zalo
Nhận biết dấu hiệu có thai qua các tuần trong tam cá nguyệt thứ nhất chính xác
Chuẩn bị mang thai

Nhận biết dấu hiệu có thai qua các tuần trong tam cá nguyệt thứ nhất chính xác

Đào Nhàn
Đào Nhàn

31/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Chính vì thế, chị em cần phải nắm được dấu hiệu có thai qua các tuần để có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Kiến thức mang thai mà Monkey đề cập dưới đây sẽ giúp ích nhiều cho chị em. Vì vậy, các mẹ hãy đọc và ghi nhớ nhé!

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Sự phát triển của thai nhi qua các tuần trong 3 tháng đầu

3 tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu cần chú ý nhất vì lúc này thai nhi mới hình thành nên còn khá yếu. Vậy trong thời gian này, phát triển như thế nào. Chị em hãy tham khảo thông tin mà Monkey đề cập dưới đây nhé!

Tháng đầu tiên của thai kỳ

Trứng gặp tinh trùng và tạo thành hợp tử là những dấu hiệu có thai qua các tuần đầu tiên trong cơ thể mẹ bầu. Sau đó đến giai đoạn sơ nguyên của cơ thể bé, hợp tử sẽ tách từ một thành hai tế bào. Sang tuần thứ hai, phôi thai đã có thể trao đổi chất với cơ thể mẹ do đã bám được vào thành tử cung. 

Xem ngay: Tổng hợp những dấu hiệu có thai sau 5 ngày quan hệ

Thai nhi phát triển thế nào trong tháng đầu thai kỳ? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuần thứ ba là giai đoạn thai nhi phát triển các cơ quan trong cơ thể. Một số ống thần kinh trung ương hay các cơ quan như gan, ruột cũng đang hình thành dần. Sang đến tuần thứ tư, phôi thai vẫn còn khá nhỏ gồm 3 lớp nội bì, trung bì và ngoại bì là những lớp chứa bộ phận cơ thể sau này.

Tháng thứ hai của thai kỳ

Tuần thứ 5, não và tủy sống của bé đã bắt đầu hình thành từ các hệ thống ống thần kinh. Các tế bào mô xương và thần kinh cũng đang dần được hình thành. Phôi tim của bé cũng đã có cấu trúc đơn giản, một số mạch máu được hình thành.

Tuần thứ 6 là thời gian bé đang hình thành các bộ phận như tai, mắt. Hai bán cầu não, ruột thừa và tuyến tụy của thai nhi cũng phát triển trong giai đoạn này.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 7. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuần thứ 7 là giai đoạn hoàn thiện phổi và hệ tiêu hóa của thai nhi. Miệng, mũi và tròng đen trong mắt của bé cũng hiện rõ hơn.

Bé thường sẽ dài 1,5cm khi đến tuần thứ 8. Kích thước não của bé to hơn. Các chi dần hoàn thiện và tim cũng đã phân thành 4 ngăn. Giai đoạn này tuy bé đã có cơ quan sinh dục nhưng vẫn chưa thể xác nhận được giới tính.

Tháng thứ ba thai kỳ

Dấu hiệu có thai qua từng tuần sẽ có những sự thay đổi lớn trong tháng thứ ba thai kỳ. Sang tuần thứ 9, phôi thai đã phát triển thành bào thai. Dễ nhìn thấy nhất là các ngón tay đã được hình thành và còn có thể cử động. Tuần thứ 10, phần trán của bé nằm rất cao phía trên và nhô ra do não đang phát triển. Tóc, lông tơ và móng tay cũng dần hình thành.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các tế bào thần kinh ngày càng nhiều hơn, khớp thần kinh cũng phát triển nhanh trong tuần thứ 11. Thai nhi cũng đang có sự hoàn thiện dần các bộ phận trên khuôn mặt. Đến tuần 12, bé đã có thể ngọ nguậy và mở miệng. Một số hormone trong cơ thể bé cũng được sản sinh.

Dấu hiệu có thai qua từng tuần trong tháng đầu tiên của thai kỳ

Mẹ bầu có thể dễ dàng nhận biết các dấu hiệu có thai qua các tuần trong tháng đầu tiên của thai kỳ nếu quan sát kỹ hơn những thay đổi về tâm sinh lý. Dưới đây là một số dấu hiệu các mẹ thường gặp trong tháng đầu tiên.

Dấu hiệu có thai 2 tuần đầu tiên

2 tuần đầu tiên sau thụ thai là khoảng thời gian cơ thể mẹ bắt đầu có những thay đổi. Các triệu chứng phổ biến thường gặp nhất là việc cơ thể mệt mỏi, hay buồn ngủ dẫn đến không muốn hoạt động nhiều. Ngoài ra, chị em cũng thường gặp những triệu chứng dưới đây.

Thân nhiệt tăng giảm thất thường

Thân nhiệt tăng giảm thất thường cũng là một dấu hiệu có thai qua từng tuần phổ biến, đặc biệt là trong 2 tuần đầu thai kỳ. Ở thời điểm rụng trứng, cơ thể mẹ sẽ giảm nhiều nhiệt trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, nhiệt độ sẽ tăng dần lên khi phôi thai được hình thành. 

Thân nhiệt tăng giảm thất thường là dấu hiệu mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thông thường, nhiệt độ cơ thể mẹ tăng trung bình khoảng 5 độ C trong 18 ngày. Nhìn chung trong giai đoạn những tuần đầu thai kỳ, nhiệt độ cơ thể mẹ sẽ có xu hướng tăng lên. Vì vậy, các chị em có thể chú ý dấu hiệu này để phát hiện sớm mình đã mang thai.

Tăng chất nhầy tử cung

Nhiều mẹ bầu có thể gặp dấu hiệu tăng chất nhầy tử cung trong hai tuần đầu. Do sau khi trứng gặp tinh trùng, hormone có sự thay đổi khiến dịch âm đạo của chị em tiết ra nhiều hơn bình thường. Vì vậy, mẹ bầu không cần quá lo lắng khi thấy dấu hiệu này.

Dấu hiệu có thai 3 tuần thể hiện rõ nhất

Tuần 3 là khoảng thời gian để trứng đã được thụ tinh di chuyển tới tử cung. Do đó, đây là giai đoạn có xuất hiện dấu hiệu rõ rệt hơn so với 2 tuần đầu.

Khứu giác thay đổi

Khứu giác thay đổi là dấu hiệu có thai ba tuần đầu tiên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khứu giác thay đổi là một trong những dấu hiệu hay gặp nhất ở tuần thứ 3 thai kỳ. Khi mang thai, gonadotropin màng đệm ở người (hCG) được tạo ra do các tế bào nhau thai mới phát triển. Đồng thời hormone estrogen trong cơ thể mẹ cũng tăng cao khiến cho các chị em dễ thấy khó chịu với những mùi hương hơn.

Lợm giọng

Lợm giọng là dấu hiệu có thai qua các tuần khá phổ biến. Nồng độ hCG cao thường là nguyên nhân gây ra triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt… Đây là một hiện tượng thường gặp ở thai phụ những tháng đầu nên các mẹ không cần quá lo lắng. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên mất kiểm soát, việc nôn nghén khiến thai phụ không thể ăn và còn kèm theo dấu hiệu các bệnh về dạ dày. Các mẹ nên đến cơ sở y tế để kịp thời thăm khám, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Xem thêm:

Áp lực vùng bụng

Khi mang thai tháng đầu, chị em thường có cảm giác bụng đau lâm râm rồi lại hết. Thậm chí cơn đau âm ỉ có thể kéo dài tới 2-3 ngày liên tục. Triệu chứng này là do thai đã vào tử cung và đang tìm cách bám chặt. Vì vậy, việc đau vùng bụng dưới trong những tuần đầu thai kỳ hoàn toàn là dấu hiệu bình thường.

Nồng độ hCG tăng

Nồng độ hCG tăng là một trong những dấu hiệu có thai 3 tuần đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

HCG là hormone giúp kích hoạt những tế bào mầm của bào thai phát triển. Do thời điểm 3 tuần đầu, trứng đã được thụ tinh và đi làm tổ trong niêm mạc tử cung nên hCG đã bắt đầu được sinh ra. Nồng độ của hormone này sẽ tăng nhanh chóng đến khi đạt được mức độ tối đa vào giữa tháng thứ 2 thai kỳ.

