zalo
Những dấu hiệu thai yếu nhất định mẹ bầu cần ghi nhớ để can thiệp kịp thời
Chuẩn bị mang thai

Những dấu hiệu thai yếu nhất định mẹ bầu cần ghi nhớ để can thiệp kịp thời

Đào Nhàn
Đào Nhàn

25/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Khi mang thai, ngoài việc quan tâm đến làm sao để thai nhi phát triển tốt thì mẹ bầu cũng cần quan tâm đến những dấu hiệu thai yếu. Bởi đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bà bầu bị sảy thai, thai chết lưu. Nhận biết dấu hiệu và nắm rõ cách xử lý khi thai yếu sẽ góp phần giảm thiểu nguy hiểm xảy ra cho cả mẹ và bé.

Như chúng ta đã biết, không phải ai khi mang thai cũng may mắn có thai kỳ khỏe mạnh, sinh con thuận lợi. Đã có rất nhiều trường hợp bất hạnh khi mang thai nhưng lại không may bị sảy hoặc thai chết lưu. Điều này không chỉ khiến người mẹ và gia đình suy sụp tâm lý mà còn ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này.

Thai nhi bị đe dọa sự an toàn bởi những dấu hiệu thai yếu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đó là lý do vì sao các chuyên gia luôn cảnh báo mọi phụ nữ mang thai đều cần lưu ý đến những dấu hiệu thai nhi yếu để có cách xử lý kịp thời. Vậy thai yếu có dấu hiệu gì? Dưới đây là 20 dấu hiệu thai yếu điển hình dễ nhận biết mà các chị em cần lưu ý.

Ra máu bất thường

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu gặp tình trạng ra máu bất thường cần hết sức lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu thai yếu, nguy cơ bị động thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung là rất cao. Một số trường hợp chỉ ra ít máu thì thai phụ chỉ cần nằm tĩnh dưỡng để ổn định lại sức khỏe. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu bất thường như chóng mặt, buồn nôn, đau bụng,.. tốt nhất mẹ bầu cần đi khám để được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Ngứa ngáy khắp người

Khi thai nhi ngày càng phát triển khiến nhiều chị em bị rạn da và ngứa ngáy vùng da bị rạn đó. Tuy nhiên, điều này lại không đáng lo ngại vì nó không gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé. Nhưng nếu mẹ bầu nào bị ngứa cả lòng bàn chân, lòng bàn tay thì đó có thể là dấu hiệu của chứng ứ mật, khiến axit mật bị tích tụ ở trong gan.

Ngứa ngáy khắp người là dấu hiệu thai yếu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để chắc chắn mẹ bầu có phải bị ứ mật hay không còn cần dựa vào một số dấu hiệu khác như: vàng da, sốt cao, nước tiểu có màu nhạt, tổn thương ngoài da,... Khi thấy những triệu chứng này, mẹ bầu cần nhanh chóng đi khám để điều trị kịp thời, góp phần giảm thiểu nguy cơ sinh non và thai chết lưu.

Dịch âm đạo ra nhiều

Dịch âm đạo ra nhiều khi mang thai là biểu hiện sinh lý bình thường do nội tiết tố thay đổi. Tuy nhiên, nó chỉ bình thường khi có màu trong suốt hoặc màu trắng ngà, không có mùi hôi khó chịu.

Với những mẹ bầu nhận thấy dịch âm đạo có sự thay đổi về màu sắc như: màu hơi ngả vàng, xanh và có kèm mùi hôi thì cần điều trị kịp thời. Những triệu chứng này đang cảnh báo mẹ bầu mắc các bệnh lý như: viêm phụ khoa, viêm cổ tử cung,... Mọi bệnh lý này đều đang cảnh báo dấu hiệu thai yếu, nguy cơ sảy thai đang gia tăng nên mẹ bầu cần cảnh giác.

Sốt cao

Sốt cao khi mang thai có thể gây dị tật thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một trong những dấu hiệu thai yếu nghiêm trọng nhất đó chính là sốt cao. Hiện tượng sốt cao trong thời gian mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: nhiễm trùng, cúm,... Dù tác nhân nào tác động khiến bà bầu bị sốt cũng đều có thể khiến thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh. Vì vậy, mẹ cần đi gặp bác sĩ thật sớm trước khi để tình trạng sốt quá cao xảy ra.

Thai nhi ít vận động

Thai nhi ít vận động là dấu hiệu thai yếu mà các mẹ bầu rất dễ để nhận ra bởi nhiều người thường có thói quen chú ý cử động của con hàng ngày. Thói quen này cũng được các bác sĩ khuyến khích để có thể phát hiện thai yếu kịp thời. Đó có thể là dây rốn khiến bé tổn thương hoặc bị mất nước nên mẹ bầu cần hết sức lưu ý.

Ngực mất cảm giác căng

Mất cảm giác ngực căng cứng thuộc những dấu hiệu thai yếu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Từ khi mới mang thai, ngực của bà bầu bắt đầu có cảm giác căng cứng, sưng đau và dần chuyển sang màu nâu sẫm. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Càng gần đến thời điểm dự kiến sinh, bầu ngực càng phát triển to, có thể xuất hiện các vết rạn và bị ngứa da vùng ngực. Tuy nhiên, nếu một ngày nào đó mje cảm thấy ngực không còn cảm giác căng tức thì đó có thể dó do bị hoạt tử villous, phôi thai đang dần teo đi hoặc đã chết.

Sữa non ra sớm

Sữa non ra sớm cũng là một trong những dấu hiệu thai yếu mà mẹ bầu cần lưu ý. “Sớm” ở đây nghĩa là sữa non được tiết ra từ thời điểm tháng thứ 5 của thai kỳ. Điều đáng nói là dấu hiệu này còn đi kèm với một số triệu chứng khác như: đau bụng, chảy máu âm đạo thì mẹ cần phải đi kiểm tra sức khỏe thai kỳ càng sớm càng tốt. Tình trạng sữa non ra sớm có nguy cơ cản trở sự phát triển của thai nhi và gia tăng nguy cơ sảy thai.

Mẹ bầu đi tiểu ít

Bà bầu đi tiểu ít có nguy cơ bị thiếu nước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngay từ những ngày đầu mới mang thai, sự chèn ép của tử cung lên bàng quang cùng với sự thay đổi nội tiết tố đã khiến mẹ bầu thường xuyên buồn tiểu. Tuy nhiên, một ngày nào đó mẹ bầu không cảm thấy buồn tiểu hoặc đi tiểu với số lần quá ít ỏi thì tuyệt đối không thể chủ quan. Đó chính là dấu hiệu thai nhi yếu và cần mẹ bầu cần đi kiểm tra sức khỏe thai kỳ nhanh chóng để tránh rủi ro có thể xảy ra.

Mẹ bầu đi tiểu đau, tiểu buốt

Tiểu đau, tiểu buốt là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang,... Với phụ nữ mang thai khi mắc căn bệnh này có nguy cơ bị chuyển dạ sinh con sớm, thai chết lưu,... Vì vậy, mẹ bầu cần được khám và điều trị dứt điểm tình trạng bệnh kịp thời. Ngoài ra, các chị em cũng cần lưu ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Đau đầu dữ dội

Khi nhắc đến dấu hiệu thai yếu thì không thể không kể đến triệu chứng đau đầu dữ dội. Nhiều người thường cho rằng đây chỉ là triệu chứng xảy ra khi thay đổi thời tiết, thiếu máu,... Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật.

Dấu hiệu đau đầu dữ dội nguy hiểm cho cả mẹ và bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đây là biến chứng thai kỳ vô cùng nguy hiểm bởi nó không chỉ làm gia tăng nguy cơ suy thai, sinh non, thai chết lưu mà còn khiến mẹ bầu bị phù phổi cấp, suy tim cấp, thậm chí xuất huyết não và tử vong,... Vì vậy, nếu thấy hiện tượng đau đầu diễn ra thường xuyên và ngày càng đau, mẹ đừng ngại đến gặp bác sĩ để tầm soát bệnh kịp thời.

Chuột rút nhiều

Chuột rút khi mang thai là triệu chứng hết sức bình thường. Tuy nhiên, nó sẽ trở thành dấu hiệu thai yếu khi triệu chứng kéo dài nhiều ngày và ngày càng diễn biến nặng hơn. Khi đó, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để có phương án xử lý phù hợp, kịp thời.

Đau lưng dữ dội

Bà bầu bị đau lưng dữ dội cần đi khám sớm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi thai nhi phát triển ngày càng lớn gây áp lực lên cột sống và lưng dưới sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy đau và rất khó chịu. Nhưng nếu cơn đau lưng xuất phát từ phía trước và tiến dần ra phía sau thì mẹ cần đi khám sớm. Sự bất thường này đang cảnh báo dấu hiệu thai yếu và thậm chí có thể cướp đi sinh mạng của em bé khi chưa kịp chào đời.

Không còn ốm nghén

Thông thường, tình trạng ốm nghén sẽ bắt đầu từ khi mới cấn bầu và kết thúc vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nào chấm dứt hiện tượng ốm nghén sớm hơn thì cần lưu ý điều này đang cảnh báo dấu hiệu thai yếu, nguy cơ cao bị sảy thai. Nếu thấy sự bất thường, tốt nhất mẹ bầu nên sớm đi kiểm tra sức khỏe thai kỳ.

Nồng độ hCG thấp

hCG là nội tiết tố được cơ thể sản xuất ra trong quá trình mang thai. Trong khoảng từ tuần thứ 9 - 16 của thai kỳ là thời điểm nồng độ hCG tăng cao nhất. Mức hCG sẽ khác nhau ở từng trường hợp.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nguy hiểm xảy ra sẽ khiến nồng độ hCG giảm xuống mức thấp như: sảy thai, không có phôi thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Vì vậy, nồng độ hCG thấp chính là một trong những dấu hiệu thai yếu rất nguy hiểm mà mẹ bầu chỉ có thể phát hiện khi đi khám. Do đó, bà bầu cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ của bác sĩ để tầm soát nguy hiểm kịp thời.

Tăng cân ít hoặc quá nhanh

Bà bầu tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt cho thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự bất thường của cân nặng cũng là dấu hiệu thai nhi yếu mà mẹ bầu cần lưu ý và tầm soát thường xuyên. Nếu cân nặng mẹ bầu tăng quá ít, em bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả trí não và cân nặng. Còn nếu thừa cân béo phì, mẹ bầu có thể bị tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật,... Tất cả đều đe dọa sự an toàn của em bé trong bụng mẹ.

Xem thêm:

Thiếu hoặc không có tim thai

Từ tuần thứ 5 của thai kỳ, tim thai nhi bắt đầu đập. Từ đó, mỗi lần khám thai bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim của bé. Nếu không thấy tim thai đập hoặc đập yếu chứng tỏ đó là dấu hiệu thai yếu, thậm chí thai đã bị chết lưu. Ngoài ra, một số trường hợp cũng gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình đo nhịp tim là khi thay nhi đổi vị trí hoặc nhau thai có vấn đề.

Thai nhi chậm phát triển

Tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung sẽ gây ra các triệu chứng như: khó thở, thân nhiệt tăng, lượng đường trong máu tăng, kích thước em bé nhỏ hơn so với tuổi,... Đó đều là những dấu hiệu thai yếu rất rõ ràng. Mẹ bầu cần lắng nghe ý kiến của bác sĩ trong cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ thật tốt để giúp thai nhi phát triển tốt hơn.

Nhau thai thay đổi vị trí

Mẹ bầu cần lưu ý khi thai nhi thay đổi vị trí. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thai nhi thay đổi vị trí cũng là dấu hiệu thai yếu mà mẹ bầu cần chú ý. Vì khi nhau thai bong khỏi tử cung, sự an toàn của thai nhi sẽ bị đe dọa. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý đi khám thai định kỳ để kiểm tra vị trí của nhau thai thường xuyên.

Bề cao tử cung không đạt

Qua quá trình kiểm tra chiều cao của tử cung, bác sĩ sẽ đánh giá được thai nhi có phát triển bình thường hay không. Nếu bề cao tử cung không đạt tiêu chuẩn, rất có thể mẹ đang gặp phải tình trạng ít nước ối, thai ngôi mông. Điều này khiến thai nhi không phát triển đạt tiêu chuẩn, đồng thời cũng cảnh báo dấu hiệu thai yếu mẹ bầu cần lưu ý.

Tử cung gò cứng

Khi mang thai, hiện tượng gò cứng bụng không hề đơn giản nên mẹ đừng chủ quan. Tình trạng này kéo dài là dấu hiệu cảnh báo bị bong nhau thai, nguy cơ gây suy thai nhanh chóng, đe dọa sự sống của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần hết sức lưu ý dấu hiệu thai yếu này để có thể xử lý kịp thời. 

Mẹ bầu cần làm gì khi có dấu hiệu thai yếu?

Qua những dấu hiệu thai yếu kể trên có thể thấy, để thai nhi phát triển khỏe mạnh và chào đời an toàn là điều không hề dễ dàng. Vì vậy, khi gặp bất cứ những dấu hiệu bất thường nào mẹ bầu cũng nên đi khám để tầm soát nguy hiểm kịp thời, nếu không có vấn đề gì cũng sẽ giúp chúng ta thấy yên tâm hơn.

Mẹ bầu cần nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất khi có dấu hiệu thai yếu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, khi có dấu hiệu thai yếu, các mẹ cũng cần phải thay đổi ngay lối sống sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh hơn để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia để giúp cho thai nhi khỏe mạnh mà mẹ bầu nên thực hiện như:

  • Đảm bảo ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung các dưỡng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi như: sắt, axit folic, canxi, DHA, vitamin B1, magie,...

  • Tránh ăn các loại đồ ăn tái, sống, đồ lên men, chứa chất bảo quản, thực phẩm có khả năng gây co bóp tử cung và sử dụng các chất kích thích.

  • Nghỉ ngơi, vận động và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức.

  • Tránh thức khuya.

  • Không nên quan hệ tình dục quá nhiều, đặc biệt là quan hệ với động tác quá mạnh.

  • Tuân thủ lịch khám thai theo chỉ định của bác sĩ.

Tóm lại, bài viết này đã giúp chúng ta nắm rõ những dấu hiệu thai yếu và cách xử lý tốt cho thai nhi. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé được chào đời an toàn.

Warning signs during pregnancy - Ngày truy cập: 24/08/2022

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/warning-signs-during-pregnancy

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!