zalo
Xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai? Nguyên nhân và cách khắc phục
Chuẩn bị mang thai

Xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai? Nguyên nhân và cách khắc phục

Đào Nhàn
Đào Nhàn

02/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Để biết khả năng mang thai, ngoài việc xác định thông qua các phương pháp khoa học thì chúng ta còn có thể dựa vào hàng loạt dấu hiệu mang thai sớm. Vậy phụ nữ xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai không hay do sức khỏe có vấn đề? Mời bạn đọc hãy cùng Monkey đi tìm câu trả lời và các cách giúp giảm bớt triệu chứng xì hơi nhiều trong bài viết này.

Xì hơi có phải là dấu hiệu mang thai không?

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu phải chịu rất nhiều sự thay đổi như: bụng phình to hơn, làn da rạn, sạm hoặc thâm đen khiến các chị em mất tự tin, cơ thể mệt mỏi,... Đặc biệt, không ít mẹ bầu còn gặp tình trạng ngượng “chín mặt” do xì hơi mất kiểm soát. Do đó, nhiều người thắc mắc rằng xì hơi có phải là dấu hiệu mang thai không?

Dấu hiệu có thai xì hơi xảy ra ở nhiều phụ nữ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia cho biết, đầy bụng xì hơi cũng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết ở nữ giới. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường và không gây ra hậu quả nghiêm trọng gì đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra nhiều, thậm chí mẹ bầu có thể mất kiểm soát với việc xì hơi thì tâm lý sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Để tránh bị mất mặt, ngượng ngùng do xì hơi, mẹ bầu sẽ hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, nguy cơ dẫn đến trầm cảm, stress,...

Do đó, nếu thấy hiện tượng xì hơi diễn ra nhiều sau khi quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp tránh thai thì rất có thể bạn đã mang thai. Điều cần làm lúc này là các chị em cần thử thai tại nhà hoặc đi khám để xác định khả năng mang thai và được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc thai kỳ tốt nhất.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu xì hơi nhiều

Hormone thay đổi và tử cung to lên khiến bà bầu xì hơi nhiều. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xì hơi là triệu chứng có thể xảy ra ở hầu hết phụ nữ mang thai. Có 2 nguyên nhân chính khiến mẹ bầu xì hơi nhiều là do sự thay đổi của nồng độ hormone progesterone và kích thước tử cung bị phình lên đột ngột. Trong đó:

  • Hormone progesterone thay đổi: Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone trong cơ thể bà bầu tăng lên nhiều, đặc biệt là trong ruột và dạ dày. Sự tác động của hormone này đã khiến cho nhu động dạ dày bị yếu đi, đồng thời tiết ra ít axit dạ dày hơn so với bình thường trong khi khí lại sinh ra nhiều hơn. Từ đó, bà bầu thường cảm thấy bụng đầy hơi, khó tiêu và xì hơi nhiều hơn.

  • Tử cung bị phình lên đột ngột: Sau khi thụ tinh thành công, kích thước tử cung bắt đầu tăng lên do có sự xuất hiện của phôi thai. Nhất là khi thai nhi ngày càng phát triển khiến tử cung phình to ra, chèn ép lên dạ dày và đường ruột. Sự chèn ép này cũng khiến nhu động ruột dạ dày làm việc chậm hơn và hình thành khí trong bụng, gây đầy hơi và dẫn đến xì hơi nhiều.

Bà bầu ăn đồ nhiều dầu mỡ cũng bị đầy bụng và xì hơi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài 2 nguyên nhân kể trên, dấu hiệu có thai xì hơi còn được gây ra bởi hàng loạt tác nhân khác như:

  • Mẹ bầu bị táo bón khiến khí khó thoát ra ngoài

  • Mẹ bầu ăn một số loại thực phẩm gây đầy bụng, tăng khí trong đường ruột như: đồ ăn chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, chế biến sẵn, đồ uống có ga, sữa, ngũ cốc nguyên hạt,...

  • Cân nặng thai phụ tăng nhanh cùng với sự phát triển của tử cung gây chèn ép lên dạ dày và đường ruột.

  • Bà bầu sử dụng một số loại thuốc bổ, vitamin có thể gây đầy bụng, táo bón.

  • Tâm trạng lo lắng, căng thẳng khi mang thai ảnh hưởng đến nhịp thở của bà bầu khiến lượng không khí hít vào nhiều hơn.

  • Cơ thể mẹ bầu không dung nạp được lactose hoặc dị ứng với sữa. Sau khi uống sữa vào, các mẹ sẽ bị đầy hơi, khó tiêu, xì hơi, thậm chí bị đau bụng và tiêu chảy.

  • Thai phụ mắc bệnh tiểu đường.

  • Mẹ bị mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa trước và trong thai kỳ như: hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,...

Nhìn chung, dù dấu hiệu có thai xì hơi xảy ra thường xuyên ở mẹ bầu vì nguyên nhân nào thì điều này cũng khiến các mẹ cảm thấy khó chịu và tự ti. Vậy làm sao để giúp bà bầu giảm bớt triệu chứng xì hơi?

Cách giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng xì hơi nhiều

Qua những phân tích ở trên chúng ta đã biết được đáp án của câu hỏi xì hơi có phải là dấu hiệu mang thai không và những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Triệu chứng đầy bụng xì hơi chắc hẳn sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống và cả sức khỏe thai kỳ. 

Triệu chứng xì hơi nhiều khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì vậy, phụ nữ mang thai bị xì hơi nhiều nên áp dụng các phương pháp giúp giảm bớt triệu chứng được các chuyên gia hướng dẫn dưới đây.

Uống nhiều nước

Mọi hai phụ đều nên uống tối thiểu từ 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày. Bởi trong nước chứa nhiều chất khoáng có tác dụng làm mềm phân, tăng nhu động ruột. Một số loại nước còn chứa các chất khoáng có thể trung hòa và giảm bớt axit trong dạ dày. Vì vậy, uống nhiều nước sẽ giúp giảm bớt triệu chứng đầy bụng khó tiêu, đồng thời tăng cường khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi và phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng cho bà bầu. 

Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh

Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ cho cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để phòng tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu và xì hơi nhiều, bà bầu nên thực hiện chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều chất béo như: đồ chiên rán, xào,...

  • Nên bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn ngũ cốc, rau xanh, trái cây tươi,...

  • Tránh ăn các thực phẩm gây đầy hơi như: các loại đậu, súp lơ trắng, bắp cải, các loại đậu,...

  • Tránh các loại đồ uống chứa cồn, caffeine,...

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để hệ tiêu hóa không bị quá tải mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

  • Ăn chậm để không nuốt cả không khí vào bụng gây đầy hơi.

  • Tránh vận động ngay sau khi ăn.

Vận động nhẹ nhàng

Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, giãn cơ,...luôn khuyến khích bà bầu tập luyện hàng ngày. Đây là cách giúp cơ thể giải phóng khí rất hiệu quả, đồng thời giảm bớt triệu chứng đầy hơi, xì hơi và phòng ngừa táo bón.

Vận động nhẹ nhàng giúp mẹ bầu giảm bớt chứng xì hơi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giữ tâm trạng thoải mái

Tâm trạng thoải mái có tác động tích cực đến hệ tiêu hóa. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích phụ nữ mang thai nên tập hít thở sâu, ngồi thiền, tập yoga,...để giảm bớt căng thẳng. Từ đó góp phần cải thiện dấu hiệu có thai xì hơi.

Mặc quần áo rộng rãi

Bà bầu không nên mặc các loại quần áo bó sát sẽ cảm thấy rất khó thở. Đặc biệt, sự bó sát xung quanh eo có thể đè lên ruột và gây ra cảm giác khó chịu, xì hơi nhiều hơn.

Xem thêm:

Thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh

Đi bộ có tác dụng giảm bớt triệu chứng xì hơi khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cùng với chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt cũng có ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa của con người. Bà bầu muốn giảm bớt dấu hiệu xì hơi khi mang thai nên thay đổi thói quen sinh hoạt như sau:

  • Ngồi ngay ngắn khi ăn để vùng bụng không phải chịu nhiều áp lực

  • Đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn.

  • Nói không với thuốc lá vì nó không chỉ khiến nồng độ axit dạ dày tăng cao, gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu, xì hơi mà còn khiến thai nhi mắc dị tật bẩm sinh.

  • Massage bụng để có cảm giác dễ chịu hơn nhưng mẹ cần cẩn thận tránh ấn nhầm vị trí tử cung có thể dẫn đến xuất huyết.

Khi nào triệu chứng xì hơi đáng lo ngại về sức khỏe?

Bà bầu cần đi khám khi thấy xì hơi nhiều kèm các triệu chứng bất thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Về cơ bản, dấu hiệu có thai xì hơi xuất hiện ở hầu hết phụ nữ mang thai và không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý đi khám ngay khi thấy các dấu hiệu nghiêm trọng như:

  • Bị tiêu chảy nặng, có thể máu kèm phân

  • Bụng đau quặn, ấm ách khó chịu.

  • Hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày dễ ngất xỉu

Việc đi khám sức khỏe kịp thời giúp bác sĩ phát hiện tình trạng bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Có như vậy, sức khỏe mẹ và bé mới được đảm bảo đến ngày sinh.

Một số dấu hiệu có thai khác dễ nhận biết

Ngoài dấu hiệu có thai xì hơi, các chị em cũng có thể xác định khả năng mang thai thông qua hàng loạt triệu chứng điển hình khác. Cụ thể như:

  • Trễ kinh từ 5-7 ngày

  • Bầu ngực sưng, đau

  • Nhạy cảm với mùi vị

  • Tâm trạng thay đổi thất thường

  • Tần suất đi tiểu nhiều

  • Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ

  • Buồn nôn và nôn

  • Thân nhiệt tăng cao

  • Ra máu báo

  • Khí hư ra nhiều

  • Đau lưng, đau bụng,...

Buồn nôn là dấu hiệu mang thai chính xác và dễ nhận biết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy có nhiều dấu hiệu mang thai sớm nhưng không ít người vẫn bị nhầm lẫn với các triệu chứng của tiền kinh nguyệt. Vì vậy, khi nghi ngờ mang thai, các chị em nên kiểm tra lại bằng các phương pháp như: que thử thai, xét nghiệm máu hay siêu âm để có kết quả chính xác. Từ đó chúng ta sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ phù hợp hơn.

Tóm lại, bài viết này đã giúp chúng ta giải đáp thắc mắc xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai và những nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Với những phương pháp giúp phòng tránh và giảm bớt triệu chứng xì hơi được Monkey chia sẻ ở trên hy vọng sẽ giúp các chị em luôn cảm thấy thoải mái và tự tin nhất, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Bloating and gas during pregnancy - Ngày truy cập: 30/08/2022

https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/gas-and-bloating-during-pregnancy_247

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!