zalo
Sự thật bệnh sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh sản?
Chuẩn bị mang thai

Sự thật bệnh sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh sản?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

20/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hiện nay, tỷ lệ nam và nữ mắc bệnh sỏi thận ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm đến tính mạng không? và người bị bệnh sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh sản thế nào? Hãy cùng Monkey tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Tổng quan về bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là gì?

Bệnh sỏi thận là hiện tượng muối và các khoáng chất bị lắng cặn tạo thành các hạt tinh thể trong thận hoặc niệu quản. Bệnh lý này thường xuyên xảy ra ở cả nam và nữ trước giai đoạn 70 tuổi. Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc phải căn bệnh này là 5%, ở nam giới cao gấp đôi là 10%.

Tổng quan về bệnh sỏi thận. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Người ở các nước khu vực nhiệt đới ẩm như Việt Nam có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn so với khu vực khác. Nhiệt độ nóng ẩm làm cho nước tiểu dễ bị lắng cặn và kết dính lại với nhau. Hầu hết các hạt sỏi thận nhỏ đều tự thoát ra ngoài, tuy nhiên khi sỏi thận đã quá to cần tác động vật lý, nếu không sẽ gây ra ảnh hưởng khá nghiêm trọng cho người bệnh.

Bệnh sỏi thận được chia thành các loại chính như sau:

  • Sỏi canxi: Đây là loại phổ biến nhất, xuất hiện chủ yếu ở nam giới 20–30 tuổi và dễ dàng tái phát.
  • Sỏi axit uric: Loại sỏi này thường liên quan đến bệnh gút và xuất hiện chủ yếu ở nam giới. Nguyên nhân là cơ thể bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa axit uric.
  • Sỏi cystin: Là do bệnh nhân bị rối loạn xystin di truyền.
  • Sỏi struvite: Loại bệnh sỏi này thường xuất hiện ở nữ giới, bắt nguồn từ sự nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong suốt thời gian dài. Khi sỏi struvite phát triển nhanh sẽ gây ra tắc đường tiết niệu.
  • Sỏi phosphat: Kích thước của sỏi Amoni magie photphat tương đối lớn, chủ yếu do bị nhiễm khuẩn proteus tiết niệu.

Có nhiều loại bệnh sỏi thận nhưng chúng ta sẽ không thể tự nhận biết mình thuộc loại nào. Cách xác định chính xác nhất là bệnh nhân cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp và tốt nhất.

Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận

Xét về lý thuyết, nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận là chức năng cân bằng nước của cơ thể hoạt động không tốt. Điều này làm cho cơ thể không thể đào thải các chất độc hại qua đường nước tiểu.

Hầu hết người bị bệnh sỏi thận là do thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày không được điều độ:

  • Uống không đủ 2 lít nước mỗi ngày làm cho nước tiểu bị đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu.

  • Không vận động thường xuyên, nằm hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài.

  • Chế độ ăn uống quá nhiều muối và các thực phẩm dầu mỡ, chứa nhiều oxalat hoặc canxi.

  • Sử dụng các loại thuốc trong thời gian dài như: acetazolamid, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophylin, vitamin D, vitamin C…

  • Nhịn tiểu khiến nước tiểu bị tích trữ lâu và dần tạo thành sỏi.

  • Người bị các bệnh u xơ, túi thừa trong bàng quang, phì đại tuyến liệt làm cho nước tiểu bị đọng lại ở kẽ.

Triệu chứng của bệnh sỏi thận

Người bị bệnh sỏi thận thường có các triệu chứng đặc biệt như:

  • Đau ê ẩm vùng lưng, mạn sườn, bụng dưới và bắp đùi do sự cọ sát hoặc tắc ứ nước tiểu.

  • Đi tiểu ra máu. Nhìn bằng mắt thường khó có thể thấy được, vì thế biểu hiện này thường được bác sĩ chẩn đoán qua quan sát trên kính hiển vi.

  • Tiểu dắt, tiểu són.

  • Đau, buốt khi đi tiểu.

  • Có cảm giác buồn nôn do ảnh hưởng của các hạt sỏi thận trùng đường tiêu hoá.

  • Sốt và thấy ớn lạnh.

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận. (Ảnh: Canva.com)

Có thể thấy, bệnh sỏi thận thường có những triệu chứng rất rõ ràng. Nếu bạn có những biểu hiện như trên, cần nhanh chóng đi khám để bác sĩ được ra phương pháp xử lý kịp thời, tránh hậu quả không may.

Bệnh sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh sản hay không có lẽ là thắc mắc của bất cứ ai mắc căn bệnh này khi đang trong độ tuổi sinh sản. Các chuyên gia cho biết, không chỉ riêng chị em phụ nữ, bất kỳ giới tính nào bị sỏi thận cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình sinh sản. Tuỳ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Đối với nữ giới

Câu hỏi “Bị sỏi thận có mang thai được không?” chắc hẳn được rất nhiều chị em quan tâm. Nữ giới bị sỏi thận có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi bệnh lý chuẩn nặng và bị suy thận. Biểu hiện là thường xuyên bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng không đều nên rất khó thụ thai. 

Ngoài ra, sỏi thận cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý ở nữ giới. Thận yếu làm cho sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng và gây mệt mỏi, cơ thể suy nhược và giảm ham muốn. Nếu bệnh lý này kéo dài quá lâu có thể dẫn đến tình trạng lãnh cảm ở phụ nữ.

