Hiện nay tình trạng hiếm muộn khá nhiều. Để giải quyết vấn đề này, các cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến giải pháp thụ tinh nhân tạo IVF để tăng khả năng đậu thai. Vậy phương pháp IVF là gì? Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi của IVF như thế nào? Mời các mẹ cùng Monkey giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Chuyển phôi trong IVF là gì?
Phương pháp thụ tinh nhân tạo hay còn gọi là phương pháp IVF (In Vitro Fertilization) là cách chữa hiếm muộn ở các cặp vợ chồng. Nguyên nhân là do chất lượng trứng (tinh trùng) kém, lớn tuổi, ống dẫn trứng của mẹ có vấn đề,... hay bất cứ nguyên nhân nào khiến người mẹ khó đậu thai.
Phương pháp IVF được thực hiện bằng cách lấy trứng của người mẹ thụ tinh trong ống nghiệm, sau khi thành phôi sẽ đưa trở lại vào tử cung người mẹ và phát triển bình thường. Các bước thực hiện được Monkey liệt kê chi tiết ở dưới đây:
-
Bước 1: Bác sĩ sẽ lấy trứng trực tiếp từ người mẹ, sau đó đem đi thụ tinh trong ống nghiệm với điều kiện thích hợp và tối ưu nhất.
-
Bước 2: Sau khi trứng được thụ tinh thành phôi, bác sĩ sẽ tiến hành đưa phôi vào trong tử cung người mẹ và người mẹ mang bầu như bình thường.
Khi đưa phôi vào tử cung, phôi sẽ bám vào niêm mạc tử cung để phát triển và làm tổ. Tuy nhiên đa số trường hợp tử cung người mẹ còn yếu, thành niêm mạc mỏng nên phôi rất khó để bám. Vì vậy bác sĩ sẽ tiêm hoặc cho uống progesterone từ 8-10 ngày. Lúc này, hormone từ buồng trứng sẽ được tạo ra để làm dày niêm mạc tử cung, giúp cho phôi bám được dễ dàng hơn.
Phôi nhân tạo có hai loại đó là phôi tươi (phôi sau thụ tinh sẽ sử dụng luôn) và phôi đông lạnh (là phôi tươi được làm đông sau quá trình thụ tinh nhân tạo). Phôi đông lạnh sẽ được đưa vào tử cung mẹ thay phôi tươi nếu bị hỏng. Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi tươi và phôi đông lạnh đều giống nhau.
IVF diễn ra trong khoảng 2 tuần (14 ngày), trong thời gian này chị em phụ nữ không nên quá lo lắng, hồi hộp, tâm lý sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của IVF. Thay vào đó, nên thả lỏng nhiều hơn, hoạt động vừa phải, ăn uống đầy đủ tránh đồ ngọt nhân tạo.
Nếu thấy có biểu hiện bất thường thì chị em cần đến gặp bác sĩ ngay. Đồng thời, phụ nữ sau khi chuyển phôi cũng nên lắng nghe cơ thể mình để xem có những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi dưới đây hay không.
Các dấu hiệu có thai sau chuyển phôi sớm dễ nhận biết nhất
IVF diễn ra trong 14 ngày, để kiểm tra kết quả của quá trình thụ tinh nhân tạo thì bác sĩ sẽ yêu cầu nữ giới làm xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone beta hCG (Human Chorionic Gonadotropin). Đây là một hormone được sản xuất từ rất sớm trong thai kỳ, ngay sau khi trứng được thụ tinh chuyển từ vòi trứng vào làm tổ ở niêm mạc tử cung.
Bác sĩ xét nghiệm nồng độ hormone để đưa ra kết quả phôi đã làm tổ thành công hay chưa. Sau khi đưa trứng đã thụ tinh vào tử cung và phát triển thành phôi thai thành công, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện các dấu hiệu có thai sau chuyển phôi điển hình như sau:
Ra đốm máu
Chảy máu nhẹ hoặc ra đốm máu là dấu hiệu có thai sau khi chuyển phôi thành công. Phôi thai được gắn vào niêm mạc tử cung sẽ phát triển, gây ra những thay đổi trong cơ thể mẹ dẫn đến kích ứng và tổn thương các mạch máu. Vì vậy việc có những đốm máu là hoàn toàn bình thường, thậm chí là tín hiệu tốt đầu tiên rằng người phụ nữ đã có thai thành công nên các mẹ cứ yên tâm nhé.
Xem thêm:
- Bà bầu tháng cuối có nên cắt tóc không? Đáp án KHÔNG như “lời đồn”
- Nhận biết dấu hiệu có thai qua các tuần trong tam cá nguyệt thứ nhất chính xác
Bị lỡ kỳ kinh nguyệt
Có thể nói, chậm chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu có thai sau chuyển phôi dễ thấy nhất, và chính xác nhất mà bất kể ai cũng biết. Cho dù là thụ tinh thông thường hay thụ tinh nhân tạo thì chậm kinh đều xảy ra và nó báo rằng người phụ nữ đang mang bầu. Chị em phụ nữ cần theo dõi thêm các dấu hiệu khác, đồng thời dùng que thử thai để chắc chắn về kết quả cũng như chú ý đến cơ thể của mình hơn.
Ngực căng tức
Một dấu hiệu có thai sau khi chuyển phôi nữa là người mẹ cảm thấy ngực căng tức, đau ở đầu ti hoặc cả bầu ngực. Nguyên nhân là do hormone Progesterone được sản sinh nhiều khi mang thai, khiến cho nhịp độ lưu thông máu đến ngực tăng cao gây nhạy cảm hơn, căng tức hơn. Cảm giác khó chịu này sẽ giảm bớt khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai.
Mệt mỏi hoặc chán nản
Cũng giống như chậm kỳ kinh nguyệt, ốm nghén là một trong những dấu hiệu dấu hiệu có thai sau khi chuyển phôi đặc trưng nhất ở người phụ nữ. Tuy nhiên chính hormone này lại giúp em bé phát triển và lớn lên vì thế mà mẹ chớ lo lắng quá.
Ngoài ra cơ thể mẹ còn phải hoạt động gấp đôi bình thường để nuôi dưỡng cả hai mẹ con nên việc cảm thấy mệt mỏi hơn là bình thường. Đó cũng là dấu hiệu mẹ đã đậu thai - có con, phải nuôi con nên mệt hơn.
Ốm nghén
Cũng giống như chậm kỳ kinh nguyệt, ốm nghén là một trong những dấu hiệu báo thai đặc trưng nhất ở người phụ nữ. Tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng nghén mà có người có, có người lại không. Có người nghén suốt thai kỳ nhưng có người lại chỉ nghén ba đến bốn tháng đầu mà thôi.
Mẹ bầu gặp phải tình trạng này thì nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cũng như bù nước thường xuyên. Nước rất quan trọng với cơ thể con người, đặc biệt với bà bầu. Nếu cơ thể bị thiếu nước cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, tiêu hóa kém, trao đổi chất chậm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.
Nhận biết dấu hiệu có thai sau chuyển phôi 14 ngày
Trong vòng 14 ngày sau chuyển phôi, cơ thể của phụ nữ nhạy cảm có thể xuất hiện những dấu hiệu sớm hơn. Các dấu hiệu chuyển phôi thành công theo từng ngày giúp mẹ nhận biết được sớm hơn, cụ thể như:
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi 1 ngày
Sau khi chuyển phôi được 1 ngày thì mẹ sẽ có dấu hiệu đi tiểu nhiều lần do tử cung bị tác động, chèn ép lên bàng quang. Mẹ bầu hãy chú ý đi lại nhẹ nhàng, ngồi bệ xí bệt hoặc dùng bô vừa với mình. Không nên ngồi xổm hay cúi gập người quá làm ảnh hưởng đến tử cung. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhưng không được thụt rửa sâu.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi 2 ngày
Sau 2 ngày chuyển phôi về cơ bản mẹ bầu sẽ không thấy gì quá khác thường. Cơ thể mẹ nào nhạy cảm thì sẽ còn đi tiểu nhiều 1 chút (nhưng ít hơn ngày đầu) và đau ngực nhẹ. Mặc dù vậy các mẹ vẫn cần cẩn thận đi lại, hạn chế vận động mạnh, không cúi người quá sâu vì tác động đến tử cung. Đi bộ nhẹ nhàng 15 đến 30 phút giúp lưu thông máu, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất. Ngoài ra các mẹ vẫn sinh hoạt bình thường.
Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi ngày 3 đến ngày 5
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi ngày 5 rõ rệt nhất bởi đây chính là giai đoạn quan trọng nhất: phôi thai đã tìm được chỗ làm tổ. Một số biểu hiện mẹ bầu có thể nhận thấy được dấu hiệu chuyển phôi ngày 5 thành công như cảm giác nặng, quặn ở bụng dưới; căng tức, đau ở đầu ti; khó thở; đau lưng, đau hai bên hông và eo.
Lúc này, chị em cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, đảm bảo dinh dưỡng, vận động và giữ tâm lý ổn định, lạc quan vui vẻ kết hợp nghỉ ngơi ăn uống khoa học để tăng tỉ lệ thành công sau chuyển phôi.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi 6 ngày
Sau 6 ngày cơ thể người phụ nữ có thể vẫn còn râm ran đau bụng, kéo dài mấy ngày sau nữa. Cũng trong khoảng thời gian này, nội tiết tố tiết ra nhiều hơn gây ra tình trạng âm đạo thường xuyên ẩm ướt, ra nhiều huyết trắng. Đây là dấu hiệu có thai sau chuyển phôi bình thường, các mẹ hãy giữ âm đạo sạch sẽ, có thể thay quần lót 3 đến 4 lần nếu ra nhiều huyết trắng quá, ẩm ướt khiến mẹ bầu khó chịu.
Dấu hiệu chuyển phôi sau 7 ngày (1 tuần)
Đau đầu, mệt mỏi là dấu hiệu có thai sau chuyển phôi đông lạnh thành công sau 1 tuần. Nguyên nhân chủ yếu gây là là do nồng độ hormone thai kỳ tăng cao, cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi nên dẫn đến mệt mỏi. Lúc này các mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống đủ chất, vẫn dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi 8 ngày
Những biểu hiện của 7 ngày trước vẫn tiếp tục trong ngày thứ 8. Tuy nhiên có dấu hiệu tốt hơn đó là các mẹ sẽ cảm thấy đói và ăn được nhiều hơn. Nhưng vì vẫn còn mệt mỏi như 7 ngày trước nên cũng có thể có mẹ sẽ không ăn được nhiều, kén ăn. Mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn, ăn thực phẩm dễ tiêu hóa để kích thích dạ dày.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi 9 ngày
Buồn nôn, khó thở, chóng mặt là ba biểu hiện rõ nhất sau khi chuyển phôi được 9 ngày. Lúc này người chồng, gia đình nên chú ý chăm sóc mẹ bầu hơn. Luôn có mặt và giúp đỡ mẹ bầu mỗi khi cần.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi 10 ngày
Ngoài các biểu hiện như buồn nôn, khó thở, chóng mặt như ngày 9 thì trong ngày 10 các mẹ sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong việc đặt thuốc. Mẹ sẽ cảm thấy đau, khó khăn trong việc tự đặt thuốc. Người chồng có thể đặt hỗ trợ vợ giúp cô ấy bớt đau.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi 11-13 ngày
Nếu chị em nào trong những ngày trước không có biểu hiện gì thì giai đoạn này chính là lúc các chị cảm thấy đau ngực, bụng căng, đi tiểu nhiều. Có người còn bị đau nhẹ bụng dưới, nhưng cũng có người không bị sao, miễn sao luôn giữ được tinh thần tích cực là được.
Đây cũng là thời điểm các mẹ bầu rục rịch thử thai. Tuy nhiên vì vẫn đang trong quá trình sử dụng thuốc nên kết quả que thử có thể sẽ không được chính xác 100%. Lời khuyên cho các mẹ là hãy để đến hết 14 ngày đi kiểm tra nồng độ beta hCG để có kết quả chính xác nhất.
Dấu hiệu có thai sau 14 ngày chuyển phôi
Sau 14 ngày chuyển phôi, mẹ bầu sẽ đi xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ beta hCG. Nếu nồng độ beta hCG ở mức cao hơn 25 mIU/ml có nghĩa là có thai. Ở giai đoạn đầu thai kỳ nồng độ beta hCG tăng rất nhanh, trung bình 2 đến 3 ngày nồng độ sẽ tăng 1.5 lần trở lên tức là thai khỏe.
Nếu nồng độ beta hCG thấp đi kèm các biểu hiện bất thường tức là phôi thai đang thoái triển, cần được can thiệp và xử lý ngay,
Nếu nồng độ beta hCG cao hơn bình thường thì có thể đang mang đa thai. Trong trường hợp này mẹ bầu cũng cần được thăm khám sớm để tránh khả năng mang thai ngoài tử cung.
Trong trường hợp nồng độ beta hCG không tăng hay giảm thì rất có thể đã bị sảy thai. Lúc này mẹ bầu chuẩn bị cho đợt cấy phôi tiếp theo.
Tóm lại, cho dù là chuyển phôi 1 ngày, 3 ngày, hay 14 ngày; thai khỏe hay sảy thai, có ý định cấy phôi lần nữa và có dấu hiệu có thai sau chuyển phôi là gì thì mẹ bầu cũng cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc đúng liều, ăn uống nghỉ ngơi kết hợp vận động khoa học, giữ sức khỏe và tâm lý ổn định để đạt kết quả cuối cùng.
Có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch là do đâu? Cách kiểm tra chính xác nhất
Nhận biết 15 dấu hiệu có thai khi chưa đến kỳ kinh chính xác nhất
Bật mí 15 dấu hiệu có thai sau 2 tuần quan hệ chính xác cho các chị em
Khi nào có thể thử thai chính xác?
Thông thường, nữ giới có thể áp dụng các phương pháp thử thai sau 7 ngày. Tuy nhiên với phương pháp thụ thai chuyển phôi IVF thì người mẹ cần đợi 14 ngày mới cho kết quả chính xác.
Que thử thai chính là phương pháp hữu ích nhất, thế nhưng với những chị em phụ nữ thụ thai bằng IVF thì cần một lượng nội tiết tố nữ hCG cực lớn mới có thể test que thử thai mà cho ra kết quả chính xác. Ngoài ra, chị em cũng nên căn cứ vào những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi để xác thực có đúng là có thai hay là không.
Vậy nên, Monkey khuyến khích các mẹ nên tới bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để kiểm tra bằng cách xét nghiệm máu nồng độ beta hCG. Bằng cách này vừa cho kết quả chính xác nhất, vừa có thể thăm khám tình trạng sức khỏe của cả mẹ và con, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên và lộ trình chăm sóc sức khỏe cho các mẹ tốt nhất, phù hợp với thể trạng mỗi người.
Phải làm sao khi không thấy dấu hiệu có thai sau chuyển phôi?
Các dấu hiệu có thai sau chuyển phôi thường xuất hiện khi chuyển phôi được 8 đến 14 ngày. Nhưng cũng có người có biểu hiện, triệu chứng, có người lại không. Các mẹ không cần quá lo lắng mà hãy đợi hết 14 ngày, sau đó đi kiểm tra beta hCG để biết kết quả.
