Những căn bệnh liên quan đến tử cung như: ung thư cổ tử cung, viêm cổ tử cung, xơ hoá tử cung,... luôn ảnh hưởng đến quá quá trình sinh sản ở phụ nữ. Vậy tử cung bị xơ hóa có mang thai được không? Thai phụ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm nào? Hãy cùng Monkey làm rõ qua bài viết sau.
Xơ hóa tử cung là bệnh gì?
Xơ hoá tử cung là căn bệnh phụ khoa rất hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Dưới đây là những thông tin cơ bản về căn bệnh này, mà bất chứ chị em nào cũng nên biết.
Khái niệm bệnh xơ hoá tử cung
Bệnh xơ hoá tử cung (nhân xơ tử cung) là hiện tượng một phần trong tử cung bị xơ hoá. Nếu không phát hiện kịp thời và có cách điều trị thì các chỗ bị xơ hoá sẽ phát triển thành các u lớn và lanh nhanh sang những bộ phận khác, tạo thành bệnh u xơ cổ tử cung.
Thành tử cung là các tổ chức cơ, tuy nhiên vì một số biến đổi trong cơ thể hoặc do thói quen của con người mà các cơ được thay bằng các tổ chức xơ. Bất kì vị trí nào trên tử cung cũng có khả năng bị xơ hoá và gây ra nhiều rắc rối.
Bệnh xơ hoá tử cung tương đối lành tính, tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hiểm họa khôn lường. Đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khoẻ các chị em và khả năng mang thai.
Nguyên nhân hình thành bệnh xơ hoá tử cung
Hiện nay, chưa có một cuộc nghiên cứu nào tuyên bố nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ hóa tử cung. Tuy nhiên, theo quan sát của các chuyên gia, bệnh lý có thể xuất phát từ những yếu tố sau:
-
Thay đổi nội tiết tố estrogen: Nội tiết tố sinh dục nữ estrogen là một trong những yếu tố hình thành nên nhân xơ tử cung. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do: chu kỳ kinh nguyệt không đều, tăng cân, trầm cảm, xương yếu, khô cạn khi quan hệ,...
-
Độ tuổi: Xơ hoá tử cung thường xảy ra nhiều nhất ở phụ nữ 30-35 tuổi. Trong độ tuổi này, cơ thể nữ giới thay đổi nội tiết tố estrogen mạnh mẽ nhất.
-
Di truyền: Trong gia đình có mẹ hoặc bà ngoại mắc bệnh xơ tử cung, thì người phụ nữ đó có nguy cơ bị bệnh lên tới 50-70%.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ hóa tử cung
Bệnh xơ hoá tử cung thường không có nhiều biểu hiện đặc trưng nên phái nữ rất khó để phát hiện bệnh. Vì vậy chị em có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm sau:
Đau bụng
Bệnh nhân bị xơ hoá tử cung ở giai đoạn phát triển thành u xơ thường có triệu chứng đặc biệt là đau bụng hoặc đau nhiều hơn vào những ngày “đèn đỏ”. Ngoài ra, chị em còn găp phải những dấu hiệu khác như:
-
Bụng căng cứng, khó chịu.
-
Bí tiểu, đi tiểu khó khăn và đôi khi không thể kiểm soát.
-
Có thể sờ thấy khối u.
Các cơn đau do nhân xơ tử cung thường kéo theo đợt và đau ở rất nhiều vị ví khác nhau. Cụ thể:
-
Bị đau ở vùng thắt lưng.
-
Bị đau vùng xương chậu.
-
Khi quan hệ thường bị đau và giảm ham muốn.
-
Đau thắt bụng khi đến kỳ.
-
Xuất huyết giữa chu kỳ.
Rối loạn đại tiểu tiện
Khi vùng tử cung bị xơ hoá và phát triển khối u với một độ lớn nhất định sẽ gây áp lực cho phần bàng quang, niệu quản và thực tràng. Điều này làm cho người bệnh thường xuyên bị rối loạn đại tiểu tiện như: táo bón, không kiểm soát được hoặc đau rát khó chịu khi đi vệ sinh.
