Các dấu hiệu mang thai sớm không chỉ có mỗi chậm chu kỳ kinh nguyệt mà còn có rất nhiều biểu hiện khác. Trong bài viết giới đây, Monkey sẽ giới thiệu 15 dấu hiệu có thai sớm khi chưa đến kỳ kinh chính xác nhất và những lưu ý mà chị em nào cũng cần biết.
Bị ra máu âm đạo, khí hư thay đổi
Bị ra máu âm đạo và khí hư thay đổi được xem là một dấu hiệu có thai sớm khi chưa đến kỳ kinh chính xác, chúng thường xuất hiện sau khoảng 1 tuần quan hệ. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý vì dấu hiệu này rất hay bị nhầm lẫn với máu kinh nguyệt hoặc một số bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm tử cung,...
Cách tốt nhất để phân biệt máu báo có thai là dựa vào số lượng máu ít hơn, màu máu hồng hoặc nâu nhạt và thường xuất hiện trước 1-2 ngày kinh nguyệt. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do bào thai làm tổ ở thành niêm mạc tử cung khiến cho lớp niêm mạc bị bong ra và chảy máu.
Ngoài ra, khí hư trong những tuần đầu của thai kỳ xuất hiện nhiều hơn và thường có màu trắng đục. Nhưng nếu bạn thấy chúng có mùi hôi, tanh, hoặc màu sắc khác lạ thì cần đi khám ngày vì đó là biểu hiện của các bệnh về phụ khoa.
Người mệt mỏi
Người mệt mỏi, khó chịu và không có sức để làm việc là một trong những dấu hiệu mang thai khi chưa đến kỳ kinh. Các chuyên gia cho rằng, tình trạng này là do nồng độ hormone thai kỳ tăng cao đột ngột khiến cơ thể mẹ bầu chưa thích nghi được. Lúc này, chị em nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và hạn chế làm những công việc nặng để nhanh chóng phục hồi sức khoẻ và đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Thân nhiệt tăng
Thân nhiệt tăng cao là dấu hiệu có thai khi chưa có kinh mà các chị em cần lưu ý. Khi thấy nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ, hầu hết mọi người đều nghĩ mình bị sốt do cúm, virus,... Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn không phải vậy.
Hàm lượng hormone progesterone tăng đột biến khiến cho thân nhiệt luôn ở nhiệt độ cao và tiêu hao khá nhiều năng lượng. Điều này khiến cho nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu, thậm chí còn phát ban hoặc nổi mẩn ngứa. Vì vậy, chị em nên chọn mặc những bộ quần áo mát mẻ, rộng rãi, có tính co giãn để dễ chịu hơn.
Thường xuyên đi tiểu
Nếu bỗng nhiên bạn thấy tần suất đi tiểu tăng cao bất thường và kéo dài trong nhiều ngày liền thì rất có thể đó là biểu hiện có thai khi chưa đến kỳ kinh. Phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng đi tiểu nhiều trong ngày, thậm chí nhiều gấp 2-3 lần so với trước kia.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do bào thai phát triển và gây áp lực lên phần bàng quang. Đồng thời, hàm lượng máu khi mang thai tăng cao khiến cho thận phải hoạt động liên tục và gây cảm giác buồn tiểu. Đồng thời, hàm lượng máu khi mang thai tăng cao khiến cho thận phải hoạt động liên tục để đẩy chất thải ra ngoài, từ đó gây cảm giác buồn tiểu.
Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn triệu chứng đi tiểu nhiều không đi kèm với cảm giác đau rát, buốt hoặc kèm cả máu mỗi khi đi tiểu. Nếu thấy những dấu hiệu đó xuất hiện, các chị em cần nhanh chóng đi khám phụ khoa để điều trị kịp thời. Các bệnh phụ khoa, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ, thậm chí là vô sinh.
Bị buồn nôn và nôn
Bên cạnh các biểu hiện như ra máu báo hoặc thân nhiệt tăng thì buồn nôn cũng là một trong những dấu hiệu có thai sớm khi chưa đến kỳ kinh. Tình trạng này được xem là khởi đầu của cơn ốm nghén và cũng là “ác mộng” của nhiều phụ nữ khi mang thai.
