zalo
Phụ nữ bị cao huyết áp có mang thai được không? Cần lưu ý gì?
Chuẩn bị mang thai

Phụ nữ bị cao huyết áp có mang thai được không? Cần lưu ý gì?

Thúy Anh
Thúy Anh

24/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tăng huyết áp ảnh hưởng đến nữ giới nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng. Người bị cao huyết áp có mang thai được không? Chị em mắc bệnh huyết áp cao cần lưu ý điều gì nếu muốn mang thai?

Cao huyết áp là gì?

Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Quốc gia về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp thì cao huyết áp hay tăng huyết áp là tình trạng huyết áp khi đo lớn hơn hoặc bằng mức 140/90 mmHg. Huyết áp bình thường nằm ở mức dưới < 120/80 mmHg. Tiền huyết áp là chỉ số huyết áp khi đo nằm trong khoảng 120-139/80-89 mmHg.

Cao huyết áp là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao

Đa phần các trường hợp bị cao huyết áp đều không có nguyên nhân rõ ràng. Đây được gọi là tăng huyết áp vô căn. Tình trạng này xảy ra là do di truyền và thường phổ biến hơn ở nam giới.

Tăng huyết áp thứ phát có nguyên nhân là do:

  • Hệ quả của các bệnh lý như bệnh tuyến giáp, bệnh thận, u tuyến thượng thận hoặc tác dụng của thuốc cảm, thuốc tránh thai, rượu bia, cocaine, thuốc lá. Loại này chiếm 5 đến 10% trên tổng số các ca bị cao huyết áp. Việc điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát này có thể giải quyết được bệnh.

  • Các tác dụng không mong muốn của thuốc: Người bệnh sẽ mấy chừng vài tuần sau khi ngừng thuốc để huyết áp trở lại mức ổn định như bình thường.

  • Bệnh thận gây cao huyết áp thứ phát ở trẻ em, đặc biệt ở các trẻ dưới 10 tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bị cao huyết áp có mang thai được không?

Đối với câu hỏi “Phụ nữ bị cao huyết áp có mang thai được không?”, các chuyên gia đã cho biết, người có huyết áp cao khi mang thai sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro như:

  • Giảm lưu lượng máu đến nhau thai, em bé nhận được ít oxy và dưỡng chất dẫn đến tăng trưởng chậm, hạn chế tăng trưởng trong tử cung, thai nhi nhẹ cân, sinh non.

  • Nhau bong non, nghĩa là nhau thai tách ra khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh gây chảy máu nặng, đe dọa đến tính mạng cho mẹ bầu và em bé.

  • Các cơ quan khác nhau bị tổn thương như tim, não, thận, phổi, gan…

  • Sinh non: Việc sinh nở sớm đôi khi là điều cần thiết giúp ngăn ngừa các biến chứng có khả năng đe dọa đến tính mạng của 2 mẹ con.

  • Mẹ dễ mắc bệnh tim mạch trong tương lai.

Thai nhi có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mặc dù vậy, phụ nữ không may mắc bệnh cao huyết áp vẫn có thể mang thai như bình thường. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ tình trạng bệnh của mình để đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé.

Xem thêm: Nữ giới bị bệnh tim có mang thai được không? Điều trị như thế nào?

Người bị cao huyết áp muốn mang thai nên lưu ý gì?

Dưới đây là một số lưu ý mà phụ nữ bị cao huyết áp muốn mang thai nên lưu ý:

  • Nếu bạn cần dùng đến tân dược để kiểm soát huyết áp thì chuyên gia sẽ chỉ định loại thuốc an toàn nhất với liều lượng thích hợp. Bạn cần uống thuốc đúng theo chỉ dẫn, không được ngưng sử dụng hoặc tự ý điều chỉnh liều dùng.

  • Các loại thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc ức chế men chuyển, thuốc thuốc ức chế renin cần tránh sử dụng trong thai kỳ.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho người cao huyết áp muốn mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, chăm sóc tốt bản thân là cách để mẹ bầu bị tăng huyết áp giữ an toàn cho thai nhi. Để giảm nguy cơ biến chứng, bạn hãy thực hiện những điều sau:

  • Có lối sống tích cực, hoạt động thể chất điều độ, tránh căng thẳng. Mẹ hãy tập những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga mỗi ngày 20 phút.

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, hạn chế ăn quá nhiều muối, tránh ăn thức ăn nhanh, thực phẩm đã chế biến, thức ăn đóng hộp.

  • Tránh sử dụng hay tiếp xúc với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, ma túy.

  • Giảm cân trước khi có ý định thụ thai và kiểm soát tốt cân nặng của mình trong quá trình mang thai. Nếu tăng cân khi mang thai, mẹ bầu hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được xem xét điều chỉnh lối sống nhằm giữ cho cân nặng nằm trong mức an toàn.

Bạn nên gặp chuyên gia để được tư vấn lộ trình phù hợp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về thắc mắc “Bị cao huyết áp có mang thai được không?”. Nếu có ý định mang thai, chị em cần theo dõi tình trạng huyết áp của mình để có sự chuẩn bị tốt nhất.

How to get pregnant if you suffer from hypertension - Truy cập ngày 24/04/2022

https://www.thehealthsite.com/pregnancy/how-to-get-pregnant-if-you-suffer-from-hypertension-d0917-521594/

High blood pressure (hypertension) and pregnancy - Truy cập ngày 24/04/2022

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/complications/high-blood-pressure/

High blood pressure and pregnancy: Know the facts - Truy cập ngày 24/04/2022

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20046098

What to Know About High Blood Pressure and Pregnancy - Truy cập ngày 24/04/2022

https://www.verywellhealth.com/high-blood-pressure-and-pregnancy-5192445

Blood pressure and planning your pregnancy - Truy cập ngày 24/04/2022

https://www.tommys.org/pregnancy-information/planning-a-pregnancy/health-conditions-and-planning-a-pregnancy/high-blood-pressure-and-planning-pregnancy

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!