Nếu trường hợp mẹ vẫn đậu thai mà không có triệu chứng gì thì có thể là do thể trạng rất tốt, trước đó có rèn luyện. Còn nếu không đậu thai mẹ có thể cân nhắc cấy phôi đông lạnh và tiếp tục chu trình một lần nữa.
Những điều cần lưu ý sau khi chuyển phôi để tăng tỉ lệ thụ thai
Sau khi chuyển phôi, chị em phụ nữ cần thực hiện một số điều sau để tăng tỉ lệ đậu thai:
-
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
-
Vận động nhẹ nhàng để lưu thông máu, tránh nằm bất động một chỗ, có thể đi bộ 30 phút mỗi ngày
-
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ 1.5L đến 2L nước mỗi ngày.
-
Ngủ đủ giấc, tránh xa các chất kích thích như rượu bia, caffeine
-
Trở lại nếp sinh hoạt thường ngày càng sớm càng tốt
-
Kiêng quan hệ tình dục để tăng tỉ lệ đậu thai
Chia sẻ kinh nghiệm trước, trong và sau khi thực hiện chuyển phôi
Dưới đây là tổng hợp các kinh nghiệm trước, trong và sau khi thực hiện chuyển phôi mà chị em nên tham khảo và thực hiện theo:
Trước khi chuyển phôi:
- Tâm lý thoải mái: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của quá trình thụ tinh nhân tạo. Căng thẳng, lo âu có thể tác động tiêu cực đến nội tiết tố, từ đó ảnh hưởng đến khả năng bám phôi của thai nhi. Hãy giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ và tập trung vào mục tiêu mang thai.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là vitamin D, axit folic, sắt, canxi,... Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá,... Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thức uống có gas, rượu bia, cà phê,...
- Sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya. Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày như đi bộ, yoga,... Tránh vận động mạnh, mang vác vật nặng.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Uống thuốc đầy đủ theo chỉ định, tái khám đúng hẹn để theo dõi tình trạng sức khỏe.
- Kiêng quan hệ tình dục: Ít nhất 3 ngày trước và sau khi chuyển phôi.
- Chuẩn bị trang phục thoải mái: Nên mặc quần áo rộng rãi, dễ mặc vào, cởi ra để thuận tiện cho quá trình thực hiện.
Trong khi chuyển phôi:
- Thư giãn: Cố gắng giữ bình tĩnh và thoải mái trong suốt quá trình thực hiện.
- Hợp tác với bác sĩ: Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình chuyển phôi diễn ra suôn sẻ.
- Không lo lắng: Quá trình chuyển phôi diễn ra khá nhanh chóng và không gây đau đớn.
Sau khi chuyển phôi:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Nên nằm nghỉ tại chỗ ít nhất 30 phút sau khi chuyển phôi. Sau đó có thể về nhà sinh hoạt bình thường nhưng cần tránh vận động mạnh, mang vác vật nặng.
- Giữ tinh thần thoải mái: Tiếp tục duy trì tâm lý lạc quan, tránh căng thẳng, lo âu.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
- Theo dõi sức khỏe: Theo dõi các dấu hiệu của cơ thể như đau bụng, ra máu âm đạo,... Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
- Kiểm tra thai: Xét nghiệm beta HCG sau 10-14 ngày để xác định kết quả thụ thai.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Tiếp tục uống thuốc và tái khám theo lịch hẹn để theo dõi tình trạng sức khỏe và thai nhi.
Trên đây là giải đáp về những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi cũng như những vấn đề liên quan về sức khỏe của mẹ bầu khi thụ tinh nhân tạo IVF, hy vọng bài viết của Monkey sẽ giúp ích cho các mẹ!
Signs Your Embryo Transfer May Have Been Successful - Ngày truy cập: 31/08/2022
https://www.healthline.com/health/infertility/positive-signs-after-embryo-transfer