Biểu hiện mang thai sớm buồn nôn và nôn sẽ kéo dài trong suốt thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất và bắt đầu đỡ dần khi mẹ mang bầu tháng thứ 4. Tuy nhiên, cũng có nhiều người bị chứng buồn nôn cho đến khi chuyển dạ. Cách tốt nhất để giảm cảm giác khó chịu là uống nước gừng hoặc ăn các thực phẩm được chế biến từ gừng.
Bị chuột rút
Khi hỏi về những dấu hiệu có thai sớm khi chưa đến kỳ kinh thì không thể không nhắc đến hiện tượng chuột rút. Mẹ bầu có thể gặp nhiều tình trạng này trong những tuần đầu tiên và giai đoạn cuối của thai kỳ.
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng chuột rút khi mới mang thai là do tử cung của bà bầu bị dãn ra đến vài cm để tạo không gian cho thai nhi phát nhiều. Điều này làm cho mạch máu ở phần chi dưới bị áp lực và đôi khi xuất hiện chứng chuột rút.
Hiện tượng chuột rút vốn không gây nguy hiểm gì cho cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước để giảm bớt tần suất xuất hiện của dấu hiệu mang thai khi chưa tới kỳ kinh này. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng âm đạo ra máu kèm chuột rút thì mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp xử lý.
Bị đau lưng
Đau lưng cũng là dấu hiệu có thai khi chưa đến kỳ kinh nhưng hầu hết các chị em thường không chú ý và bỏ qua. Tình trạng đau lưng khi mang thai thường tập trung ở vùng thắt lưng và dọc sống lưng. Điều này là do dây chằng bị dãn ra để thích nghi với sự phát triển hàng ngày của bé. Vì vậy, bà bầu nên vận động hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng và hạn chế ngồi yên trong vòng nhiều giờ để bớt khó chịu.
Bị táo bón, đầy hơi
Nguyên nhân gây ra triệu chứng táo bón, đầy hơi mà bất cứ ai cũng nghĩ đến đầu tiên là do chế độ ăn uống chưa khoa học. Tuy nhiên, đó lại là một trong các hiện tượng có thai khi chưa đến kỳ kinh nguyệt, giúp mẹ nhận biết tin vui sớm nhưng lại ít ai để ý tới.
Tác nhân gây ra triệu chứng đầy hơi, táo bón và khó tiêu ở bà bầu là do hàm lượng hormone trong cơ thể tăng cao khiến cho đường ruột hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, kích thước tử cung phát triển đã chèn ép lên vùng xương chậu và bàng quan cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Để giảm tình trạng táo bón, chị em nên tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
Thay đổi thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống thay đổi là dấu hiệu có thai sớm khi chưa đến kỳ kinh mà chúng ta rất dễ nhận ra. Ví dụ bạn là một người rất thích ăn ngọt nhưng nay bỗng chuyển sang ăn đồ ăn chua hoặc cay. Hay kể cả những món ăn khoái khẩu trước đây của bạn nay bỗng trở lên sợ hãi, buồn nôn khi ngửi thấy mùi. Một số trường hợp còn gặp phải chứng cuồng ăn, nghĩa là ăn một món trong một khoảng thời gian dài mà không hề biết chán.
Nếu bỗng dưng bạn cảm thấy thói quen ăn uống của mình thay đổi 180 độ như vậy thì rất có thể bạn đã mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, thực phẩm không độc hại để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con.
Bị khó thở
Hàm lượng hormone sinh sản progesterone tăng cao khiến cho cơ thể mẹ bầu thường xuyên bị ngột ngạt, khó thở. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần nhiều oxy để cung cấp cho 2 mẹ con cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Mẹ bầu bị khó thở được xem là dấu hiệu vô cùng bình thường có thể kéo dài trong suốt thời gian thai kỳ.
Nếu dấu hiệu có thai khi chưa đến kỳ kinh này kèm với chứng tức ngực, khó thở thì chị em cần nghỉ ngơi nhiều và đến khám bác sĩ để phát hiện ra vấn đề bất thường.
