zalo
Bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân thì phù hợp nhất?
Thai kỳ

Bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân thì phù hợp nhất?

Thúy Anh
Thúy Anh

22/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hầu hết chị em đều tăng cân khi mang bầu, tuy nhiên không phải ai cũng có cân nặng chuẩn như ý. Bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân? Bí quyết để có cân nặng phù hợp khi mang thai là gì?

Tại sao chị em thường tăng cân khi mang thai?

Em bé sẽ lớn lên từng ngày khiến thai phụ có nhiều thay đổi trong mỗi giai đoạn thai kỳ, nhất là việc tăng cân. Lúc này, trọng lượng của cơ thể bà bầu sẽ bao gồm cân nặng của các thành phần sau:

  • Cân nặng của thai nhi: 3200 – 3600g.

  • Cân nặng của túi ối và nước ối: 1 – 1,5kg.

  • Cân nặng của nhau thai: 1 – 1,5kg.

  • Cân nặng của tử cung: 1 – 2,5kg.

  • Tăng trọng lượng bầu ngực: 1- 1,5kg.

  • Tăng cân nặng của lượng máu: 2kg.

  • Tăng lượng chất béo dự trữ trong cơ thể: 2,5 – 4kg.

Như vậy, việc tăng cân của phụ nữ mang thai là điều tất yếu phải diễn ra trong thai kỳ 9 tháng 10 ngày, bởi điều này chứng tỏ thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Nếu mẹ bầu không tăng cân mới thật sự lo lắng.

Tại sao chị em thường tăng cân khi mang thai? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cân nặng của thai phụ do những yếu tố nào?

Bên cạnh những biến đổi trong cơ thể do sự phát triển của thai nhi, Bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Chúng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của mẹ khiến cân nặng nhiều khi không thể tăng giảm theo mong muốn.

Có những mẹ bầu tăng cân nhiều và có những thai phụ lại tăng cân ít dù chế độ ăn giống nhau bởi những yếu số sau đây chi phối:

  • Thể trạng cơ thể: Chiều cao khiêm tốn, lại ốm yếu thì khi mang thai thường sẽ tăng cân ít. 

  • Cơ địa: Có mẹ cơ địa dễ tăng cân, ăn ít lại dễ lên kg nhưng cũng có người dù ăn nhiều nhưng lại không mập.

  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống thiếu chất, không khoa học sẽ khó tăng cân hơn so với chế độ ăn đủ chất và hợp lý. 

  • Độ tuổi: Phụ nữ nhiều tuổi thường có xu hướng tăng cân nhiều hơn khi mang thai so với người ít tuổi. 

  • Điều kiện sống: Điều kiện sống tốt với đầy đủ các tiện ích như ăn uống, giải trí, chăm sóc sức khỏe,... là một trong những điều kiện thuận lợi để bồi bổ cơ thể, dễ tăng cân.

  • Tình trạng hệ tiêu hóa: Một bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm loét hang vị, viêm đại tràng,… giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

  • Sự vận động của cơ thể: Duy trì chế độ luyện tập trong thời gian mang thai sẽ tăng sự hấp thụ, trao đổi chất dinh dưỡng hơn nên rất dễ tăng cân.

Cân nặng của thai phụ do những yếu tố nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân là hợp lý?

Mẹ mang thai 6 tháng bụng bầu trông rất rõ vì thai nhi đã khá lớn. Em bé đạt cân nặng khoảng 360g và dài 25,6cm tính từ đầu tới gót chân. 

Để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con ở tháng cuối của tam cá nguyệt thứ 2, thai phụ nên duy trì mức tăng khoảng 0,5kg/tuần. Như vậy tổng 4 tuần từ tuần thai thứ 21 đến 24 nên tăng khoảng 2 kg. Trọng lượng chuẩn của người mẹ đến lúc này cần tăng khoảng 4 - 5kg so với thời điểm trước khi mang bầu.

Chỉ số cân nặng trên là con số lý tưởng dành cho tất cả các chị em mang thai ở tháng thứ 6. Thực tế, không có một mức tăng cân chính xác dành cho mẹ bầu. Bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân là hợp lý còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của thai nhi và thai phụ.

Nếu em bé có cân nặng chuẩn thì mức tăng cân chung tốt nhất cho phụ nữ mang thai tháng thứ 6 là:

  • Trước khi mang thai bị nhẹ cân: Cần tăng khoảng 0,5kg/tuần.

  • Trước khi mang có cân nặng bình thường: Nên tăng khoảng 0,4kg/tuần.

  • Trước khi mang bị thừa cân: Nên tăng khoảng 0,3kg/tuần.

  • Mang thai đôi: Nên tăng khoảng 0,6kg/tuần.

Trường hợp mẹ có cân nặng bình thường trước khi có bầu nhưng thai nhi lại bị thiếu cân, suy dinh dưỡng hoặc thừa cân trong quá trình mang bầu thì cần có sự tư vấn của bác sĩ để có điều chỉnh mức tăng cân cho phù hợp ở tháng thứ 6.

 Bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân là hợp lý? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trường hợp tăng cân quá nhiều hoặc quá ít

Bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân rất quan trọng bởi việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ mang thai không nên ăn gấp đôi, gấp ba và càng không nên nhịn ăn để giữ dáng. Điều quan trọng là người mẹ đảm bảo mức năng lượng vừa đủ để tăng cân ở mức ổn định.

Khi nghiên cứu sức khỏe của phụ nữ trong thai kỳ, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nếu mẹ bầu tăng cân quá mức thì bản thân và thai nhi có thể phải chịu những tình trạng sau:

  • Bị khó sinh do thai nhi quá lớn.

  • Tăng tỉ lệ sinh non, sinh mổ.

  • Trẻ sơ sinh bị nặng cân rất dễ phải đối mặt với các bệnh như tim mạch, tiểu đường, béo phì,.. khi trưởng thành.  

  • Nguy cơ bị trĩ, són tiểu rất cao do áp lực lên vùng chậu quá lớn, vùng bụng dễ bị rạn da và các vấn đề với vùng xương chậu.

  • Cơ thể dễ mệt mỏi, khó thở, thân nhiệt cao hơn những mẹ bầu bình thường.

  • Hay bị đau lưng, nhức và phù chân và đi lại cũng khó khăn hơn.

  • Đối mặt với các vấn đề như cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ.

  • Các bộ phận trong cơ thể như tim, gan và thận hoạt động kém hiệu quả do bị chèn ép.

Nếu mẹ bầu tăng cân quá ít thì mẹ và bé cũng chịu không ít ảnh hưởng:

  • Trẻ bị sinh non, dễ thấp bé, nhẹ cân, sức đề kháng yếu.

  • Thai nhi chậm tăng trưởng, thậm chí suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ.

  • Quá trình tiết sữa bị hạn chế khiến không đủ sữa để nuôi con.

  • Suy nhược cơ thể khiến mệt mỏi, khó ngủ, dễ bị sảy thai.

Không phụ nữ nào muốn những điều trên xảy ra, vì vậy, mẹ cần điều chỉnh để cân nặng tăng ở mức bình thường, tránh những ảnh hưởng tiêu cực khi tăng, giảm cân bất thường.

Cách tính mức cân nặng phù hợp với chiều cao

Mẹ muốn biết bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân là phù hợp nhất, hãy tham khảo công thức tính mức cân nặng phù hợp với chiều cao của thai phụ. Đó là công thức xác định chỉ số BMI, rất đáng tin cậy để biết một người có bị thừa cân hay không. Công thức tính cụ thể:

 BMI = Cân nặng (kg) / [(chiều cao)2] (m)

Nếu sử dụng cân nặng trước khi mang thai để tính thì khuyến nghị mức tăng cân phù hợp cụ thể như sau:

Kết quả chỉ số BMI = 18,5 đến 24,9: Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai, nên tăng 10 – 12 kg trong toàn bộ thai kỳ. Trong đó:

  • Tam cá nguyệt đầu tiên: Tăng 1kg.

  • Tam cá nguyệt thứ 2: Tăng 4 - 5kg.

  • Tam cá nguyệt cuối cùng: Tăng 5 - 6kg.

Kết quả chỉ số BMI<18,5: Mẹ bị thiếu cân, cần tăng thêm 25% trọng lượng so với cân nặng trước khi mang thai.

Kết quả chỉ số BMI ≥ 25: Mẹ thừa cân, chỉ cần tăng thêm 15% trọng lượng so với cân nặng trước khi mang thai.

Mẹ nên áp dụng, ghi lại kết quả để biết bản thân mình thuộc trường hợp nào, từ đó có định hướng tăng cân phù hợp. Tuy nhiên, đây chỉ là công thức chung, dù chính xác nhưng không thể áp dụng với tất cả mẹ bầu được. Thai phụ cần gặp bác sĩ để được tư vấn thêm và nhận được những lời khuyên tốt nhất về cân nặng trong thai kỳ.

Chỉ số BMI đối với nữ giới. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Ăn gì để đảm bảo sức khỏe bà bầu tháng thứ 6?

Làm sao để tăng cân phù hợp khi mang thai 6 tháng?

Sau khi xác định được bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân là lý tưởng, chị em cần biết cách làm sao để tăng cân ổn định. Về vấn đề này, mẹ bầu không thể bỏ qua những lời khuyên hữu ích sau đây của các chuyên gia.

Chế độ dinh dưỡng

Nhu cầu năng lượng trung bình ở phụ nữ 2.200 kcal/ngày. Mẹ mang thai tháng thứ 6 cần tăng thêm 360 kcal/ngày mới đảm bảo cung cấp đủ cho cả thai nhi và giúp bà bầu tăng cân.

Để duy trì tăng cân, chị em bầu bì cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như đạm, protein, carbohydrate, vitamin C. Bên cạnh cung cấp dưỡng chất thông qua thực phẩm, mẹ nên dùng thêm một số thuốc bổ có chứa axit folic, sắt, canxi, vitamin, theo sự chỉ định của bác sĩ để không bị thiếu chất khi phải nuôi thêm cả bé. 

Để không bị tăng cân quá mức, thừa hoặc thiếu chất, mẹ bầu cần cân bằng hàm lượng canxi, axit folic, sắt, DHA dung nạp vào cơ thể. Cần kìm hãm cơn thèm ăn của mình lại, sau khi ăn một món, hãy ngừng khoảng 5 phút để kiềm chế lại mong muốn thay vì gọi ngay món khác.

Thai phụ cũng nên hạn chế ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, chỉ nên dùng một hoặc hai lần trong tuần với lượng ít. Nếu lỡ ăn nhiều, hãy giảm khẩu phần các món khác để đảm bảo lượng calo nạp vào không vượt quá mức cho phép.

Bà bầu cũng cần tích cực ăn hoa quả và rau xanh vừa giúp hạn chế táo bón thai kỳ, có bộ máy tiêu hóa tốt lại còn cân bằng chất dinh dưỡng khi ăn các thức ăn nhiều chất khác. Bên cạnh uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày thì một cốc nước ép trái cây hoặc sinh tố tự làm sẽ giúp phụ nữ mang thai có thêm năng lượng và tăng sức đề kháng.

 Chế độ ăn uống rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ vận động

Mẹ bầu có biết, việc vận động thể lực khi mang thai đem lại rất nhiều lợi ích cho thai kỳ. Trong đó, ảnh hưởng không nhỏ đến việc bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân. Muốn tránh lên cân quá nhanh hoặc bị giảm cân thì bạn đừng bỏ qua thể thao.

Khi mẹ tăng cân quá mức, tập luyện thể thao sẽ giúp đốt cháy năng lượng dư thừa trong cơ thể. Nếu bị giảm cân do cơ thể mệt mỏi vì lười vận động dẫn đến kém ăn, mất ngủ thì thể thao vừa giúp cơ thể săn chắc, thư giãn các cơ, lại tốt cho hệ tiêu hóa, trao đổi chất trong cơ thể nên dễ tăng cân hơn.

Mẹ nên chọn những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, yoga,… và lưu ý là phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện. Hạn chế hoặc tuyệt đối tránh các môn thể thao mạo hiểm, đòi hỏi vận động quá nhiều với các động tác nguy hiểm như lướt ván, judo,...

 Chế độ vận động phù hợp giúp mẹ bầu 6 tháng đạt cân nặng chuẩn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng bài viết đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân mới tốt. Mẹ bầu hãy duy trì chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học và nhớ thường xuyên thăm khám định kỳ để có một cân nặng lý tưởng khi mang thai.

Weight gain in pregnancy - Truy cập ngày 20/06/2022

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/weight-gain/

Gain Weight Safely During Your Pregnancy - Truy cập ngày 20/06/2022

https://www.webmd.com/baby/guide/healthy-weight-gain

Managing your weight gain during pregnancy - Truy cập ngày 20/06/2022

https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000603.htm

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!