zalo
Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Những lưu ý mẹ không thể bỏ qua
Thai kỳ

Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Những lưu ý mẹ không thể bỏ qua

Thúy Anh
Thúy Anh

10/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hen suyễn là một trong những căn bệnh thường gặp trong giai đoạn mang thai. Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Bệnh hen có nguy hiểm gì đến thai nhi hay không? Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ kiểm soát bệnh tốt nhằm bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Triệu chứng hen suyễn ở bà bầu

Hen suyễn hay còn được gọi với cái tên hen phế quản. Bệnh xảy ra do quá trình phế quản viêm mạn tính kéo dài. Phế quản hoặc đường dẫn khí của bệnh nhân trở nên nhạy cảm với nhiều tác nhân khác nhau. Khi mang thai, mẹ bầu lên cơn hen sẽ nguy hiểm, thai nhi có thể bị thiếu oxy.

Tình trạng bị hen phế quản khi mang thai thường có nhiều dấu hiệu bao gồm:

  • Thở khò khè khi thở ra hoặc hít vào;

  • Nặng tức ngực, không thở được;

  • Ho và nói khó, không nói được câu dài.

Hen phế quản khá nguy hiểm đối với thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các triệu chứng bệnh hen suyễn trong thai kỳ có thể diễn ra vào ban ngày hoặc ban đêm, hoặc cả ngày và đêm. Thai phụ bị hen phế quản cần được thăm khám đều đặn, điều trị kịp thời để kiểm soát bệnh tốt. Trong trường hợp mẹ bầu không kiểm soát bệnh tốt thì nguy cơ bị huyết áp tăng, sinh non, thai nhi kém phát triển, thai chết lưu. Nguy hiểm hơn là sau khi sinh con, bệnh có thể gây tử vong cho cả mẹ và bé.

Người mang thai bị hen suyễn có nguy hiểm không?

Đa phần các phụ nữ mang thai bị hen phế quản nhưng bệnh được kiểm soát tốt sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng ở thai nhi. Ngược lại, việc không kiểm soát cơn hen, mẹ bầu thường xuyên bị khó thở thì thai nhi bị thiếu oxy và có thể gặp nhiều biến chứng như chậm phát triển, suy thai, đẻ non. Thai phụ có thể bị tăng huyết áp và tiền sản giật. Do đó, hen phế quản khi mang thai là căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị đều đặn, thường xuyên theo dõi định kỳ nhằm làm giảm biến chứng.

Khi mẹ bầu bị bệnh hen suyễn thì con sinh ra có bị di truyền hay không? Câu trả lời là có. Trẻ có nguy cơ mắc hen phế quản cùng nhiều bệnh lý như mày đay, viêm da cơ địa cao hơn so với những đứa trẻ khác. Tỷ lệ này thậm chí càng tăng cao nếu cả bố và mẹ đều bị hen phế quản dị ứng. Chính vì thế, mẹ bầu cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa nếu phát hiện triệu chứng bất thường.

Hen suyễn có thể bị lây sang thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao?

Nếu được kiểm soát tốt, người bệnh hoàn toàn có thể chung sống với bệnh hen phế quản. Bạn vẫn có thể mang thai và sinh con. Tuy nhiên mẹ bầu cần được theo dõi sát sao và khám thai định kỳ để đảm bảo an toàn.

Vậy bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Thực tế, việc điều trị hen phế quản ở mẹ bầu là ngăn chặn cơn thiếu oxy cho mẹ và cung cấp cho thai nhi đầy đủ oxy. Thai phụ cần thực hiện phương pháp điều trị nghiêm ngặt để ngăn chặn cơn hen cấp.

  • Cách điều trị tối ưu là cải thiện chức năng hô hấp, kiểm soát cơn hen, tránh yếu tố gây cơn hen kịch phát. Tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ dùng thuốc điều trị nhằm duy trì chức năng phổi bình thường.