Hình thành polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung là một khối u dính vào thành trong của tử cung và sa vào buồng tử cung. Chúng được hình thành khi tình trạng bệnh đã chuyển nặng và thường gây cảm giác đau đớn, vướng rát khi quan hệ tình dục hoặc xuất huyết tử cung.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Người bệnh có thể bị vô sinh hiếm muộn trong các trường hợp sau:
-
Khối u xơ đã phát triển lớn và chèn lên niêm bàng buồng tử cung. Điều này làm cho tinh trùng khó chuyển vào bên trong để thụ thai với trứng hoặc mẹ bầu thường bị sảy thai, thai chết lưu.
-
Chu kỳ kinh nguyệt không đều và gây rối loạn phóng noãn.
-
Khối u xơ vị trí eo hoặc đoạn kẽ.
Căn bệnh xơ hoá tử cung có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, chị em phải luôn quan tâm đến sức khỏe của bản thân và thực hiện khám định kỳ.
Phụ nữ bị xơ hóa tử cung có mang thai được không?
Xơ hoá tử cung là căn bệnh phụ khoa thông thường, vì vậy phụ nữ mắc bệnh này không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai chị em phải chú ý đến sức khỏe bản thân để tránh được những nguy cơ tiềm ẩn như:
Đối với mẹ bầu
Thai phụ bị xơ hoá tử cung có thể đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như:
-
Nguy cơ sảy thai, sinh non cao.
-
Sinh tự nhiên khó khăn và phải mổ đẻ.
-
Tình trạng băng huyết.
-
Nhiễm khuẩn hoại tử.
-
Áp lực lên bàng quang và tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
-
Xoắn u xơ có cuống hoặc xoắn tử cung mang khối u xơ.
Đối với thai nhi
Ngoài những ảnh hưởng xấu đến cơ thể mẹ, bệnh xơ hoá tử cung còn gây ra nhiều biến chứng tiêu cực. Cụ thể:
-
Trẻ bị thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển.
-
Con sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
-
Trẻ bị vàng da.
-
Nguy cơ mắc các bệnh như: tiểu đường, u xơ,...
Có thể thấy, bệnh xơ hoá tử cung gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Vì thế chị em cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mang thai, đồng thời, kiểm soát bệnh để tránh những biến chứng không mong muốn trong thời gian thai kỳ.
Xem thêm:
- Bị trĩ có mang thai được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bị suy giáp có mang thai được không? Điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả
Tử cung bị xơ hóa điều trị bằng cách nào?
Hiện nay, bệnh xơ hoá tử cung có rất nhiều phương pháp điều trị, các chị em có thể tham khảo một vài cách phổ biến sau:
Sử dụng thuốc
Ở giai đoạn đầu của bệnh xơ hóa tử cung, bác sĩ sẽ kê thuốc hormone nhằm ngăn chặn sự phát triển của bệnh lý. Trong trường hợp xơ lành thị bệnh nhân sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngược lại nếu là xơ ác tính sẽ phát triển rất nhanh và tạo thành khối u.
Lưu ý, các loại thuốc được kê chỉ có tác dụng kiềm chế cơn đau và ngăn chặn sự phát triển của xơ hoá chứ không làm cho xơ biến mất được. Khi sử dụng thuốc, chị em cần phải đi khám phụ khoa để có phác đồ điều trị phù hợp.
Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp này chỉ sử dụng khi bệnh xơ hoá tử cung nghiêm trọng và trở thành những khối u lớn chèn lên vùng thực quản. Đây chỉ là một cuộc phẫu thuật nội soi khá đơn giản nên chị em cũng không cần quá lo lắng.
Sau khi thực hiện cắt khối u, người bệnh nên hạn chế đi lại, bồi bổ cơ thể và kết hợp với các loại thuốc điều trị để nhanh chóng hồi phục.
Thói quen sống khoa học
Để hạn chế những cơn đau do xơ hoá tử cung mang lại và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
-
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin A, B6, B12,...
-
Hạn chế sử dụng các chất kích thích.
-
Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.
-
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học.
Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “Tử cung bị xơ hóa có mang thai được không?”. Mong rằng những kiến thức Monkey vừa cung cấp có ích cho quá trình điều trị bệnh của các chị em.
How Do Fibroids Affect Pregnancy and Fertility? - Ngày truy cập: 16/05/2022
https://www.healthline.com/health/womens-health/fibroids-pregnancy
Fibroids and Fertility - Ngày truy cập: 16/05/2022
https://www.reproductivefacts.org/news-and-publications/patient-fact-sheets-and-booklets/documents/fact-sheets-and-info-booklets/fibroids-and-fertility/