nguy cơ xuất hiện u bì buồng trứng rất cao.
-
Người có tiền sử về bệnh u bì buồng trứng trước đó.
Dấu hiệu của bệnh u bì buồng trứng
Căn bệnh này hầu như không gây ra bất cứ biến đổi nào trong cơ thể nên rất khó để phát hiện. Vì vậy chị em phụ nữ cần đi khám sức khỏe hoặc khám phụ khoa theo định kỳ khoảng 1 năm/lần để phát hiện bệnh sớm nhất và có hướng xử lý.
Trường hợp các chị em thấy đau âm ỉ âm đạo hoặc là bụng dưới là những khối u đã phát triển lớn và bệnh chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, khi thấy những dấu hiệu sau chị em phải nhanh chóng đi khám phụ khoa:
-
Đau bụng liên tục, âm ỉ.
-
Kinh nguyệt không đều.
-
Cảm giác đầy bụng, chướng bụng ở vùng dưới rốn.
-
Âm đạo xuất huyết.
-
Đau theo từng cơn ở vùng xương chậu, đùi hoặc thắt lưng.
-
Rối loạn tiêu hoá và thường xuyên buồn nôn.
U bì buồng trứng có gây ảnh hưởng đến sinh sản không?
U nang bì buồng trứng được chia thành 2 loại là: u nang cơ năng và u nang thực thể. Người mắc 2 loại u nang này thường có những di chứng và ảnh hưởng khác nhau:
-
U nang cơ năng: Người bệnh xuất hiện u dạng này thường không nguy hiểm tới sức khoẻ và quá trình sinh sản ở phụ nữ. Các khối u sẽ tự biến mất sau một thời gian hình thành và phát triển. Bệnh nhân bị nang buồng trứng cơ năng có thể thụ thai và sinh con bình thường.
-
U nang thực thể: Thường nguy hiểm hơn và cần có tác động từ thuốc mới teo đi và không phát triển lớn lên. Nếu không phát hiện kịp thời và phải mổ để lấy u sẽ gây ra một vài biến chứng cho cơ thể như làm giảm thụ thai hoặc gây vô sinh do phải cắt bỏ buồng trứng.
Một số di chứng nguy hiểm u bì buồng trứng gây ra bao gồm:
-
Xoắn buồng trứng: Đây là di chứng hay gặp nhất ở người bệnh. Các u phát triển to quá mức có thể khiến buồng trứng dịch chuyển và gây ra hiện tượng xoắn buồng trứng. Điều này làm giảm lượng máu lưu thông tới trứng hoặc ngừng phôi thai dẫn đến vô sinh.
-
Vỡ nang: Khi các u bì phát triển đến một kích thước nào đó sẽ vỡ nang và gây xuất huyết bên trong. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là vận động quá mạnh, bị vật nào đó tác động vật lý,...
-
Xoắn cuống nang: các khối u lớn có bán kính khoảng 8-10cm sẽ làm cho cuống nang di chuyển và xoắn lại với nhau.
-
Chèn lên các cơ quan khác: Khối u lớn sẽ đè lên những cơ quan lân cận, làm cho người bệnh bị đau theo cơn ở bụng, lưng hoặc đùi.
-
Nguy cơ phát triển thành ung thư.
Điều trị và phòng tránh bệnh u bì buồng trứng
Hiện nay, chưa có bất kì một loại thuốc đặc trị nào nhằm tránh nguy cơ mắc bệnh u bì buồng trứng. Nên tỷ lệ phụ nữ bị mọc u nang còn khá cao. Dưới đây là những cách phổ biến để chữa bệnh lý này và những lời khuyên của chuyên gia về phòng ngừa bệnh.
Xem thêm:
- Giải đáp: Triệt lông có ảnh hưởng đến sinh sản không? Có nguy cơ vô sinh không?
- Thận yếu có ảnh hưởng đến sinh sản? Làm sao để cải thiện thận yếu?
Điều trị bệnh u bì buồng trứng
U bì buồng trứng có ảnh hưởng đến sinh sản nếu không được phát hiện sớm và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hai phương pháp hiệu quả và thông dụng nhất hiện nay là:
Mổ nội soi
Đây là một phương pháp hiện đại và an toàn nhất hiện nay. Tỷ lệ ca mổ thành công cao hay thấp, phụ thuộc rất nhiều vào bán kính khối u. Chị em phát hiện u bì càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao và thời gian hồi phục nhanh chóng.
Phẫu thuật mở
Đây là phương pháp truyền thống, thường phức tạp và ít được dùng hơn. Phẫu thuật mở chỉ dùng cho trường hợp khối u đã phát triển quá to, bác sĩ phải cắt vết mổ to ra để lấy hết được u nang. Đi kèm với đó, mức độ rủi ro cao hơn và nguy cơ để lại biến chứng.
Lưu ý, 2 phương pháp mổ này chỉ được áp dụng cho khối u lành tính. Riêng với khối u ác tính, bạn nên cắt bỏ cả buồng trứng và tử cung để bảo vệ tính mạng. Mặc dù xác suất mọc u ác tính khá thấp nhưng bạn vẫn nên lưu ý và đi xét nghiệm định kỳ.
Cách phòng tránh bệnh u bì buồng trứng
Hiện nay, chưa có bất kỳ một nghiên cứu chính thức nào chứng minh cách phòng bệnh u bì buồng trứng hiệu quả và đảm bảo thành công. Dưới đây chỉ những lời khuyên giúp hạn chế khả năng mắc bệnh.
Khám phụ khoa định kỳ
Căn bệnh u bì buồng trứng thường không có nhiều biểu hiện cụ thể như những căn bệnh khác. Vì vậy, cách tốt nhất là đi khám định kỳ ít nhất 1 lần/năm để có kết quả chính xác. Trường hợp cơ thể bạn biến đổi và có khả năng mọc khối u, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và kê đơn giúp ngăn chặn điều này.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Để duy trì thói quen sống tốt bạn cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và thức ăn phải có nguồn gốc rõ ràng. Tránh thực phẩm dầu mỡ chứa nhiều cholesterol gây hại cho cơ thể. Đồng thời, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao cũng là cách tốt để phòng tránh bệnh u bì buồng trứng.
Thông qua bài viết này, Monkey đã trả lời được câu hỏi “U bì buồng trứng có ảnh hưởng đến sinh sản không?”. Căn bệnh này không quá nguy hiểm, nhưng chị em phụ nữ vẫn nên cẩn trọng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
CAN OVARIAN CYSTS CONTRIBUTE TO INFERTILITY? - Ngày truy cập: 18/04/2022
https://www.rockymountainfertility.com/blog/can-ovarian-cysts-contribute-to-infertility
Ovarian cysts and infertility: A connection? - Ngày truy cập: 18/04/2022
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ovarian-cysts/expert-answers/ovarian-cysts-and-infertility/faq-20057806#:~:text=Although%20they%20may%20require%20treatment,aren't%20associated%20with%20infertility.