Thận yếu có ảnh hưởng đến sinh sản ở các cặp vợ chồng. Bệnh lý này còn làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị là vô cùng quan trọng nhằm ngăn chặn hậu quả không may xảy ra.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Thận yếu là gì? Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Thận có chức năng loại bỏ các độc tố và cặn bã thừa trong cơ thể ra bên ngoài. Đồng thời, nó giúp điều tiết cơ thể, kiểm soát huyết áp và sản sinh hồng cầu. Ngoài ra, thận còn có vai trò giúp cơ thể hấp thu nước cùng các axit amin tốt hơn và sản xuất ra hormone điều hòa cơ thể.
Thận yếu là tình trạng bị suy giảm các chức năng thận vừa được kể trên và gây ra hàng loạt triệu chứng bất thường cho sức khỏe. Cụ thể như:
- Rùng mình, lạnh tứ chi
- Đau lưng, đầu gối nhức mỏi,
- Chán ăn, miệng ăn cảm giác không ngon
- Hen suyễn
- Rối loạn khả năng tình dục: rối loạn cương dương, mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương,...
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai
- Mất ngủ, thường xuyên gặp ác mộng khi ngủ
- Thường xuyên đi tiểu đêm
- Táo bón
Bệnh lý này không chỉ là nguyên nhân gây nên các căn bệnh khác như: yếu sinh lý, đi tiểu nhiều lần,.. mà thận yếu có ảnh hưởng đến sinh sản. Ước tính, có khoảng 5% nữ giới mắc căn bệnh này, ở nam giới cao gấp đôi là 10%.
Trong khi đó, các triệu chứng của thận yếu thường bộc lộ không rõ rệt và đặc trưng, khiến người bệnh dễ lầm tưởng với căn bệnh khác. Vì vậy, để xác định chắc chắn, người bệnh cần được đi khám để chẩn đoán chính xác và có cách điều trị phù hợp nhất.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thận yếu
Căn bệnh này do rất nhiều những nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên người bệnh bị thận yếu thường do các nguyên nhân sau gây nên:
Quá trình đào thải nước tiểu có vấn đề
Các chất độc trong cơ thể hầu hết sẽ được loại bỏ thông qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị đái dắt hoặc tích tụ nước tiểu quá lâu gây quá tải và làm suy giảm chức năng thận. Một số bệnh lý cản trở dòng nước tiểu và dẫn đến bệnh thận yếu bao gồm:
-
Sỏi thận.
-
Máu đông hình thành ở tiết niệu.
-
Phì đại tuyến liệt.
-
Dây thần kinh kiểm soát bàng quan bị tổn thương.
Người mắc các bệnh ung thư cũng là nguyên nhân dẫn đến thận yếu. Cụ thể:
-
Ung thư đại tràng.
-
Ung thư tuyến liệt.
-
Ung thư cổ tử cung.
-
Ung thư bàng quan.
Máu không đủ cho hoạt động của thận
Khi lượng máu lưu thông trong cơ thể đột ngột giảm sẽ dẫn đến tình trạng mất máu ở thận. Lúc này sẽ làm suy giảm chức năng thận và dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, mất sức,..Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:
-
Lên cơn đau tim.
-
Bệnh tim.
-
Suy gan hoặc sẹo gan.
-
Mất nước nghiêm trọng.
-
Tổn thương thận.
-
Phản ứng dị ứng.
-
Nhiễm trùng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết.
Ngoài ra, việc sử dụng các thuốc có chứa acetazolamid, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophylin, vitamin D, vitamin C… cũng gây hiện tượng mất máu ở thận, dẫn đến bệnh thận yếu.
Thói quen ăn uống
Phần lớn người bị thận yếu thường không uống đủ 2 lít nước mỗi ngày dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước, không đủ nước để đào thải các chất độc. Khi đó, các vi khuẩn sẽ trú ngụ ở trong thận và lâu dần gây suy giảm chức năng thận.
Những người có thói quen ăn uống thiếu khoa học cũng dẫn đến bệnh lý này. Nam giới lạm dụng rượu, bia, các chất kích thích là nguyên nhân gây ra mầm bệnh.
Di chứng từ một số bệnh lý
Thông thường, người bị bệnh huyết áp cao và tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn đến thận yếu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không chỉ có 2 bệnh lý kể trên mà có rất nhiều bệnh khác dẫn đến chức năng thận của cơ thể suy giảm. Cụ thể:
-
Bệnh đa nang thận: Đây là tình trạng rối loạn di truyền, dẫn đến việc hình thành các u nang ở trong thận. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị suy thận, thận yếu.
-
Trào ngược bàng quang niệu quản: Là tình trạng nước tiểu chảy ngược lên niệu quản thận và không đào thải được các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
-
Bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân của căn bệnh này là cơ thể bị suy giảm các dây thần kinh (bao gồm cả dây thần kinh thận). Các triệu chứng phổ biến như: ngứa ran, yếu cơ, đau ê ẩm,...
-
Bệnh béo phì: căn bệnh này là nguyên nhân chính gây rối loạn các chức năng của cơ thể. Các chất cholesterol nạp vào thường rất khó để đào thải nếu không tập thể dục.
Bị vô sinh có con được không? Các phương pháp hỗ trợ sinh sản
Xạ trị có ảnh hưởng đến sinh sản? Bệnh nhân sau điều trị liệu có thể sinh con?
Triệt lông có ảnh hưởng đến sinh sản không? Có nguy cơ vô sinh không?
Bệnh thận yếu có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Thận yếu có ảnh hưởng đến sinh sản không chắc hẳn là điều mà mọi bệnh nhân đều thắc mắc. Các chuyên gia cho biết, bệnh thận yếu không ảnh hưởng đến sinh sản, không gây vô sinh. Căn bệnh này chỉ gây cản trở cuộc sống sinh hoạt tình dục giữa các cặp vợ chồng, và khó khăn trong quá trình thụ thai.
Bệnh thận yếu làm suy giảm sức khỏe cho cả nam giới và nữ giới. Cụ thể:
Đối với nam giới
Bệnh nhân nam bị suy thận thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là suy giảm chức năng sinh lý. Người bệnh thường có các biểu hiện như:
-
Cơ thể mệt mỏi.
-
Giảm ham muốn.
-
Rối loạn cương dương.
-
Rối loạn xuất tinh.
-
Rối loạn quá trình lưu thông máu đến dương vật.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện một số các triệu chứng khác như: rụng tóc. mùi hôi cơ thể, biến đổi sắc tố da, khuôn mặt nhợt nhạt,... Những tác động tiêu cực đấy khiến cho nam giới cảm thấy mặc cảm và thường có tâm lý né tránh quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, căn bệnh này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến tinh trùng và các yếu tố liên quan đến sinh sản. Vì vậy, nam giới mắc căn bệnh này không nên quá lo lắng dẫn đến tinh thần căng thẳng.
Đối với nữ giới
Bệnh thận yếu ở phái nữ không gây nhiều di chứng như ở nam giới. Tuy nhiên, chị em phụ vẫn nên lưu tâm nếu được chẩn đoán nhiễm bệnh. Nữ giới mắc bệnh này thường bị suy nhược cơ thể, giảm ham muốn trong cuộc sống sinh hoạt vợ chồng.
Nếu các chị em cảm thấy sinh lý không bình thường thì nên đi thăm khám bác sĩ sớm nhất để có hướng giải quyết kịp thời. Một khi bệnh trở nặng sẽ rất khó để chữa trị, thậm chí là gác lại kế hoạch sinh con.
Qua những thông tin vừa được Monkey cung cấp ở trên chắc hẳn đã giúp độc giả giải đáp được thắc mắc “thận yếu có ảnh hưởng đến sinh sản không” hay “thận yếu có con được không” rồi. Thận yếu không ảnh hưởng đến quá trình sinh con. Tuy nhiên, căn bệnh này sẽ cản trở quá trình thụ tinh. Vì vậy các cặp vợ chồng muốn có con không nên bỏ cuộc. Đồng thời, thay đổi thói quen sống lành mạnh để khắc phục bệnh lý.
Xem thêm:
Phương pháp cải thiện tình trạng thận yếu
Thận yếu có thể gây nên các di chứng nghiêm trọng nếu người bệnh không điều trị đúng cách hoặc để tình trạng bệnh quá nặng. Vì thế, nếu cảm thấy cơ thể có biến đổi, bạn cần kịp thời đi khám và làm đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Duy trì chức năng thận
Ở giai đoạn đầu của bệnh, việc nâng cao sức khỏe cho thận khá dễ dàng. Người bệnh chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tái khám định kỳ theo chỉ dẫn.
- Trách sử dụng dụng các loại thuốc giảm đau không được bác sĩ kê đơn.
- Nói không với các chất kích thích.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Theo dõi chỉ số huyết áp 2 tuần/lần.
- Bệnh nhân bị tiểu đường và thận yếu cần kiểm soát lượng đường trong máu.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh và các loại thực phẩm giàu vitamin giúp tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật.
- Uống nhiều nước để thận đào thải chất độc hại ra ngoài cơ thể tốt hơn.
- Tránh ăn các loại thực phẩm gây hại cho thận như: đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ, chất béo,...
- Rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập như: đi bộ, chạy chậm, khí công,...
Uống thuốc điều trị bệnh
Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc khác nhau. Một số loại thuốc chuyên dùng điều trị như là:
-
Giảm huyết áp bằng thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn thụ thể angiotensin.
-
Thuốc lợi tiểu có tác dụng tăng cường chức năng loại bỏ chất lỏng.
-
Bổ sung hoạt chất nếu người bệnh bị giảm các tế bào hồng cầu và thiếu máu.
-
Vitamin D giúp cơ thể hạn chế hiện tượng loãng xương.
-
Chất kết dính phốt phát trong trường hợp cơ thể người bệnh suy giảm cơ chế tự đào thải.
Lời khuyên của bác sĩ giúp phòng tránh nguy cơ yếu thận
Cách tốt nhất để phòng nguy cơ mắc bệnh thận yếu nói riêng và các bệnh liên quan đến thận nói chung là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa thực phẩm có hại. Bạn cần thực hiện các tiêu chí sau nếu muốn cải thiện thói quen ăn uống:
-
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
-
Ăn nhiều rau xanh.
-
Không ăn thực phẩm có chứa nhiều cholesterol
-
Ăn vừa đủ chất đạm.
-
Thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không chứa chất bảo quản,...
Thông qua bài viết này, Monkey tin rằng bạn đã có cái nhìn khách quan về vấn đề “thận yếu có ảnh hưởng đến sinh sản không?”. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, nếu phát hiện tình trạng bệnh, bạn nên tới cơ sở ý tế gần nhất để thực hiện khám và có biện pháp điều trị.
SEXUAL RELATIONSHIP IN KIDNEY FAILURE HAVING CHILDREN - Ngày truy cập: 19/04/2022
https://www.kidney.org.uk/sexual-relationship-in-kidney-failure-having-children
Sexual and Reproductive Function in Chronic Kidney Disease and Effect of Kidney Transplantation - Ngày truy cập: 19/04/2022
https://www.intechopen.com/chapters/17956