  • Việc uống thuốc điều trị sẽ tuân theo nguyên tắc dùng lượng thuốc thấp nhất để kiểm soát bệnh. Nếu mẹ bầu thực hiện tốt điều trị dự phòng, không bỏ thuốc giữa chừng thì quá trình mang thai và sinh con của mẹ vẫn diễn ra khỏe mạnh bình thường. Đa phần các phương pháp điều trị bệnh hiện nay được đánh giá là an toàn cho thai kỳ.

  • Thuốc điều trị bệnh cho mẹ bầu thường ở dạng xịt, phun nên sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu hoặc mẹ đang cho con bú không được tự ý mua thuốc sử dụng.

Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, mẹ bầu cũng cần nhớ:

  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc, lông súc vật, khói bếp than để tránh kịch phát cơn hen.

  • Mẹ không được hít nước hoa, phấn hoa, thuốc xịt côn trùng.

  • Mẹ cần tránh ăn thức ăn lạ mang nguy cơ dị ứng.

  • Giữ không khí trong nhà luôn khô thoáng.

  • Không được hút thuốc, không cho người khác hút thuốc trong nhà.

Mẹ bầu cần giữ ấm cơ thể, tránh bị cảm lạnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khẩu phần ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hen suyễn. Mẹ bầu nên ăn đồ ấm, hạn chế ăn đồ bảo quản lâu trong tủ lạnh. Mẹ cần giữ ấm cơ thể, không được để bản thân bị cảm. Khi ra ngoài, mẹ hãy đeo khẩu trang để tránh tác nhân kích thích cơn hen.

Vậy khi biết bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Nếu mẹ đã biết mình bị bệnh hoặc có tiền sử bị bệnh thì hãy đến bệnh viện thăm khám khi có ý định mang thai. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và thực hiện biện pháp dự phòng nhằm đảm bảo sức khỏe cho 2 mẹ con. Việc tiêm vaccine phòng cúm trước khi mang thai cũng cần thiết giúp ngăn ngừa nguy cơ mẹ bị hen phế quản do virus cúm gây viêm hô hấp.

Trong quá trình mang thai, mẹ hãy đi khám thai đầy đủ, sinh hoạt hợp lý, dinh dưỡng khoa học. Cuối cùng, kiểm soát bệnh tốt, tuân thủ sự tư vấn và hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa hô hấp, chuyên khoa sản là yếu tố quyết định sự an toàn của cả mẹ và bé trong giai đoạn mang thai, chuyển dạ và sau sinh.

Xem thêm: Mang thai bị viêm gan b có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Những lưu ý khi bà bầu bị hen suyễn

Sau khi đã biết bà bầu bị hen suyễn phải làm sao thì mẹ vẫn cần lưu ý một số điều khi bị bệnh:

Mẹ bầu cần làm gì nếu có cơn hen trong khi mang thai?

Cơn hen thường xuất hiện nhiều từ tuần 17 đến 24 trong chu kỳ mang thai. Khi cơn hen kịch phát, mẹ có thể xử trí tương tự như lúc không mang thai. Mẹ cần ưu tiên cắt cơn hen bằng thuốc giãn phế quản dạng hít, có công dụng ngắn, chẳng hạn như albuterol. Tuy vậy, mẹ bầu vẫn cần nhập viện để theo dõi tình trạng và có cách xử trí kịp thời vì bệnh có nguy cơ biến chứng cao.

Mẹ bầu hãy thường xuyên khám bác sĩ để kịp thời điều trị biến chứng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chăm sóc sau sinh đối với người mang thai bị hen suyễn

Thông thường, các triệu chứng hen suyễn sẽ trở về tình trạng ban đầu, ổn định sau khi sinh 3 tháng đầu. Mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 2 năm đầu để giảm nguy cơ bé bị khò khè, tăng hệ miễn dịch cho trẻ. Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể vào cơ thể bé thông qua sữa mẹ. Do đó, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp.

Tỷ lệ thai phụ bị hen phế quản chiếm trên 8% tổng số phụ nữ mang thai. Monkey mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc bà bầu bị hen suyễn phải làm sao và cần lưu ý gì khi mắc bệnh. Để sức khỏe của mẹ và bé được tốt nhất, mẹ bầu hãy tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn điều trị bệnh của bác sĩ nếu chẳng may mắc bệnh nhé!

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!