Khả năng sinh sản của một người sẽ được phản ánh qua nhiều biểu hiện trên cơ thể. Dấu hiệu nào cho thấy bạn khó thụ thai? Phụ nữ khó thụ thai phải làm sao? Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết và có phương pháp điều trị sớm.
Dấu hiệu cảnh báo bạn khó có thai
Tuổi tác khiến phụ nữ khó mang thai
Càng lớn tuổi, cơ hội phụ nữ mang thai sẽ giảm xuống. Chuyên gia cho biết, chị em trong độ tuổi 35 đến 40 tuổi mất đi 15% cơ hội có con mỗi năm, chưa kể các biến chứng khi mang thai và sinh em bé. Để con sinh ra khỏe mạnh, bạn cần có kế hoạch sinh phù hợp.
Kinh nguyệt không đều
Trung bình, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt khoảng 28 ngày. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn bất thường, không đoán trước được thì đây cũng là một dấu hiệu khó mang thai đáng chú ý. Cơ thể bạn không rụng trứng thường xuyên, khả năng mang thai sẽ giảm đi. Để chu kỳ kinh được ổn định, bạn cần đi khám sản phụ khoa để bác sĩ chỉ định hướng điều trị an toàn, hiệu quả.
Cơn đau vùng chậu là biểu hiện khó mang thai
Tình trạng đau vùng chậu, nhất là khi quan hệ tình dục là triệu chứng của nhiều bệnh phụ khoa, điển hình là u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tắc nghẽn ống dẫn trứng, viêm vùng chậu… Những bệnh khó mang thai này cản trở nghiêm trọng đến quá trình thụ thai. Bạn cần đi khám phụ khoa nhanh chóng để chữa dứt điểm càng sớm càng tốt.
Từng phẫu thuật hoặc từng mắc bệnh lây qua đường tình dục
Nhiều trường hợp từng mổ ruột thừa hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu hay nấm chlamydia cũng là nguyên nhân giải đáp thắc mắc tại sao khó thụ thai. Tình trạng nhiễm trùng hoặc mô sẹo từ lần phẫu thuật trước đều khiến phụ nữ khó thụ thai.
Nếu bạn chưa hề bị bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng đang có dấu hiệu đau ngứa âm đạo, dịch tiết bất thường thì hãy đi làm xét nghiệm sớm để phát hiện bệnh. Những bệnh nhiễm trùng nếu để lâu dài không điều trị có khả năng khiến bạn vô sinh.
Nội tiết tố mất cân bằng
Các dấu hiệu như rụng tóc, đột ngột tăng cân, đau đầu, mệt mỏi, phù nề, nổi mụn nghiêm trọng… cảnh báo bạn đang mất cân bằng nội tiết tố. Đây là các vấn đề được gây ra bởi tuyến giáp, chẳng hạn như suy giáp hoặc cường giáp. Nếu bệnh phát hiện muộn, không được điều trị kịp thời thì bạn có thể cần cắt bỏ tuyến giáp hoặc điều trị I-ốt phóng xạ. Sau khi chữa bệnh, bạn cần đợi 6 - 12 tháng mới có thể mang thai.
Nguyên nhân nào khiến bạn khó mang thai?
Có khoảng ⅓ nguyên nhân khó thụ thai là do nam giới, ⅓ là do nữ giới và ⅓ còn lại thuộc về cả 2 giới. Một số nguyên nhân có thể kể đến là do:
Rối loạn rụng trứng
40% trường hợp vô sinh, hiếm muộn là do trứng không rụng đều hoặc không rụng từ buồng trứng. Dấu hiệu của bệnh là vô kinh hoặc kinh nguyệt không đều. Bệnh có thể được xác định bằng cách xét nghiệm máy hoặc phân tích tiền sử kinh nguyệt. Người bệnh sẽ được chỉ định uống thuốc kích thích rụng trứng.
Ống dẫn trứng bị tắc
Việc ống dẫn trứng bị tắc một phần hay tắc hoàn toàn sẽ cản trở tinh trùng gặp trứng. Để phát hiện bệnh, bạn sẽ được chỉ định chụp X-quang hoặc được bác sĩ nội soi thông qua đường rạch dưới rốn. Người bệnh sẽ được phẫu thuật nhằm loại bỏ cản trở tắc ống dẫn trứng hoặc làm thụ tinh trong ống nghiệm để thụ thai.
