zalo
Tầm quan trọng của xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai
Chuẩn bị mang thai

Tầm quan trọng của xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai

Đào Nhàn
Đào Nhàn

26/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai có vai trò rất quan trọng, đặc biệt với những người mang thai nhờ các biện pháp hỗ trợ của y học. Trong bài viết này, Monkey sẽ giúp các chị em hiểu rõ hơn về vai trò và các loại xét nghiệm nội tiết cần tiến hành trước mang thai.

Khi nào cần xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, tình trạng rối loạn nội tiết tố có ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng sinh sản của nữ giới, nguy cơ bị vô sinh cao. Vì vậy, xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai là việc làm hết sức quan trọng đối với các cặp vợ chồng đang mong muốn sinh con. 

Đây là việc yêu cầu các cặp vợ chồng tiến hành một số loại xét nghiệm quan trọng để đánh giá chất lượng đời sống tình dục và khả năng sinh sản. Với những trường hợp có kết quả xét nghiệm cho thấy khả năng sinh sản thấp cần có các biện pháp khắc phục kịp thời. Tùy vào từng tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phù hợp, giúp các cặp vợ chồng sớm thực hiện được mong ước làm cha mẹ.

Xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai được khuyến nghị thực hiện càng sớm càng tốt đối với tất cả các trường hợp, đặc biệt là những đối tượng khó mang thai như:

  • Phụ nữ bị vô kinh gồm cả 2 trường hợp vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát (Vô kinh nguyên phát là người đó chưa từng xuất hiện kinh nguyệt; vô kinh thứ phát là đã từng có kinh nhưng sau đó bị mất dần).

  • Người bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết lâu ngày.

  • Phụ nữ có tiền sử khó mang thai, khó giữ thai.

  • Phụ nữ bị các vấn đề về chức năng sinh sản, từng phải cắt bỏ một hoặc cả hai bên buồng trứng.

  • Phụ nữ đang chuẩn bị kế hoạch mang thai nhờ các biện pháp hỗ trợ y học.

  • Người bị rối loạn hoặc thiếu hụt nội tiết tố ở mức độ nặng.

Nhìn chung, khi tiến hành xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai, chúng ta sẽ chủ động tầm soát tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân tốt hơn. Vậy bạn đã biết xét nghiệm nội tiết gồm những gì hay chưa?

Xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai gồm những gì?

Để đánh giá chính xác nhất khả năng sinh con của các cặp vợ chồng, xét nghiệm nội tiết tố chuẩn bị mang thai yêu cầu thực hiện đối với cả nam và nữ.

Xét nghiệm nội tiết tố nam

Nam giới cũng cần xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với nam giới gồm 2 xét nghiệm chính là Testosterone và FSH. Trong đó:

  • Xét nghiệm Testosterone: Testosterone là hormone kích thích nhu cầu và khoái cảm tình dục. Nếu kết quả cho thấy nồng độ testosterone ở mức thấp chứng tỏ nam giới bị suy giảm ham muốn tình dục. Yếu tố này đóng vai trò quyết định quan trọng đến khả năng sinh con.

  • Xét nghiệm FSH: Đây là cách để tìm ra nguyên nhân nam giới bị vô tinh. Từ kết quả đó, bác sĩ sẽ lên phương án điều trị phù hợp nhằm hỗ trợ khả năng sinh con của nam giới.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ

Đối với nữ giới, xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai gồm:

Xét nghiệm Testosterone

Xét nghiệm Testosterone ở nữ giới. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tương tự như ở nam giới, hormone này cũng giúp tăng ham muốn và khoái cảm khi quan hệ tình dục ở phụ nữ. Nồng độ Testosterone được coi là bình thường khi kết quả chỉ số nằm trong khoảng 15 – 70mg/dL. Nếu nồng độ cao hơn bình thường thì đó chính là dấu hiệu của bệnh buồng trứng đa nang hoặc một số loại u khác. Các bệnh lý này đều cản trở khả năng mang thai của nữ giới.

Xét nghiệm Progesterone

Nồng độ Progesterone trong cơ thể có vai trò bảo vệ sự phát triển của thai nhi, kích thích tuyến vú phát triển và niêm mạc tử cung. Ngoài ra, nó còn có khả năng ức chế quá trình rụng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt do sự mất cân bằng estrogen và progesterone.

Vì vậy, chỉ số nồng độ Progesterone luôn luôn phải được duy trì ở mức cao từ 5 – 20 ng/mL. Nếu cao hơn ngưỡng này, phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau ngực, nổi mụn, khô âm đạo, trầm cảm, chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh.

Xem thêm:

Xét nghiệm Estrogen

Chỉ số estrogen cao có nguy cơ bị ung thư vú. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xét nghiệm estrogen cần quan tâm tới chỉ số quan trọng nhất là estradiol. Nếu người nào có chỉ hàm lượng estradiol vượt ngưỡng 70 – 220 pmol/L hoặc 20 – 60 pg/mL thì cần được điều chỉnh lại để không ảnh hưởng đến sinh sản. Hậu quả của việc vượt ngưỡng estradiol bình thường là tình trạng rối loạn cảm xúc, chu kỳ kinh nguyệt, đau đầu, rụng tóc và làm tăng nguy cơ bị ung thư vú.

Xét nghiệm LH

Thùy trước tuyến yên tiết ra hormone LH để thực hiện nhiệm vụ làm chín noãn và giải phóng trứng. Thông thường, chỉ số bình thường của LH nằm trong khoảng 0,8 – 26 IU/L và nếu vượt khỏi ngưỡng này sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và khả năng rụng trứng của phụ nữ.

Xét nghiệm FSH

Nữ giới có nguy cơ bị buồng trứng đa nang khi chỉ số FSH cao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Buồng trứng của người phụ nữ có khả năng dự trữ hay không còn tùy thuộc vào chỉ số FSH, có tính quyết định lớn đến khả năng mang thai. Nếu nồng độ này cao hơn mức bình thường là 1,4 – 9,6 IU/L thì phụ nữ đó có nguy cơ cao bị hội chứng buồng trứng đa nang.

Xét nghiệm AMH

Xét nghiệm AMH nhằm kiểm tra và đánh giá khả năng dự trữ nang noãn của buồng trứng, từ đó xác định tiên lượng sinh sản ở nữ giới. Kết quả xét nghiệm này được đánh giá là có giá trị nhất trong hành trình điều trị bệnh hiếm muộn. 

Phụ nữ có nồng độ AMH nằm trong mức 2 - 6,8 ng/ml có thể yên tâm về khả năng sinh nở của mình. Nồng độ AMH quá cao có thể dẫn đến vô sinh trong khi nồng độ thấp có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Xét nghiệm Prolactin

Chỉ số prolactin cao nhưng an toàn chỉ khi phụ nữ cho con bú. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nồng độ Prolactin ở mức an toàn khi nằm trong khoảng 127 – 637 μU/mL. Trong giai đoạn cho con bú, nồng độ prolactin tăng cao là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, phụ nữ không cho con bú nhưng có chỉ số vượt ngưỡng an toàn cần cẩn thận vì khả năng vô sinh cao.

Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai

Ngoài một số xét nghiệm nội tiết tố, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành thêm một số xét nghiệm khác tùy vào từng trường hợp để có kết quả đánh giá chính xác nhất về khả năng sinh sản. 

Dưới đây là một số xét nghiệm mà các cặp vợ chồng nên tiến hành để chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch mang thai như:

  • Xét nghiệm máu

  • Xét nghiệm tỷ lệ hồng cầu lắng

  • Xét nghiệm đường huyết

  • Xét nghiệm VDRL

  • Xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng khi mang thai: Rubella, toxoplasma, CMV

  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp

  • Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm: HIV, lậu, viêm gan B,...

  • Thử nghiệm vitamin D3 và vitamin B12

Những lưu ý trước khi xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề trước khi tiến hành xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai để đảm bảo kết quả chuẩn xác như:

  • Đối với nam giới đang dùng một số loại thuốc điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến Testosterone trong máu cần ngưng sử dụng trước khi xét nghiệm. Vì vậy, bệnh nhân cần báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng để nhận được lời tư vấn phù hợp.

  • Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái và nhịn ăn 4-6 tiếng trước khi làm xét nghiệm.

  • Kết quả xét nghiệm FSH và LH chính xác nhất vào ngày 2-4 của chu kỳ kinh nguyệt. Trong khi đó, xét nghiệm Progesterone vào ngày thứ 21 của chu kỳ kinh nguyệt gồm 28 ngày. Nội tiết tố của nữ giới sẽ khác nhau tùy vào từng thời điểm. Vì vậy, các chị em cần lưu ý đi xét nghiệm đúng thời gian để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Trên đây là những chia sẻ của Monkey về tầm quan trọng của xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai cũng như các loại xét nghiệm cần thực hiện. Các cặp vợ chồng cần lưu ý xét nghiệm đủ và đúng thời gian “vàng” để đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân. Từ đó quyết định phương án phù hợp để thực hiện ước mơ làm cha mẹ.

Fertility Tests for Women - Ngày truy cập: 25/05/2022

https://www.webmd.com/infertility-and-reproduction/guide/fertility-tests-for-women1

Could a Hormonal Imbalance Be Affecting Your Fertility? Here's What You Need to Know - Ngày truy cập: 25/05/2022

https://www.parents.com/getting-pregnant/infertility/treatments/hormone-imbalance-and-pregnancy/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!