Đối với nam giới

Căn bệnh sỏi thận thường gây ra nhiều biến chứng ở nam giới hơn so với nữ giới. Thận có vai trò điều hoà hormone sinh dục androgen ở nam, giúp hình thành các đặc nam và duy trì hoạt động tình dục. Như vậy nếu ở thận có vấn đề gì, có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý hoặc tác động trực tiếp tới sinh lý của nam giới.

Ngoài ra, chức năng lọc máu bị giảm đáng kể ở nam giới. Thiếu hụt lượng máu lớn trong cơ thể đồng nghĩa với việc cơ quan sinh dục không đủ hàm lượng máu cần thiết và gây ra các triệu chứng rối loạn cương.

Ảnh hưởng của sỏi thận đối với nam giới. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh nhân nam bị yếu sinh lý thường có các biểu hiện sau:

  • Rối loạn ham muốn: Mất hoặc giảm ham muốn.

  • Rối loạn cảm giác: Không thoải mái hoặc đau, không thể “lên đỉnh”.

  • Rối loạn cương, rối loạn xuất tinh: Xuất tinh sớm hoặc không xuất tinh.

Nam giới bị bệnh sỏi thận thường mệt mỏi, suy nhược cơ thể và có mùi hôi, khó chịu. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tình dục và ngăn cản quá trình thụ thai.

Có thể thấy, căn bệnh sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh sản cho cả nam giới và nữ giới rất lớn. Vì vậy, mọi người nên theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và ngăn chặn được tình trạng xấu nhất xảy ra.

Có nên mổ sỏi thận không?

Chắc hẳn vấn đề này được rất nhiều người quan tâm. Khi bệnh nhân đã phải dùng đến phương pháp mổ để lấy sỏi thận là bệnh đã chuyển biến tương đối nặng. Tuy nhiên nếu bạn chọn cơ sở chữa bệnh uy tín và bác sĩ giỏi sẽ không có bất cứ ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản.

Chữa sỏi thận bằng hình thức mổ. (Ánh: Sưu tầm Internet)

Người bệnh sau khi mổ sỏi thận cần có chế độ ăn uống điều độ, không hoạt động tình dục trong một khoảng thời gian. Nếu bệnh nhân làm đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ đưa ra sẽ rất nhanh khỏi bệnh và tiến hành hoạt động mang thai như thường. Ngược lại, bị sỏi thận nặng mà không mổ thì bệnh sẽ trở nặng hơn và có thể để lại di chứng vô sinh.

Xem thêm:

Phương pháp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và nguy cơ tái phát sau điều trị

Người xưa thường có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy người nào chưa bị bệnh sỏi thận cần đặc biệt chú ý để không mắc phải căn bệnh này. Hoặc bệnh nhân nào vừa kết thúc thời gian điều trị cũng nên thực hiện theo các phương pháp sau để phòng tránh nguy cơ bị tái phát.

Chế độ ăn uống hợp lý

Cách đơn giản nhất để phòng ngừa bệnh sỏi thận là uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nước trong cơ thể đủ sẽ tăng cường khả năng đào thải chất độc trong cơ thể và hạn chế sự hình thành các hạt tinh thể trong thận.

Ngoài ra, bạn cần ăn đủ các nhóm thức ăn và không thiên về quá nhiều 1 nhóm thức ăn nào. Hạn chế ăn các loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ chiên, rán vì chúng làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể, thúc đẩy quá trình hình thành sỏi. 

Các gia đình nên mua đồ ăn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu ăn phải thức ăn có vi khuẩn, thông thường cơ thể sẽ không có biểu hiện ngay lập tức mà chúng tích tụ lại, rất khó để đào thải. Lâu ngày vi khuẩn làm cho cơ thể bị suy nhược hoặc gây ra các căn bệnh khác như ung thư.

Thăm khám bác sĩ định kỳ

Mọi người nên đi khám tổng thể theo định kỳ 6 tháng một lần, không nên tiếc tiền mà để lại hậu quả nghiêm trọng. Bệnh sỏi thận nên phát hiện càng sớm càng tốt để có cách xử lý kịp thời và không bị ảnh hưởng đến sinh sản.

Biện pháp phòng ngừa sỏi thận. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đặc biệt với những gia đình đang có ý định mang thai, nên đi khám sức khỏe cả vợ và chồng. Nếu một trong hai người mắc bệnh nên tạm gác lại chuyện sinh con để tránh tình trạng bị sảy thai hoặc con sinh ra mắc di chứng sỏi thận.

Tập thể dục thường xuyên

Cả nam giới và nữ giới nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Trong quá trình hoạt động, tuyến mồ hôi tiết ra và các chất độc cũng theo đường này thoát khỏi cơ thể. Tập luyện thể thao còn giúp con người tăng cường sức khỏe và sinh lý ở nam và nữ.

Thông qua bài viết này, Monkey đã giải đáp thắc mắc sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh sản không. Mong rằng những thông tin vừa được chia sẻ đủ để bạn và gia đình phát hiện bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Pregnancy and Kidney Stones - Ngày truy cập: 20/4/2022

https://www.urologyhealth.org/healthy-living/urologyhealth-extra/magazine-archives/summer-2019/did-you-know-pregnancy-and-kidney-stones

Renal stones in pregnancy - Ngày truy cập: 20/4/2022

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4934980/

Kidney Stones While Pregnant: Symptoms and Treatment - Ngày truy cập: 20/4/2002

https://www.advancedgynecology.com/2021/kidney-stones-while-pregnant-symptoms-and-treatment/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey