Bị bệnh tim có mang thai được không là mối quan tâm, trăn trở của rất nhiều chị em cũng như người nhà. Họ lo lắng bệnh tình có thể sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Bị bệnh tim có mang thai được không?
Rất nhiều chị em trong độ tuổi sinh nở khi không may gặp các vấn đề về tim mạch sẽ lo lắng ảnh hưởng đến việc mang thai. Bởi khi mẹ mang thai sẽ gây áp lực lớn lên tim và hệ tuần hoàn.
Trong thời kỳ mang thai, tim phải bơm nhiều máu, để tăng cường lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Dẫn đến nhịp tim cũng tăng lên, đặc biệt trong quá trình sinh nở sẽ có những thay đổi đột ngột về lưu lượng máu.
Về thắc mắc “Bị bệnh tim có mang thai được không?” thì câu trả lời là còn tùy vào từng trường hợp bệnh lý khác nhau.
Đối với người có vấn đề về van tim
Khi bạn gặp các vấn đề về van tim như: Van tim bị sẹo, van tim dị dạng, van tim nhân tạo…rất dễ gặp biến chứng khi mang thai. Nguyên nhân là do lưu lượng máu tăng lên ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
Ngoài ra những bệnh lý về van tim sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng màng trong tim, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Một số loại thuốc sử dụng cho các bệnh lý về van tim có thể gây hại cho thai nhi trong quá trình mang thai.
Đối với bệnh động mạch chủ
Các bệnh động mạch chủ thường gặp như: Giãn động mạch chủ, phình động mạch chủ… sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng trong quá trình mang thai, thậm chí đe dọa tính mạng sản phụ.
Lý do chính là do quá trình mang thai sẽ làm tăng áp lực lên động mạch chủ, đặc biệt là trong thời điểm sinh nở nguy cơ vỡ động mạch chủ là rất lớn.
Đối với bệnh tim bẩm sinh
Những phụ nữ mắc tim bẩm sinh nếu đã trải qua quá trình điều trị, sức khỏe tim đã ổn định có thể mang thai được dựa vào các yếu tố như: loại bệnh tim, mức độ nặng, quá trình phẫu thuật tim…
Với nữ giới bị tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi thì không nên mang thai, bởi nó có thể đe dọa tính mạng của mẹ bầu.
Qua đây bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc “bị bệnh tim có mang thai được không”. Bệnh tim có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi trong suốt giai đoạn thay kỳ mà bạn cần nắm rõ.
Ảnh hưởng của bệnh tim đối với mẹ và thai nhi
Quá trình mang thai sẽ có những thay đổi lớn trong hệ tim mạch của người mẹ. Đối với những người bị bệnh tim dù nhẹ hay nặng thì đều có những ảnh hưởng nhất định, có thể xảy đến với cả mẹ và thai nhi.
Đối với mẹ bầu
Trong thời gian mang thai, những mẹ bầu bị các bệnh lý về tim mạch có thể gặp những biến chứng sau:
-
Phù phổi cấp: gây khó thở dữ dội, tím tái, ho ra máu, nghe phổi có nhiều ran ẩm.
-
Suy tim cấp: Tim đập nhanh, nhịp không đều, hồi hộp, khó thở.
-
Rối loạn nhịp tim: Ngoại tâm thu, nhịp nhanh xoang hoặc loạn nhịp hoàn toàn.
-
Tắc mạch phổi: Tuy là trường hợp hiếm gặp nhưng lại xảy ra đột ngột, đe dọa tính mạng người bệnh.
-
Nhiễm khuẩn: Vấn đề nhiễm khuẩn thường xảy ra sau khi sinh, vi khuẩn bám vào các tổn thương ở màng trong của tim gây nên tình trạng nhiễm khuẩn và viêm màng trong của tim. Nếu bệnh nhân may mắn thoát khỏi tử vong trong quá trình mang thai và sinh đẻ thì vẫn có khả năng tử vong sau khi sinh do bệnh quá trình viêm nhiễm trong tim.
Đối với thai nhi
Với những người mẹ bị bệnh tim trong giai đoạn mang thai sẽ gặp tình trạng thiếu oxy, chất dinh dưỡng, dẫn đến phôi thai kém phát triển. Trong thời gian đầu mang thai có thể bị sảy hoặc thai chết lưu.
Ngoài ra, tình trạng thiếu oxy kéo dài dẫn đến suy thai mãn tính. Thai thiếu oxy và các chất dinh dưỡng dẫn đến phát triển kém, khi sinh nhẹ cân hoặc đẻ non. Những bé sinh ra đời thường có sức khỏe kém, dễ bị ngạt, nhiễm khuẩn hay viêm phổi.
Nếu trẻ sinh quá non tháng, phổi thai nhi chưa phát triển, dẫn đến bệnh lý màng trong. Tức là các phế nang của phổi có một lớp màng trong suốt bao phủ nên trẻ không thở được và sẽ thiếu oxy dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó những trường hợp dị dạng thai có thể gặp ở những người mẹ bị tim bẩm sinh.
Xem thêm: Nam giới bị bao quy đầu dài có con được không? Xử lý như thế nào?
Phụ nữ bị bệnh tim muốn mang thai phải làm gì?
Chị em không may mắc phải các bệnh lý về tim mạch, nhưng vẫn quyết định mang thai cần phải tuyệt đối lưu ý những vấn đề sau:
Kiểm soát cân nặng
Bạn cần kiểm soát tốt cân nặng của bản thân trong giai đoạn mang thai, không để tăng cân quá nhiều, quá nhanh. Bởi việc tăng cân quá mức có thể gây ra các vấn đề tim mạch, huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ…
Chế độ dinh dưỡng
Người mắc các bệnh tim mạch trong giai đoạn mang thai cần lưu ý:
-
Nên cân bằng giữa các loại thức ăn, bổ sung nhiều các loại rau củ quả. Hạn chế các món ăn chiên xào, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.
-
Không bổ sung quá nhiều đạm, đường, chất béo hay muối ăn, bởi chúng đều gây ra những tác động xấu lên hệ tim mạch.
-
Nên bổ sung thêm sắt tăng cường máu nuôi dưỡng thai nhi.
Chế độ sinh hoạt
Nếu bị bệnh tim trong giai đoạn mang thai cần tránh hoạt động mạnh, quá sức. Bạn nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày để giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn trong suốt thời gian mang thai.
Về tâm lý
Tránh tâm lý căng thẳng trong giai đoạn mang thai, bởi khi đó hệ thống thần kinh xuất hiện các phản ứng điều tiết khiến nhịp tim tăng nhanh, người bệnh bị vã mồ hôi, tâm thần bất ổn…
Thăm khám định kỳ
Việc thăm khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng và cần thiết. Qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chủ động đánh giá được thai kỳ của bạn, đồng thời kịp thời phát hiện những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Bên cạnh đó, các bác sĩ sản và tim mạch sẽ tư vấn và đưa ra những loại thuốc hỗ trợ phù hợp với bạn trước cũng như trong giai đoạn mang thai.
Qua nội dung bài viết trên, bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc bị bệnh tim có mang thai được không. Mong rằng với những nội dung từ bài viết sẽ giúp bạn vững tâm và chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
Pregnancy and Pre-existing Heart Disease - Truy cập ngày 22/04/2022
https://healthlibrary.brighamandwomens.org/90,P02439
Can you get pregnant with heart disease? Yes, but know your risks - Truy cập ngày 22/04/2022
https://wexnermedical.osu.edu/blog/pregnancy-and-heart-disease
Pregnancy with a heart condition - Truy cập ngày 22/04/2022