Dấu hiệu có thai 4 tuần chính xác

Tuần thứ 4 là tuần cuối tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu lúc này sẽ gặp nhiều dấu hiệu có thai qua các tuần hơn. 

Ra máu báo

Ra máu báo là một trong những dấu hiệu có thai 4 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau và thụ tinh thành công, phôi thai sẽ làm tổ gây tổn thương niêm mạc. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu âm đạo (máu báo). Máu báo ở chị em mang thai thường có màu hồng và không đau. Vì vậy, nếu thấy dấu hiệu máu ra nhiều kèm theo các triệu chứng ngứa, rát thì chị em rất có thể đang mắc bệnh phụ khoa.

Buồn nôn

Ở tuần thứ 4, nồng độ hCG trong cơ thể mẹ bầu vẫn đang tăng. Vì vậy, các thai phụ thường cảm thấy nghẹn ở cổ và buồn nôn. 

Đầy hơi

Do các hormone như progesterone hay relaxin trong cơ thể thai phụ thay đổi nên các chị em thường gặp phải triệu chứng như đầy hơi, táo bón… Tuy nhiên, chị em hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này nhờ việc uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ, chia nhỏ bữa ăn và ăn chậm nhai kỹ.

Chuột rút

Mẹ bầu dễ bị chuột rút trong những tháng đầu thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu tháng đầu dễ gặp tình trạng nôn nghén, không ăn uống được dễ gây mất nước gây ra tình trạng co, cứng cơ. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn tới triệu chứng chuột rút tháng đầu thai kỳ. Do đó, để giảm bớt tình trạng này, các mẹ cần uống đủ nước và hoạt động nhẹ nhàng.

Buồn ngủ

Nội tiết tố thay đổi đột ngột khi mang thai dễ khiến các chị em cảm thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi và dễ buồn ngủ. Nhiều chị em hay ngủ gật, ngủ li bì không muốn dậy. Dấu hiệu có thai qua từng tuần này hầu như thai phụ nào cũng gặp phải. Vì vậy, các chị em không cần quá lo lắng và hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Có người không có dấu hiệu nào

Thường khi mang thai, chị em sẽ gặp những dấu hiệu có thai qua các tuần. Tuy nhiên, vẫn có những thai phụ không gặp dấu hiệu nào mà vẫn mang thai. Nguyên nhân của việc này có thể là do chị em có sức khỏe tốt hoặc dấu hiệu có thai không rõ ràng khiến chị em không nhận ra. Ngoài ra, đây cũng có thể là do triệu chứng mang thai đến muộn.

Dấu hiệu có thai qua các tuần trong tháng thứ 2 của thai kỳ

Tới tháng thứ 2 thai kỳ, thai nhi sẽ có những phát triển đáng kể như tim thai, ống thần kinh… được hình thành. Điều này sẽ gây ra một số biến đổi trong cơ thể mẹ.

Dấu hiệu có thai 5 tuần dễ nhận biết

Những dấu hiệu có thai ở tuần thứ 5 thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuần thứ 5 cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện thêm một vài dấu hiệu có thai rõ ràng hơn so với tuần 4. Tuy nhiên, nhìn chung các dấu hiệu vẫn tương tự nhau.

Trễ kinh

Tuần thứ 5 mà chị em vẫn chưa thấy có kinh chính là dấu hiệu mang thai khá rõ ràng. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn có thể bị trễ kinh dù không mang thai do bị stress, vận động quá mạnh hoặc uống thuốc tránh thai… Vì vậy, để xác nhận việc mình có thai hay không chính xác nhất thì chị em vẫn nên sử dụng que thử thai.

Tâm sinh lý thay đổi

Nội tiết tố thay đổi khi mang thai là nguyên nhân dẫn đến tâm sinh lý chị em cũng thay đổi. Do cơ thể luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi và có những dấu hiệu bất thường nên thai phụ dễ nổi nóng, khó chịu hơn bình thường.

Mệt mỏi

Tình trạng mệt mỏi ở thai phụ vẫn kéo dài khi đến tuần thứ 5.

Buồn nôn

Thai phụ thường thấy buồn nôn khi đến tuần thai kỳ thứ 5. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đến tuần thứ 5, chị em vẫn có thể cảm thấy buồn nôn. Đặc biệt là khi ngửi thấy những mùi mạnh, gây kích thích khứu giác.

Tiết nhiều nước bọt

Do tình trạng ốm nghén, thay đổi hormone trong thai kỳ nên các mẹ bầu thường tiết nhiều nước bọt. Đây là dấu hiệu có thai qua các tuần hoàn toàn vô hại, thâm chị còn đem lại lợi ích như giảm ợ chua, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nên các chị em không cần quá lo lắng.

Thèm ăn hoặc chán ăn

Việc thèm ăn hoặc chán ăn ở mẹ bầu là dấu hiệu có thai qua từng tuần thường thấy. Nguyên nhân hiện tượng này là do hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột. Đây là triệu chứng thường chỉ xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. 

Ngoài ra, nguyên nhân khác khiến mẹ bầu bỗng thèm một thứ có thể là do cơ thể mẹ bầu đang thiếu chất đó. Vì vậy, nếu thấy thèm món gì, chị em cứ ăn thỏa thích nhé. Tuy nhiên, nếu món đó không có lợi cho sức khỏe thì hãy thử tìm món khác có vị tương tự để thay thế để thỏa mãn cơn thèm mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho con.

Dấu hiệu có thai 6 tuần ở phụ nữ

Dấu hiệu có thai ở tuần thứ 6 thai kỳ mẹ bầu thường gặp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sang tuần thứ 6, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi mới. Tuy nhiên, các dấu hiệu còn lại hầu như vẫn tương tự với tuần thứ 5 thai kỳ.

Ngực thay đổi

Mang thai khiến lượng mô mỡ và lưu lượng máu ở ngực tăng lên giúp các tuyến vú và ống dẫn sữa phát triển. Điều này làm ngực lớn hơn, chị em thường cảm thấy căng tức ở phần ngực. Thai phụ cũng sẽ thấy những vân xanh hiện rõ hơn dọc bộ ngực. Đó là bởi tĩnh mạch giãn nhằm nuôi các tuyến sữa.

Mệt mỏi

Tuần thứ 6 là giữa tháng thứ 2 thai kỳ, vì vậy chị em vẫn sẽ cảm thấy mệt mỏi do việc nội tiết tố thay đổi trong cơ thể.

Buồn nôn, ói mửa

Nôn nghén, ói mửa là dấu hiệu có thai qua các tuần thường gặp khi thai phụ đến tuần thứ 6. Đây thường là khoảng thời gian khá khó khăn với chị em vì không ăn uống được nhiều, cơ thể lại luôn cảm thấy mệt mỏi.

Đầy bụng, khó tiêu

Mẹ bầu thường cảm thấy đầy bụng khó tiêu trong tuần thứ 6 thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chứng đầy bụng, khó tiêu chị em gặp phải là do hormone như progesterone hay relaxin trong cơ thể tăng cao. Vì vậy, mẹ bầu nên uống nhiều nước, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm tránh những hệ quả về sức khỏe không đáng có.

Dấu hiệu có thai 7 tuần

Các dấu hiệu có thai ở tuần thứ 7 không quá khác biệt so với tuần thứ 6. Dưới đây là một vài dấu hiệu có thai tuần 7 mẹ bầu có thể tham khảo.

Kích thước vòng 1 tăng

Giống với tháng thứ 6, vòng 1 của mẹ bầu sẽ có dấu hiệu tăng kích thước. Do đó, chị em ở thai kỳ tháng 7 thường hay cảm thấy ngực căng tức hơn.

Đi tiểu nhiều lần

Do hormone beta-hCG tăng lên khi mang thai nên các mẹ bầu ở thai kỳ tháng thứ 7 thường đi tiểu nhiều lần. Để hạn chế tình trạng này, các mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày các loại đậu.

Mệt mỏi

Chị em dễ cảm thấy mệt mỏi trong thai kỳ tuần 7. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thai kỳ tuần thứ 7 khiến mẹ bầu mệt mỏi là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra, việc ăn uống không đủ do ốm nghén cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Ốm nghén

Ốm nghén là dấu hiệu có thai qua các tuần phổ biến nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, giống với những tuần trước, đây cũng là một dấu hiệu có thai ở tuần thứ 7.

Ợ chua, khó tiêu

Nồng độ hCG trong cơ thể mẹ bầu vẫn đang tăng trong khoảng thời gian này nên chị em thường gặp tình trạng ợ chua và khó tiêu.

Tiết nhiều nước bọt

Giống với tuần thứ 6, tiết nhiều nước bọt vẫn là một trong những dấu hiệu có thai qua từng tuần mà mẹ bầu có thể gặp phải.

Dấu hiệu có thai 8 tuần

Tuần thứ 8 là tuần cuối của tháng thứ 2 thai kỳ, vì vậy những dấu hiệu mẹ bầu thường gặp phải trong khoảng thời gian này khá giống với những tuần 6 và 7.

Mệt mỏi nhiều

Chị em dễ mệt mỏi trong thai kỳ tuần 8. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hormone progesterone trong cơ thể mẹ bầu vẫn tăng khá nhanh trong tuần thứ 8. Mặc dù đây là chất giúp ức chế miễn dịch sớm đồng thời ngừa co bóp tử cung nhưng lại khiến chị em dễ mệt mỏi và kiệt sức.

Buồn nôn

Việc hormone sinh sản tăng cao khiến mũi mẹ bầu nhạy cảm hơn bình thường. Điều này khiến cho chị em ở tuần thứ 8 thai kỳ vẫn cảm thấy buồn nôn. 

Tăng tiết dịch âm đạo

Trong giai đoạn tuần thứ 8 thai kỳ, mẹ bầu có thể thấy dịch vùng âm đạo tiết ra nhiều hơn. Đây là dấu hiệu bình thường khi mang thai nhằm giúp cơ thể thích nghi với sự biến đổi của nội tiết tố. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này đi kèm với đau rát hoặc dịch vàng thì chị em cần đến bác sĩ thăm khám kịp thời.

Đầy hơi, ợ nóng

Việc bị đầy hơi, ợ nóng ở phụ nữ mang thai có thể có nhiều nguyên do gây ra. Một số nguyên nhân thường gặp nhất là mẹ bầu nghén thường thích ăn những món lạ nên dễ gây đầy hơi. Ngoài ra, nội tiết tố thay đổi trong quá trình mang thai cũng là một nguyên dân gây ra chứng đầy hơi, ợ nóng.

Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, thai phụ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ngủ đúng tư thế, thường xuyên vận động nhẹ nhàng.

Táo bón

Táo bón là triệu chứng thường gặp ở thai phụ những tháng đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Táo bón là dấu hiệu có thai qua các tuần phổ biến ở phụ nữ tháng thứ 2 thai kỳ. Nguyên nhân hiện tượng này thường do progesterone trong cơ thể mẹ bầu tăng nhanh chóng khiến các cơ hoạt động chậm lại. Do vậy, quá trình tiêu hóa cũng chậm theo dễ dẫn đến tình trạng táo bón chị em hay gặp phải.

Thèm ăn hoặc chán ăn

Việc hormone thay đổi đột ngột khiến nhu cầu ăn uống của các mẹ bầu cũng có sự thay đổi. Một số chị em hay thèm ăn nên khẩu phần ăn tăng đáng kể. Mặt khác, có chị em lại chán ăn, gặp món gì lạ hoặc có mùi kích thích là lại hay buồn nôn. 

Dù gặp vấn đề gì thì các chị em nên chọn tiêu thụ những thức ăn lành mạnh, ăn đủ và đúng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

Dấu hiệu có thai qua các tuần trong tháng 3 của thai kỳ

Dưới đây là dấu hiệu có thai qua từng tuần đặc trưng nhất trong tháng 3 của thai kỳ. Mẹ bầu có thể căn cứ vào những dấu hiệu này để nhận biết và có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp.

Dấu hiệu có thai 9 tuần

Những dấu hiệu thai phụ hay gặp trong tuần thứ 9. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp khi mang thai tuần thứ 9 mà các chị em thường gặp.

Đi tiểu thường xuyên

Phụ nữ mang thai tuần thứ 9 có thể đi tiểu gấp đôi người bình thường do lượng máu tăng khiến thận hoạt động liên tục. Tuy nhiên, chị em không nên vì vấn đề này mà không duy trì uống đủ 1,5-2 lít nước một ngày.

Mệt mỏi

Tháng 9 thai kỳ, mẹ bầu rất hay cảm thấy mệt mỏi trong người. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ một tinh thần thoải mái và thường xuyên hoạt động nhẹ nhàng phù hợp.

Ngực căng và đau

Giống với tuần thứ 8, ngực thai phụ tuần thứ 9 sẽ có dấu hiệu căng hơn và có thể có cảm giác đau. 

Chướng bụng, khó tiêu

Thai phụ thường gặp tình trạng khó tiêu trong thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Việc ăn uống những món lạ do nghén cùng với nội tiết tố thay đổi khiến mẹ bầu tuần thứ 9 dễ thấy chướng bụng và khó tiêu. Chị em nên bổ sung nhiều chất xơ và uống đủ nước để giảm bớt tình trạng này.

Táo bón

Táo bón là dấu hiệu có thai qua các tuần khiến nhiều chị em kiệt sức và mất nước. Vì vậy, các mẹ nên tìm cách khắc phục tình trạng này để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Dấu hiệu có thai tuần thứ 10

Ở tuần thứ 10, các mẹ bầu thường có những dấu hiệu có thai phổ biến như dưới đây.

Mệt mỏi

Mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải do cơ thể đang có sự thay đổi về nội tiết tố. Ngoài ra, một số chị em sẽ thấy đau nhức, mỏi cơ và buồn ngủ cả ngày.

Buồn nôn

Thai phụ thường thấy buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, trong giai đoạn tuần thứ 10 này, nhiều thai phụ có thể giảm bớt triệu chứng buồn nôn hơn trước.

Khẩu vị thay đổi

Khẩu vị thay đổi là dấu hiệu có thai tuần thứ 10. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do hormone cơ thể tăng cao nên mẹ bầu thường dễ bị thay đổi khẩu vị. Nếu một ngày, chị em lại thèm một món mình từng ghét trước đây thì rất có thể đó chính là dấu hiệu có thai qua các tuần.

Ợ chua và khó tiêu

Giống như tuần thứ 9, sang đến giai đoạn tuần mới của thai kỳ, chị em vẫn có thể có triệu chứng như ợ chua và khó tiêu do hormone thay đổi.

Chướng bụng

Chị em phụ nữ mang thai tuần thứ 10 dễ bị chướng bụng do nghén nên việc ăn uống thay đổi đột ngột. Nhiều thai phụ hay thèm ăn dẫn tới ăn quá nhiều, cộng thêm việc hormone tăng cao khiến việc tiêu hóa chậm lại, dẫn tới tình trạng chướng bụng, táo bón.

Tăng tiết dịch âm đạo

Giống với những tuần thai kỳ trước, sự tăng lên về nồng độ hCG sẽ khiến mẹ bầu ở tuần thứ 10 tăng tiết dịch âm đạo.

Đau đầu, ngất xỉu hoặc chóng mặt

Chị em phụ nữ khi mang thai dễ bị chóng mặt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thời điểm tuần thứ 10, phôi thai đã có sự phát triển nhất định. Điều này đòi hỏi cơ thể mẹ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Vì vậy, các mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe, tránh việc bị đau đầu, ngất xỉu hoặc chóng mặt.

Tĩnh mạch nhìn thấy được

Nội tiết tố thay đổi trong cơ thể mẹ bầu khiến máu lưu thông nhanh hơn. Đây chính là nguyên do khiến tĩnh mạch hiện lên rõ hơn, thậm chí là nhìn thấy được trên cơ thể mẹ bầu ở tuần thứ 10.

Dấu hiệu có thai tuần thứ 11

Thai phụ thường có những dấu hiệu có thai qua từng tuần dưới đây vào tuần thứ 11 thai kỳ.

Đi tiểu thường xuyên

Phụ nữ mang thai thường đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm. Điều này gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của các chị em dẫn tới ban ngày chị em thường hay mệt mỏi. Để khắc phục điều này, mẹ bầu nên nạp đủ chất dinh dưỡng, các loại vitamin, khoáng chất và kết hợp vận động nhẹ nhàng mỗi ngày.

Ngực thay đổi

Kích thước ngực thay đổi, ngực căng tức hoặc thậm chí bị đau là những dấu hiệu mà các mẹ có thai tuần 11 có thể gặp phải. Chị em có thể mát-xa nhẹ nhàng bầu vú giúp cải thiện những tình trạng này.

Buồn nôn

Chị em vẫn có dấu hiệu buồn nôn ở tuần thứ 11. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ở tuần thứ 11, thường triệu chứng buồn nôn ở thai phụ đã giảm. Tuy nhiên, nhiều thai phụ vẫn có thể gặp triệu chứng này trong suốt toàn bộ thai kỳ. 

Thèm ăn hoặc không thích ăn

Việc bỗng nhiên thèm một món mình từng ghét hoặc không thích ăn món tủ là dấu hiệu có thai qua các tuần phổ biến mẹ bầu thường gặp phải.

Chướng bụng

Phụ nữ có thai ở tuần thứ 11 dễ gặp phải tình trạng chướng bụng do ăn đồ ăn lạ vì nghén. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ nên lựa chọn những món ăn thanh đạm, không quá béo và nhiều dầu mỡ, ăn đủ chứ không ăn thừa để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

Ngất xỉu hoặc chóng mặt

Mặc dù đây không phải là tình trạng phổ biến của mẹ bầu tháng 11, tuy nhiên vẫn có một số chị em bị ngất xỉu hoặc chóng mặt trong giai đoạn này của thai kỳ. Việc mẹ cần làm là hãy bổ sung dinh dưỡng thật đầy đủ, kết hợp vận động thường xuyên để cơ thể thêm dẻo dai và khỏe khoắn.

Dấu hiệu có thai tuần thứ 12

Những dấu hiệu có thai mẹ bầu thường gặp ở tuần 12. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuần thứ 12 là tuần cuối trong tháng thứ 3 thai kỳ. Vì vậy, nhiều triệu chứng sẽ giảm bớt đi trong khoảng thời gian này.

Khứu giác nhạy cảm hơn

Nội tiết tố biến đổi đột ngột dễ khiến khứu giác các chi em trở nên nhạy cảm. Cũng vì vậy mà chị em khi mang thai thường hay bị ốm nghén.

Tần suất đi tiểu tiện ít hơn 

Đến thời điểm này, tần suất đi tiểu của mẹ bầu sẽ giảm đi ít hơn so với những tuần trước. Điều này là do nội tiết tố đã có sự ổn định hơn giúp chị em không hay buồn tiểu nhiều lần nữa. 

Thỉnh thoảng đau đầu hay mệt mỏi

Việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra nhiều hơn trước nên thỉnh thoảng dễ khiến chị em hay đau đầu và mệt mỏi. Cơ thể thiếu nước và chất dinh dưỡng do chứng táo bón hoặc ốm nghén nặng cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Chướng bụng

Chướng bụng vẫn là dấu hiệu có thai qua các tuần phổ biến, đặc biệt là trong tuần thứ 12 này. Việc ăn uống không giống trước dễ khiến hệ tiêu hóa không kịp làm quen gây ra hiện tượng chướng bụng ở phụ nữ có thai.

Tiết nhiều nước bọt

Mẹ bầu tuần thứ 12 thai kỳ cũng hay gặp phải tình trạng tiết nhiều nước bọt. Giống với những tuần thai kỳ đầu tiên, đây hoàn toàn là hiện tượng bình thường và không hề gây hại tới sức khỏe của mẹ và bé.

Mẹ bầu cần làm gì khi thấy dấu hiệu có thai qua từng tuần?

Khi thấy dấu hiệu có thai qua các tuần, nhiều chị em cảm thấy bối rối không biết nên làm gì. Dưới đây là một vài gợi ý chị em có thể tham khảo.

Xác định khả năng mang thai

Xác định khả năng mang thai bằng que thử thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Việc đầu tiên chị em cần làm đó là xác định khả năng mang thai. Một số phương pháp đơn giản để kiểm tra chị em có thể sử dụng là dùng que thử thai hoặc đi siêu âm tại bệnh viện phụ sản. 

Khi xác nhận được mình đã có thai, thai phụ có thể tham khảo một số các gợi ý bên dưới để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con.

Thực hiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ

Khi có thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi lớn. Điều này làm mẹ bầu dễ mất sức, hay mệt mỏi và buồn ngủ. Vì vậy, các mẹ cần duy trì chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ. Tránh làm việc quá sức vì rất dễ dẫn tới kiệt sức gây ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học 

Mẹ bầu cần có chế độ ăn dinh dưỡng và khoa học. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu cần tìm hiểu và trang bị cho mình một số kiến thức dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp mẹ và bé cùng vượt qua cuộc “vượt cạn” một cách dễ dàng hơn.

Một số thực phẩm tốt cho thai phụ là những thực phẩm giàu canxi như trứng, cá, sữa. Ngoài ra, các loại quả giàu vitamin C cũng rất tốt cho mẹ bầu có thể kể đến như kiwi, xoài, dưa, ớt chuông, cà chua… Mẹ bầu cũng nên nạo thêm chất sắt từ các thực phẩm như thịt bò, đậu nành…

Bên cạnh đó, thai phụ cần tránh không nên ăn một số thực phẩm như đồ ăn tái, sống, đồ ăn quá nhiều chất béo…

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Khi xác định được tình trạng mang thai qua dấu hiệu có thai qua từng tuần, mẹ bầu có thể sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên bổ sung các chất như sắt, canxi, axit folic… Đây là những chất có trong các thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, việc nạp nguyên qua thực phẩm thường sẽ không đủ cho nhu cầu khi mang thai. Vì vậy, các mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc bổ chứa những chất này.

Lưu ý mà các mẹ cần ghi nhớ đó là tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bổ mà cần có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì.

Vận động rèn luyện sức khỏe nhẹ nhàng, đều đặn

Vận động nhẹ nhàng giúp mẹ và thai nhi thêm khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mỗi ngày đi bộ nhẹ nhàng, đều đặn sẽ giúp cho cơ thể và tinh thần của mẹ bầu thoải mái hơn. Nhờ đó mà những triệu chứng như mệt mỏi, buồn ngủ cũng có thể giảm bớt. Việc vận động mỗi ngày một cách vừa phải sẽ giúp cả mẹ và bé có được sức khỏe dồi dào và dễ dàng hơn khi trải qua cuộc “vượt cạn”.

Giữ tinh thần thoải mái

Sau cùng thì tinh thần luôn là yếu tố quan trọng quyết định tới sức khỏe mẹ bầu. Việc giữ tinh thần thoải mái, lạc quan sẽ giúp mẹ bầu vượt qua những khó khăn trong thai kỳ như cơn nghén, sự đau nhức, mệt mỏi… 

Để được như vậy, vai trò của người thân trong gia đình và ý chí mạnh mẽ của chính thai phụ sẽ quan trọng nhất.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Mẹ bầu cần thăm khám sức khỏe định kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thai phụ cần có lịch thăm khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo thai luôn phát triển tốt và sức khỏe của mẹ đáp ứng được nhu cầu phát triển của con. Hoặc nếu có vấn đề thì thăm khám định kỳ sẽ giúp phát hiện từ sớm để các y bác sĩ kịp thời can thiệp và giải quyết.

Trên đây là bài viết dấu hiệu có thai qua các tuần. Hy vọng thông qua bài viết này, Monkey đã giúp các bạn có thêm kiến thức về thai kỳ để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con.

Your Pregnancy Symptoms Week by Week - Ngày truy cập: 31/08/2022

https://www.parents.com/pregnancy/signs/symptoms/a-pregnancy-symptom-timeline/

Early Pregnancy Symptoms - Ngày truy cập: 31/08/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/early-symptoms-timeline

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 2, 3, 4 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online