zalo
8+ dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng và những rủi ro mẹ bầu cần biết
Chuẩn bị mang thai

8+ dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng và những rủi ro mẹ bầu cần biết

Đào Nhàn
Đào Nhàn

24/11/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hiện nay, đặt vòng là một phương pháp khá phổ biến để phòng tránh mang thai ngoài ý muốn ở các cặp vợ chồng. Tuy nhiên vì một vài nguyên nhân nào đó mà chị em vẫn mang bầu. Vì vậy, trong bài viết dưới đây Monkey sẽ giúp bạn nhận biết 8+ dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng chính xác nhất.

Khả năng mang thai sau khi đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai là phương pháp ngừa thai an toàn, phổ biến và có hiệu quả lên đến 99%. Có hai loại vòng tránh thai được nhiều chị em sử dụng nhất là vòng tránh thai nội tiết và vòng tránh thai có chứa đồng. Về nguyên lý hoạt động, bác sĩ sẽ khéo léo đưa vòng nhỏ và tử cung để ngăn chặn trứng và tinh trùng gặp nhau.

Nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ đang đặt vòng vẫn mang thai.(Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp phụ nữ vẫn có thể xuất hiện dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng. Tuy nhiên tình trạng này khá hiếm, tỷ lệ mang thai khi đặt vòng chỉ chiếm 0,1%. Điều này thường xảy ra do một vài nguyên nhân phổ biến dưới đây:

  • Vòng tránh thai bị trượt một phần hoặc hoàn toàn ra khỏi tử cung. Hiện tượng này chiếm khoảng 2-10% và khiến cho vòng bị mất tác dụng.

  • Vòng tránh thai bị tuột ra khỏi vị trí mà chị em không hề hay biết.

  • Vòng tránh thai quá thời gian sử dụng, thông thường chúng thường có thời hạn trong vòng 5 năm, 8 năm hoặc 10 năm tuỳ vào nhà sản xuất.

  • Vòng tránh thai không vừa với tử cung và làm cho tinh trùng vẫn lọt qua và tiếp xúc với trứng.

  • Quan hệ sớm khi đặt vòng. Thông thường vòng tránh thai nội tiết mất 7 ngày để phát huy tác dụng, trong thời gian này vợ chồng quan hệ mà không sử dụng phương pháp tránh thai thì vẫn có nguy cơ mang bầu.

8 dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng mẹ cần biết

Theo thống kê, tỷ lệ thất bại khi đặt vòng tránh thai là dưới 1%. Tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể xảy ra với bạn. Vì thế, chị em cần nắm được những dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng để phòng tránh những rủi ro không mong muốn.

Ra máu báo

Hiện tượng ra máu âm đạo là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai khi đang đặt vòng rất chính xác. Trứng sau khi thụ tinh thành công với tinh trùng sẽ nhanh chóng làm tổ ở trong tử cung của nữ giới. Điều này vô tình làm tổn thương phần nội mạc tử cung và khiến cho vùng kín của nữ giới có một lượng nhỏ máu tiết ra. 

Máu báo mang thai kéo dài từ 1-3 ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo thuật ngữ y học, hiện tượng này được gọi là máu báo thai. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa máu báo thai và máu của chu kỳ kinh nguyệt. Cách tốt nhất để phân biệt hai loại máu này là dựa vào màu máu và số lượng máu. Thông thường, máu báo thai có màu nhạt hơn, ra ít hơn và chỉ xuất hiện từ 1-3 ngày.

Chậm kinh

Một trong những dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng dễ nhận biết nhất là chậm chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn là người có kỳ kinh hàng tháng đều nhưng bỗng nhiên hành kinh bị chậm từ 7 ngày đổ lên thì rất có thể bạn đã có thai khi đang đặt vòng.

Theo sinh lý tự nhiên thì trong khoảng thời gian thai kỳ, mẹ bầu sẽ không xuất hiện kỳ kinh vì bào thai đã được làm tổ ở thành tử cung. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như:

  • Làm việc quá sức.

  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học.

  • Nội tiết tố thay đổi.

  • Thường xuyên stress, căng thẳng trong cuộc sống và công việc.

Tóm lại để có được kết quả chính xác nhất, chị em nên dùng que thử thai hoặc căn cứ vào những dấu hiệu khác để biết mình có đang mang bầu hay không.

Bị chuột rút

Phụ nữ mang thai thường bị chuột rút ở bụng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phần lớn bà bầu thường bị chuột rút nhẹ trong suốt thời gian thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do thành tử cung phải dãn ra để tạo không gian cho thai nhi phát triển thuận lợi. Tuy nhiên, nó lại gây ra các cơn chuột rút ở vùng bụng hoặc bắp chân.

Buồn nôn và nôn ói

Buồn nôn và buồn ói cũng là một trong những dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng phổ biến ở nhiều bà bầu nhất. Tình trạng này sẽ kéo dài trong suốt thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất và dần biến mất khi chị em bước sang tháng thứ 4.

Trong những tuần đầu của thai kỳ, nồng độ hormone estrogen và progesterone tăng cao và làm cho dạ dày, khứu giác trở nên nhạy cảm hơn. Đây chính là nguyên nhân gây ra các cơn buồn nôn. Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng và buổi chiều.

Mệt mỏi

Phần lớn bà bầu bị kiệt sức trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rất nhiều phụ nữ xuất hiện dấu hiệu đặt vòng vẫn mang thai là rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu tập trung, thậm chí là kiệt sức. Điều này xảy ra do nội tiết tố nữ thay đổi và cơ thể mẹ bầu cần nhiều năng lượng hơn để bào thai phát triển khoẻ mạnh. Vì vậy, trong 3 tháng đầu thai kỳ chị em nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh tình trạng kiệt sức, lao lực.

Nhạy cảm với mùi vị

Một dấu hiệu đặt vòng vẫn mang thai phổ biến khác mà các chị em cần quan tâm chính là sự nhạy cảm với mùi vị của khứu giác.Thông thường, ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, khứu giác của mẹ bầu sẽ nhạy cảm hơn và thường cảm thấy khó chịu với mùi thức ăn, thuốc lá, cà phê hoặc nước hoa. Cách tốt nhất để hạn chế hiện tượng này là sử dụng tinh dầu bưởi, gừng hoặc xả. 

Vòng 1 thay đổi

Theo thống kê, có khoảng ⅔ phụ nữ gặp dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng là phần ngực nhạy cảm hơn và dễ bị kích thích. Thậm chí nhiều chị em còn có tình trạng sưng đau, quầng vú sẫm màu, bầu ngực to hơn. Lúc này,  chị em nên chọn những loại áo ngực có tính chất co dãn, rộng rãi để thoải mái hơn.

Các dấu hiệu khác có thể xuất hiện

Thân nhiệt thai phụ tăng cao trong thời gian thai nghén. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài những hiện tượng vừa được Monkey liệt kê ở trên thì mẹ bầu có thể xuất hiện một số dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng khác như:

  • Thân nhiệt nóng lên.

  • Đau âm ỉ vùng bụng, đặc biệt là phần bụng dưới.

  • Đi tiểu nhiều lần, dễ bị táo bón.

  • Tâm trạng thất thường.

  • Thay đổi khẩu vị.

  • Dịch âm đạo ra nhiều và màu sắc âm hộ sẫm hơn bình thường.

  • Hay buồn ngủ.

  • Thường xuyên khó thở, hụt hơi, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu,...

Mang thai khi đang đặt vòng tiềm ẩn những rủi ro nào?

Có thể nói, mang thai khi đang đặt vòng có nguy hiểm không là điều rất nhiều chị em thắc mắc. Các bác sĩ khuyến cáo, sau khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mang thai khi đang đặt vòng thì chị em cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Lý do bởi vòng tránh thai có thể gây nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Cụ thể:

Sảy thai

Nữ giới mang thai khi đang đặt vòng có tỷ lệ sảy thai cao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo thống kê, có khoảng 40-50% phụ nữ đặt vòng nhưng mang thai bị sảy thai, con số này cao hơn rất nhiều so với những mẹ bầu không dùng vòng. Tình trạng này còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: sức khoẻ, chế độ dưỡng, sinh hoạt,... Việc lấy vòng tránh thai ra khỏi tử cung sớm sẽ hạn chế tối đa nguy cơ sảy thai.

Mang thai ngoài tử cung

Mẹ bầu xuất hiện dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng mà không có biện pháp xử lý kịp thời thì nguy cơ cao bị mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Theo thống kê, có khoảng 3-4% phụ nữ mang thai ngoài tử cung bị tử vong do không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.

Nhau bong non

Nhau bong non cũng là một trong những biến chứng rất phổ biến ở mẹ bầu mang thai khi đang đặt vòng. Tình trạng này sẽ khiến cho nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung và làm cho thai nhi mất nguồn cung cấp oxy cùng các chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, nó còn gây chảy máu ở mẹ bầu và nguy cơ tử vong cao.

Sinh non

Mang thai khi đặt vòng có nguy cơ sinh non cao gấp 5 lần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mang thai khi đang đặt vòng không chỉ gây sảy thai mà còn làm tăng nguy cơ sinh non cao gấp 5 lần so với những mẹ bầu khác. Vì vậy, loại bỏ vòng tránh thai ra khỏi cơ thể là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho mẹ bầu và thai nhi.

Nhiễm trùng màng ối

Một trong những hiểm hoạ nếu xuất hiện dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng là nhiễm trùng màng ối. Tình trạng này thường xảy ra do vi khuẩn từ âm đạo đi vào tử cung và làm cho màng ối bị viêm.

Nhiễm trùng màng ối làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai và hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, nếu thấy hiện tượng như sốt, tim đập nhanh, nước ối có màu hoặc tử cung đau nhức thì chị em cần đi khám sớm nhất có thể.

Thai nhi chậm phát triển

Trẻ sinh ra bị kém phát triển. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thai nhi chậm phát triển là tình trạng phổ biến ở những mẹ bầu sinh non do đặt vòng tránh thai. Thông thường, trẻ sơ sinh nhẹ hơn 2,5kg sẽ được cho là nhẹ cân. Điều này khiến cho bé gặp nhiều bất lợi về sức khoẻ và dẫn đến hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tai và mắt bị rối loạn bẩm sinh.

  • Một số cơ quan chậm phát triển như: phổi, dạ dày, ruột,...

  • Hệ thống tiêu hoá, thần kinh, hô hấp yếu.

Phơi nhiễm nội tiết tố ở trẻ sơ sinh

Một trong những biến chứng gây nguy hiểm cho thai nhi là phơi nhiễm nhiễm nội tiết tố. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do tác dụng phụ của hormone proesctin vào tử cung. Mặc dù phơi nhiễm nội tiết tố không gây dị tật bẩm sinh nhưng nó làm cho thai nhi bị nam tính hoá các cơ quan sinh dục bên ngoài.

Xem thêm:

Cần làm gì nếu phát hiện dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng?

Có thể thấy, mức độ nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu xuất hiện các dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng là rất lớn. Vậy đặt vòng mà có thai phải làm sao? 

Dưới đây là 3 điều quan trọng mà các chị em cần thực hiện ngay khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng:

Thử thai

Sử dụng que thử thai để xác định chính xác thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thử thai là cách thức đơn giản và thuận tiện cho chị em xác định chính xác thai kỳ ngay tại nhà. Tuy nhiên, để que thử thai cho ra được kết quả đúng nhất thì bạn nên sử dụng chúng vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy. Lý do là thời điểm này hàm lượng hormone sinh sản progesterone trong nước tiểu cao nhất.

Đi khám sản khoa

Trong trường hợp que thử thai lên 2 vạch thì mẹ bầu nên đi khám sản khoa ngay lập tức. Điều này sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ mang thai ngoài tử cung, đồng thời nhận lời khuyên và tư vấn từ bác sĩ để có một thai kỳ thuận lợi.

Lấy vòng tránh thai ra ngoài tử cung

Sau khi xác định chính xác thai kỳ thông qua xét nghiệm máu hoặc siêu âm thì mẹ bầu sẽ được yêu cầu lấy vòng tránh thai ra ngoài tử cung. Tuy nhiên, thao tác này cần được chuyên viên y tế thực hiện, chị em tuyệt đối không được tự ý làm tại nhà vì nó sẽ gây nhiễm trùng âm đạo hoặc đe doạ tính mạng của thai nhi.

Cách giảm nguy cơ mang thai khi đang đặt vòng

Nên đi khám phụ khoa 2 lần/năm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có thai khi đang đặt vòng rất nguy hiểm. Để tránh những rủi ro đó có thể xảy ra, tốt nhất các chị em nên có biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp chị em tránh được những dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng hiệu quả.

  • Thường xuyên đi khám phụ khoa: Phụ nữ nên đi khám phụ khoa và siêu âm tử cung ít nhất 2 lần/năm. Điều này không những giúp phát hiện vòng tránh thai bị lệch mà còn phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

  • Chú ý đến hạn sử dụng: Thông thường, vòng tránh thai có hạn sử dụng 3-8 năm. Nếu quá thời gian cho phép mà bạn không thay cái mới sẽ dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập.

  • Phát hiện dấu hiệu bất thường: Nữ giới sau khi đặt vòng nếu có tình trạng đau bụng, âm đạo ra máu, sốt, tiểu buốt, đau khi quan hệ thì cần đi khám ngay vì rất có thể vòng tránh thai đang gặp vấn đề.

  • Áp dụng biện pháp tránh thai trong 7 ngày sau khi đặt vòng: Đối với chị em sử dụng vòng tránh thai nội tiết thì cần áp dụng cách tránh thai an toàn trong 7 ngày sau khi đặt vòng vì thời gian này vòng chưa phát huy tác dụng.

Trên đây là 8+ dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng chính xác và những điều cần làm sau khi xác định thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Mong rằng, với thông tin mà Monkey vừa chia sẻ sẽ giúp chị em có cái nhìn khách quan nhất về vòng tránh thai và tránh nguy cơ mang thai ngoài mong muốn.

Ngoài ra, nếu ba mẹ còn điều gì chưa hiểu về kiến thức thai sản, chăm sóc và nuôi dạy con cái thì hãy nhanh tay truy cập website Monkey.edu.vn để được giải đáp chính xác, nhanh chóng nhất nhé!

Xem thêm:

What to know about pregnancy with an IUD - Ngày truy cập: 10/08/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/pregnant-with-iud

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!