zalo
Dấu hiệu có thai 2 tháng là gì? Những điều mẹ bầu cần lưu ý
Chuẩn bị mang thai

Dấu hiệu có thai 2 tháng là gì? Những điều mẹ bầu cần lưu ý

Đào Nhàn
Đào Nhàn

25/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Phần lớn phụ nữ mang thai đến tháng thứ 2 mới cảm nhận được những biến đổi rõ rệt của cơ thể. Vậy những dấu hiệu có thai 2 tháng là gì? Thai phụ có cần lưu ý gì trong thời gian này không? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp.

Dấu hiệu có thai 2 tháng bạn cần biết

Khi mang thai 2 tháng đầu, cơ thể phụ nữ xuất hiện rất nhiều dấu hiệu báo cho mẹ biết “tin vui”. Vậy mang thai 2 tháng có dấu hiệu gì? Chúng ta sẽ cùng khám phá 10 dấu hiệu phổ biến nhất dưới đây để sớm có kế hoạch chuẩn bị đón chờ bé chào đời.

Chậm kinh

Nữ giới chậm kinh quá 5 ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chậm kinh là dấu hiệu có thai 2 tháng chuẩn xác và được nhiều chị em biết đến nhất. Sau khi thụ tinh thành công thì trứng sẽ làm tổ ở trong buồng tử cung và được nội mạc tử cung nuôi dưỡng. Như vậy trong thời gian mang thai, trứng trong cơ thể mẹ bầu không rụng nữa nên không xuất hiện kinh nguyệt hàng tháng. Nếu nữ giới bị muộn kinh nguyệt hơn 5 ngày thì rất có thể bạn đã mang thai.

Xuất hiện các triệu chứng ốm nghén

Ốm nghén là dấu hiệu có thai trong 2 tháng đầu rất phổ biến. Nhiều chị em gặp cảm giác buồn nôn cả ngày dài, đặc biệt là vào buổi sáng. Ngoài ra, thai phụ có khứu giác nhạy cảm hơn với một số mùi như: cá sống, thịt sống, nước mắm, kem đánh răng,...

Khi ngửi thấy các mùi đó, mẹ bầu lại có cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Thậm chí còn có những trường hợp ốm nghén quá mức không ăn uống được nhiều dẫn đến sụt cân. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ  giảm dần và hết hẳn khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2.

Tăng cân

Phụ nữ mang thai 2 tháng đầu thường có biểu hiện tăng cân nên nhiều chị em lầm tưởng rằng mình bị béo lên. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy mà đó lại là dấu hiệu có thai tháng thứ 2.

Điều này là do bào thai bắt đầu phát triển các bộ phận trên cơ thể. Đồng thời, chị em sẽ có cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn. Bạn có thể ăn bất cứ món nào, kể cả là món trước kia bạn thích hoặc không thích, ngoài ra nhiều người còn có những món ăn kỳ lạ như cục tẩy có mùi thơm, tàn thuốc lá...

Mệt mỏi

Mẹ bầu có thai 2 tháng thường xuyên bị mệt mỏi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nồng độ hormone progesterone ở mẹ bầu sẽ tăng nhanh, đặc biệt là thời gian tam cá nguyệt thứ nhất. Hormone này có tác dụng duy trì nội tiết tố của thai kỳ, ngăn ngừa co bóp tử cung và ức chế đáp ứng miễn dịch sớm. Tuy nhiên, nồng độ progesterone tăng quá cao sẽ làm cho thai phụ thấy mệt mỏi, đôi lúc bị kiệt sức.

Đi tiểu thường xuyên

Đi tiểu nhiều, đặc biệt khi vào ban đêm là dấu hiệu mang thai 2 tháng mà bạn rất dễ nhận biết. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do tử cung phát triển kích thước lớn gây áp lực lên bàng quang. Đồng thời lưu lượng máu tăng cao khiến thận phải hoạt động với công suất cao hơn để ép chất thải ra ngoài cơ thể.

Ngực căng

Dấu hiệu mang thai 2 tháng đầu dễ nhận thấy khác là những khác lạ ở vùng ngực.  Các chị em sẽ cảm thấy ngực sưng, đau, quầng vú lớn hơn hoặc núm vú trở nên sẫm màu, nhô ra. 

Nguyên nhân chính là nội tiết tố biến đổi làm cho hormone hCG tăng cao, khiến vùng ngực thay đổi hình dáng và kích cỡ. Tuy nhiên, sau tháng thứ 3 của thai kỳ triệu chứng này sẽ giảm dần và mất hẳn.

Xem thêm:

Vòng bụng to dần

kích thước vòng 2 tăng lên nhanh chóng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cùng với sự tăng nhẹ của trọng lượng cơ thể, kích thước vòng bụng bắt đầu nhú lên và cứng hơn cũng là dấu hiệu có thai 2 tháng. Bởi tháng thứ 2 của thai kỳ, thai nhi đã phát triển rõ đầu, mình, chân, tay và có cân nặng khoảng 4 gram, dài từ 2-3cm.

Tâm trạng thay đổi thất thường

Tâm trạng thay đổi thất thường khi mang thai là một hiện tượng vô cùng bình thường ở phụ nữ. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố và ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh. Thai phụ sẽ có những phản ứng khác nhau trong trường hợp này. 

Một số mẹ bầu cảm thấy hưng phấn, nhưng một số người lại rơi vào trạng thái lo âu và không thể kiểm soát cảm xúc. Nếu bạn không may bị rơi vào trường hợp thứ 2 và tình trạng này kéo dài liên tục thì cần gặp chuyên gia tâm lý để tránh mắc bệnh trầm cảm khi mang bầu.

Thân nhiệt thay đổi

Hormone sinh dục progesterone tăng cao sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng lên và làm cho mẹ bầu cảm thấy oi bức, người luôn ở trong tình trạng khó chịu. Khi thấy thân nhiệt tăng cao hơn bình thường, nhiều mẹ sẽ lầm tưởng rằng mình bị sốt do virus, viêm họng,.... nên uống thuốc cho nhanh khỏi. 

Tuy nhiên, điều này vô cùng nguy hiểm cho thai nhi, có thể dẫn đến sảy thai hoặc gây dị tật cho thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, tốt nhất phụ nữ không nên tùy tiện uống thuốc khi chưa khám hoặc được bác sĩ chỉ định.

Thường xuyên bị táo bón

Táo bón cũng là dấu hiệu có thai tháng thứ 2. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cơ thể mẹ bầu có xu hướng sản sinh nhiều hormone hơn trong thời gian thai kỳ do những thay đổi của nội tiết tố. Khi cơ thể tiết ra quá nhiều hormone sẽ phát sinh các triệu chứng bất thường, đặc biệt là ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hoá.

Hormone progesterone có xu hướng làm chậm nhu cầu động ruột và gây cản trở quá trình đẩy chất thải ra ngoài, từ đó dẫn đến hiện tượng táo bón.

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai 2 tháng

Như vậy, thông qua những chia sẻ ở trên chúng ta đã nắm rõ được 10 dấu hiệu có thai 2 tháng chính xác và phổ biến nhất. Tuy nhiên, tình trạng bị sảy thai trong những tháng đầu thai kỳ xảy ra tương đối lớn vì trứng chưa làm tổ chắc chắn ở tử cung. 

Vì vậy, mẹ bầu cần theo dõi sức khoẻ của bản thân hàng ngày và thăm khám bác sĩ ngay khi thấy cơ thể có những biến đổi bất thường để đảm bảo an toàn cho 2 mẹ con. Dưới đây là 5 lưu ý dành cho phụ nữ mang thai 2 tháng.

Các triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thai kỳ

Phụ nữ mang thai 2 tháng bị mắt mờ nên đi khám sớm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số biểu hiện không bình thường ở nữ giới mang thai tháng thứ 2 có thể kể đến như:

  • Chảy máu âm đạo: Nếu thai phụ xuất hiện tình trạng quặn đau bụng dưới và có dải máu là cảnh bảo cho nguy cơ sảy thai.

  • Tình trạng nôn nghén quá mức: Theo thống kê, có đến 80% mẹ bầu bị ốm nghén trong 2-3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra quá nghiêm trọng sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng và thai nhi không phát triển toàn diện.

  • Âm đạo tiết quá nhiều dịch: Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ nếu âm đạo tiết quá nhiều dịch và kèm theo các cơn đau bụng.

  • Thị lực giảm sút: Nếu thị lực mẹ bầu bị giảm mạnh và thường nhìn thấy những chấm sáng bị nổ đom đóm thì bạn cần đi khám ngay vì rất có thể xảy ra tình trạng tiền sản giật.

  • Đi tiểu nhiều, đau buốt: Đây là những dấu hiệu cơ bản của nhiễm trùng đường tiết niệu, thai phụ cần đi khám phụ khoa để có phương án điều trị phù hợp.

  • Chân, tay bị ngứa: Mẹ bầu bị ngứa râm ran ở lòng bàn tay-chân thì rất có thể bạn đã mắc phải biến chứng ứ mật thai kỳ. Bệnh này làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai lưu.

Mốc thời gian cần đi siêu âm khi mang thai 2 tháng

Thời điểm tốt nhất để đi khám thai trong 2 tháng đầu là nằm trong tuần thứ 7 và thứ 8 của thai kỳ. Trong thời gian này, mẹ bầu sẽ biết chính xác nhịp tim của bé và những chỉ số phát triển cơ thể. Ngoài ra, bất cứ khi nào chị em cảm thấy cơ thể có biểu hiện bất thường thì nên đi khám ngay lập tức. 

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ mang thai 2 tháng

Bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong suốt thời gian thai kỳ để bé có thể phát triển khoẻ mạnh. Tuy nhiên, không phải loại thức ăn nào thai phụ cũng có thể nạp vào cơ thể. Bạn cần lưu ý một số món mẹ bầu nên ăn và không nên ăn khi mang thai được 2 tháng.

Các món mẹ bầu nên ăn

Chị em cần tăng cường ăn các loại trái cây như cam, chuối, táo nho,... và các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, ngũ cốc để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ngoài ra, bạn nên ăn thêm thực phẩm chứa nhiều chất xơ, axit folic, protein từ trứng và sữa.

Mẹ bầu cần bổ sung vitamin và khoáng chất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đặc biệt, ở tháng thứ 2 của thai kỳ mẹ bầu nên uống thêm thực phẩm chức năng để tăng cường canxi, vitamin D, DHA, sắt, axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Các món mẹ bầu không nên ăn

Trong thời gian thai nghén, thai phụ cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Cá chứa thuỷ ngân.

  • Nội tạng động vật.

  • Thực phẩm chứa nhiều giàu mỡ.

  • Đồ uống có ga hoặc chất kích thích.

  • Một vài loại rau như: măng tươi, mướp đắng, rau ngót,...

  • Trái cây có tính nóng như: vải nhãn, táo, đào,...

Chế độ rèn luyện sức khỏe cho mẹ bầu 2 tháng

Chế độ rèn luyện thể thao hợp lý dành cho mẹ bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vận động thường xuyên sẽ giúp bà bầu cải thiện chất lượng giấc ngủ, tình trạng đau lưng, táo bón và dễ chuyển dạ hơn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau để bảo vệ an toàn cho 2 mẹ con khi luyện tập thể dục thể thao.

  • Tham khảo bác sĩ về những môn thể thao hoặc động tác thể dục nên thực hiện hoặc không.

  • Cung cấp đầy đủ năng lượng trước khi tập luyện.

  • Mặc quần áo rộng rãi để dễ vận động.

  • Làm ấm cơ thể trước khi luyện tập để tránh bị chuột rút.

  • Không tập thể thao ở môi trường có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

  • Tránh vận động quá sức.

Những điều cần tránh khi mang thai

Dưới đây là một số lưu ý mà phụ nữ mang thai 2 tháng cần tránh để đảm bảo sức khỏe mẹ và sự phát triển của con.

  • Không lao động nặng nhọc, leo cầu tháng nhiều hoặc thường xuyên xoa bụng.

  • Không tự ý uống thuốc nếu không có đơn kê của bác sĩ.

  • Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều chất phóng xạ, thuốc trừ sâu hoặc tia laze.

  • Hạn chế đi giày cao gót hoặc dép cao.

  • Không nên ngồi làm việc liên tục nhiều giờ.

  • Hạn chế đến những nơi đông người.

Trên đây là những dấu hiệu có thai 2 tháng thường xuyên xảy ra đối với mẹ bầu. Mong rằng những thông tin Monkey vừa cung cấp giúp bạn phát hiện thai kỳ sớm nhất và có kế hoạch để đảm bảo bé phát triển toàn diện, khoẻ mạnh.

2 Months Pregnant: Symptoms and Fetal Development - Ngày truy cập: 31/05/2022

https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/2-months-pregnant

What to Expect at 2 Months Pregnant - Ngày truy cập: 31/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/2-months-pregnant

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!