Thay đổi vùng ngực
Sau khi trứng và tinh trùng thụ thai thành công, nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi và làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, gây ra tình trạng tức ngực. Ngoài ra, nhiều mẹ bầu còn đi kèm với hiện tượng đầu vú bị đen, quầng vú lớn hơn và rất khó chịu khi chạm vào. Lúc này, chị em nên chọn những loại áo ngực rộng rãi, chất vải mềm để giảm ma sát, , giúp ngực đỡ bị đau.
Tuy nhiên, dấu hiệu thay đổi ở vùng ngực khi mang thai rất giống với triệu chứng tiền kinh nguyệt. Vì thế mà nhiều người gặp hiện tượng này thường nghĩ rằng chu kỳ kinh nguyệt đang đến gần. Để xác định đó thực sự là hiện tượng có thai khi chưa đến kỳ kinh nguyệt hay không, bạn nên dựa thêm vào một số dấu hiệu khác đi kèm.
Nhạy cảm với mùi vị
Với những mùi hương rất bình thường như: mùi cơm sôi, kem đánh răng, mùi mắm, thậm chí mà một mùi bạn đã từng rất yêu thích nhưng bỗng nhiên thấy khó chịu và buồn nôn. Đó là một trong những dấu hiệu có thai khi chưa đến kỳ kinh mà chị em nên “bỏ túi”.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là lượng hormone tăng đột ngột khiến cho khứu giác nhạy cảm hơn. Thông thường, tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất khi mẹ bầu bước sang thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai.
Xem thêm:
- Mách mẹ nhận biết dấu hiệu có thai sau 8 ngày quan hệ
- Bật mí 10 dấu hiệu có thai bé gái không phải ai cũng biết
Bị chảy máu cam
Chảy máu cam là dấu hiệu có thai khi chưa đến ngày kinh mà khá ít trường hợp gặp phải nhưng các chị em cũng không nên bỏ qua. Nguyên nhân là hàm lượng máu và hormone tăng cao khiến cho các mạch máu nhỏ bị giãn, dẫn đến nguy cơ chảy máu mũi cao. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và liên tục thì chị em nên đi khám bác sĩ để tránh bị thiếu máu.
Bị đau đầu, chóng mặt
Theo thống kê, có đến ⅔ mẹ bầu sau khi trứng vừa thụ tinh thành công đã xuất hiện những cơn đau đầu, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Nguyên nhân là hệ tuần hoàn phải hoạt động liên tục để bơm máu khiến cho tim đập nhanh. Để giảm bớt tình trạng này, chị em nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học.
Tâm trạng thay đổi
Tâm trạng thay đổi nhanh chóng cũng là một dấu hiệu có thai khi chưa đến kỳ kinh. Có thể bạn vừa cười nói rất vui vẻ nhưng phút sau đã khó chịu và cáu gắt. Sự biến đổi của nội tiết tố chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Để duy trì tinh thần luôn ổn định, vui vẻ thì mẹ bầu có thể tập ngồi thiền mỗi ngày.
Đặc biệt, mẹ bầu cần lưu ý tâm trạng không tốt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Nếu muốn con yêu luôn khỏe mạnh, mẹ hãy chia sẻ cảm xúc với những người thân, thường xuyên nghe nhạc vui, tránh tiếp xúc với các vấn đề tiêu cực để tinh thần luôn thoải mái.
Dấu hiệu có thai lần 2 và những điều mẹ bầu cần lưu ý
Nhận biết dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 1 ngày
Dấu hiệu có thai 2 tháng là gì? Những điều mẹ bầu cần lưu ý
Những điều cần lưu ý khi phát hiện dấu hiệu có thai sớm
Sau khi phát hiện những dấu hiệu có thai khi chưa đến kỳ kinh, bà bầu nên thực hiện ngay những việc quan trọng được liệt kê dưới đây để có sự chuẩn bị thật tốt cho khoảng thời gian sắp tới.
Khám thai
Trong lần khám thai đầu tiên này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem bạn có thực sự mang thai hay không. Nếu dự đoán là chính xác thì mẹ bầu sẽ cần làm thêm một vài cuộc xét nghiệm để có một số thông tin cơ bản như:
-
Xác định vị trí làm tổ của bào thai.
-
Đo chỉ số BMI qua chiều cao và cân nặng. Nếu bạn chưa đạt mức cân nặng tiêu chuẩn hoặc vượt quá thì bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất cho 2 mẹ con.
-
Kiểm tra huyết áp để tránh nguy cơ mắc chứng tiền sản giật.
-
Đo nồng độ hormone hCG và glucose trong nước tiểu để ngăn chặn nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.
-
Dự đoán ngày sinh dự kiến.
-
Xét nghiệm máu để tránh các bệnh lây nhiễm như: sởi, viêm gan B, thuỷ đậu, HIV,...
Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể bà bầu sẽ có nhiều thay đổi lớn nên chị em cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Thực phẩm nên ăn
Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé thì mẹ bầu nên tăng cường ăn những loại thực phẩm sau:
-
Thực phẩm giàu sắt: Sắt là khoáng chất quan trọng giúp tăng cường sức khỏe cho phụ nữ mang thai, nếu thiếu sắt bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, da dẻ xanh xao. Vì vậy chị em nên bổ sung sắt vào thực đơn hàng ngày qua thịt, cải bó xôi, rau dền, ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt.
-
Thực phẩm giàu axit folic: Đây là vi chất không thể thiếu để ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Mỗi ngày, bạn nên cung cấp cho cơ thể 400-600mcg axit folic qua gan, ngũ cốc, rau xanh, cà chua, cam, đậu nành.
-
Thực phẩm giàu canxi: Mẹ bầu cần tăng cường bổ sung canxi trong 3 tháng đầu thai kỳ để giúp thai nhi xây dựng hệ xương và răng vững chắc. Một số thực phẩm giàu canxi là: cua, tôm, sữa bò, sữa dê, sữa bột.
-
Thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất: Đây là những dưỡng chất quan trọng để giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Nhóm thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng là: bắp cải, quýt, nho, táo, bưởi.
Thực phẩm không nên ăn
Ngày sau khi xuất hiện những dấu hiệu có thai khi chưa đến kỳ kinh, các mẹ hãy dừng ngay việc sử dụng các thực phẩm dưới đây để phòng ngừa nguy cơ sảy thai.
-
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
-
Thực phẩm đóng gói, đồ ăn sẵn.
-
Đồ ăn chứa nhiều giàu mỡ.
-
Các thực phẩm dễ gây sảy thai: rau răm, rau ngót, rau sam, dứa, đu đủ xanh, nhãn, khoai tây mầm.
Thực hiện lối sống khoa học
Giai đoạn đầu mang thai là thời điểm có nguy cơ sảy thai cao nhất. Vì vậy bà bầu nên lưu ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo sức khỏe mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
-
Hạn chế quan hệ tình dục: Do nhau thai chưa bám chắc vào thành tử cung nên các cặp vợ chồng cần hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu tiên để tránh gây ra cơn co thắt, sảy thai.
-
Luyện tập thể dục thể thao: Mỗi ngày bà bầu nên dành ít nhất 30-45 phút để tập yoga, bơi hoặc đi bộ. Điều này rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và giúp cho việc chuyển dạ diễn ra thuận lợi.
-
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Chị em cần chú ý tắm rửa, thay quần áo hàng ngày vì thân nhiệt của bà bầu thường cao hơn người bình thường nên dễ bị cảm, phát ban, sốt,..
-
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Phụ nữ mang thai cần cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi để tránh stress hoặc kiệt sức.
Trên đây là những dấu hiệu có thai sớm khi chưa đến kỳ kinh và 3 điều quan trọng chị em cần lưu ý. Mong rằng, với thông tin Monkey vừa cung cấp sẽ giúp các cặp vợ chồng có sự chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ. Ngoài ra, nếu ba mẹ cần biết điều gì về kiến thức thai sản, chăm sóc và nuôi dạy con, hãy nhanh tay truy cập website Monkey để được giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất nhé.
Xem thêm:
Symptoms of pregnancy: What happens first - Ngày truy cập: 25/07/2022