Rối loạn tinh trùng
Tinh trùng bất thường, di chuyển không đúng cách, quá ít tinh trùng, tinh trùng đông đặc… là nguyên nhân giải thích cho vấn đề tại sao khó mang thai. Chưa kể, bệnh truyền nhiễm như quai bị hoặc kích thích tố tình dục không được sản xuất đủ cũng làm cho số lượng tinh trùng thấp.
Bác sĩ sẽ tiến hành phân tích tinh dịch nhằm chẩn đoán vô sinh. Thông thường, người bệnh sẽ cần đến phương pháp thụ tinh nhân tạo để thụ thai.
Chứng Endometriosis
Tình trạng màng trong tử cung phát hiện bên ngoài tử cung được gọi là chứng Endometriosis. Bệnh được chẩn đoán thông qua nội soi. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để loại bỏ tổn thương.
Xem thêm: Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Những lưu ý mẹ không thể bỏ qua
Khó thụ thai phải làm sao?
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp tự nhiên lẫn y tế giúp giải quyết tình trạng khó thụ thai như:
Phương pháp tăng khả năng có thai tự nhiên
Một số cách tự nhiên giúp bạn tăng khả năng thụ thai mà bạn có thể tham khảo là:
-
Tăng cường sức khỏe thể chất: Kiểm soát tốt cân nặng, duy trì kế hoạch tập thể dục mỗi tuần ít nhất 3 - 4 lần. Bạn không được hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, cafein, hóa chất độc hại, rượu bia.
-
Lối sống lành mạnh cũng là điều kiện tiên quyết giải đáp thắc mắc khó thụ thai phải làm sao. Hai vợ chồng nên nghỉ ngơi hợp lý, hoạt động thể lực vừa phải. Xây dựng chế độ ăn uống với trái cây, sữa, thịt, protein phù hợp để cải thiện sức khỏe.
-
Những loại thức ăn khó thụ thai mà bạn nên tránh là cafein, thực phẩm chế biến sẵn. Nam giới hãy hạn chế tiêu thụ thực phẩm từ đậu nành để tránh bị giảm chất lượng tinh trùng.
-
Khó thụ thai uống thuốc gì? Nữ giới trước khi mang thai vài tháng nên uống axit folic ít nhất 400 mcg mỗi ngày để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh thai nhi, nứt đốt sống.
-
Khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân vì sao khó mang thai. Hai vợ chồng hãy chia sẻ với bác sĩ về lối sống, chế độ dinh dưỡng để được tư vấn khó thụ thai nên làm gì.
-
Giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, tránh xa căng thẳng, luôn lạc quan, chăm sóc tốt cho sức khỏe.
Biện pháp điều trị khó có thai tự nhiên
Trong trường hợp đã thực hiện nhiều cách nhưng vẫn khó thụ thai phải làm sao? Bạn sẽ được chỉ định áp dụng một số biện pháp can thiệp y tế như:
-
Uống thuốc hỗ trợ sinh sản giúp kích thích hormone sinh sản ở phụ nữ nhằm phóng thích trứng ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Mặc dù vậy, thuốc vẫn có tác dụng phụ như tăng nguy cơ phát triển khối u trong buồng trứng, kích thích buồng trứng quá mức.
-
Phẫu thuật để giải quyết các vấn đề liên quan đến tắc nghẽn ống dẫn trứng hoặc dính tử cung. Ngày nay, phẫu thuật ngoại khoa ít được sử dụng. Khoa học đã có nhiều điều trị hiếm muộn, vô sinh khác tối ưu và hiệu quả hơn.
-
Thụ tinh nhân tạo IUI: Hàng triệu tinh trùng khỏe mạnh được bác sĩ bơm vào tử cung phụ nữ tại thời điểm rụng trứng nhằm tăng cơ hội thụ thai.
-
Thụ tinh nhân tạo IVF: Bác sĩ sẽ lấy 1 trứng trưởng thành từ cơ thể người mẹ mang đi thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm. Sau quá trình thụ tinh thành công, phôi thai được đưa trở về tử cung người mẹ. Thời gian thực hiện phương pháp này vài tuần, mẹ cần tiêm hormone hàng ngày để đảm bảo việc cấy ghép thành công.
Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể phụ nữ gặp khó khăn trong việc thụ thai. Monkey mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn nhận biết dấu hiệu và giải đáp được thắc mắc khó thụ thai phải làm sao. Nếu phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường, chị em hãy nhanh chóng đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn.