zalo
Ăn gì để đảm bảo sức khỏe bà bầu tháng thứ 6?
Thai kỳ

Ăn gì để đảm bảo sức khỏe bà bầu tháng thứ 6?

Thúy Anh
Thúy Anh

22/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sức khỏe bà bầu tháng thứ 6 không chỉ là vấn đề của mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé. Trong đó, vấn đề dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng vì các chất sẽ được chuyển hóa gần như hoàn toàn cho cơ thể thai nhi.

Cơ thể bà bầu tháng thứ 6 thay đổi thế nào?

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 đã bước vào giai đoạn cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 2 với những sự phát triển đáng kể của thai nhi, dẫn tới nhiều thay đổi trong cơ thể của người mẹ. 

  • Vòng bụng khá lớn với phần trên của tử cung đã nhô cao quá rốn, kích thước tử cung khoảng 21cm.

  • Thai máy xuất hiện thường xuyên với ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.

  • Da có thể bị nám, sạm ở vùng mặt, bụng và cổ; Mặt và lưng dễ xuất hiện mụn trứng cá.

  • Các vết rạn da màu đỏ, nâu hoặc đen bắt đầu xuất hiện ở bụng, mông, đùi, hông và ngực. 

  • Núm vú lớn hơn rất nhiều, màu cũng sẫm hơn, bàn chân tăng một nửa cỡ giày trở lên.

  • Vùng bụng dưới bị ngứa và dịch âm đạo nhiều hơn.

  • Tình trạng suy giãn tĩnh mạch và chuột rút xảy ra với tần suất cao hơn.

  • Phù nề hai chân, mắt cá chân và bàn chân bắt đầu hơi sưng lên.

  • Xuất hiện những cơn đau lưng với tần suất rải rác. 

  • Bị táo bón thai kỳ.

Cơ thể bà bầu tháng thứ 6 thay đổi thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ăn gì để đảm bảo sức khỏe bà bầu tháng thứ 6?

Sức khỏe bà bầu tháng thứ 6 tốt hơn rất nhiều bởi triệu chứng ốm nghén đã được kiểm soát. Thai phụ ăn ngon miệng hơn và cũng nhanh đói bụng hơn vì thai nhi đang cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ bầu trong giai đoạn này cần được bổ sung các chất dinh dưỡng đến từ nhiều nguồn khác nhau, để đảm bảo đủ cho cả hai mẹ con.

Thực phẩm chứa Vitamin C

Trong tháng thứ 6 thai kỳ, mẹ bầu có thể bắt đầu bị chảy máu chân răng do lưu lượng máu trong cơ thể tăng cao khiến nướu trở nên nhạy cảm hơn. Nếu không xử lý kịp thời dễ dẫn đến viêm nướu. Vitamin C sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề này bởi nó có khả năng duy trì và hồi phục các mô trong cơ thể, bao gồm cả mô liên kết răng với nướu và xương.

Bà bầu 6 tháng nên bổ sung vitamin C thông qua các thực phẩm như cam, chanh, quýt, dâu tây, nho, táo, mơ, hồng, đào, bắp cải, khoai lang, ớt chuông,... Đây chính là những nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên cho phụ nữ có thai.

Một số thực phẩm chứa Vitamin C. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rau quả, trái cây

Một trong những triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu tháng thứ 6 đó là tình trạng táo bón và khó tiêu. Các nghiên cứu đã thống kê, khoảng 85% chị em có thể gặp phải bệnh trĩ khi mang thai. Lựa chọn rau quả và trái cây trong thực đơn hằng ngày sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón thường xảy ra trong thai kỳ.

Có rất nhiều rau quả, trái cây ngon để mẹ bầu 6 tháng lựa chọn như bông cải xanh, rau bó xôi, rau diếp, táo, chuối, lê, mận, khoai lang, dưa leo,... Mẹ có thể biến tấu thành nhiều món ngon cho đỡ ngán mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất cho cơ thể. 

Uống đủ nước

Cung cấp đủ nước là điều cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, phòng tránh táo bón thai kỳ và vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Mẹ nhớ uống ít nhất 2-3l nước mỗi ngày, tương đương với khoảng 8 cốc nước để đảm bảo không bị thiếu nước cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Ngoài nước lọc, để đảm bảo sức khỏe bà bầu tháng thứ 6, thai phụ có thể bổ sung bằng các loại thức uống khác như sinh tố hoặc nước ép trái cây, dùng canh rau trong mỗi bữa ăn giúp mẹ cung cấp thêm nước mỗi ngày.

Có thể uống nước lọc, nước ép, nước canh rau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thực phẩm chứa axit folic

Axit folic đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các tế bào mới cho thai nhi, nhất là ở tuần thứ 24 của tam cá nguyệt thứ 2. Thời điểm này, em bé phát triển mạnh mẽ về trí não. Sự thiếu hụt axit folic có thể dẫn đến các khuyết tật của ống thần kinh như thai nhi bị vô sọ, chẻ đôi đốt sống hoặc các bất thường của não bộ. 

Mẹ bầu tháng thứ 6 nên bổ sung các thực phẩm giàu acid folic trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày với bánh mì, hạt hướng dương, bí ngô, hạt vừng, đậu phộng, hạnh nhân, gan động vật, thịt gà, thịt vịt, đậu bắp, đậu Hà Lan, nho, chuối,... 

Thực phẩm chứa protein

Protein là thành phần thiết yếu của cơ thể, tham gia vào hầu hết các chức năng của tế bào. Vì vậy, mẹ bầu 6 tháng muốn cơ thể khỏe mạnh không thể bổ sung thiếu protein trong chế độ ăn hàng ngày.

Những thực phẩm chứa protein lành mạnh rất tốt cho bà bầu mang thai 24 tuần gồm: Thịt nạc, cá, trứng, đậu đen, ức gà, đậu Hà Lan, đậu xanh, cá thịt trắng như cá diêu hồng, cá tra, cá rô phi, cá basa, cá chim,… Mẹ có thể luân phiên thay đổi mỗi ngày cho đỡ ngán. 

Một số thực phẩm giàu protein. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thực phẩm chứa carbohydrate

Carbohydrate có vai trò cũng giống như protein, là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày của con người. Khi chúng ta hoạt động, cơ thể sẽ đốt cháy carbohydrate thành nguồn năng lượng. Phần carbohydrate dư thừa sẽ được chuyển hóa thành chất béo và lưu trữ trong các tế bào của cơ thể.

Việc dư thừa quá nhiều carbohydrate sẽ khiến mẹ bầu dễ bị tăng cân quá mức. Vì vậy, mẹ nên dựa vào chỉ số cân nặng hiện tại của mình để bổ sung lượng phù hợp cho bản thân. Nguồn cung cấp carbohydrate tốt cho sức khỏe bà bầu tháng thứ 6  phải kể đến yến mạch, chuối, khoai lang, cam, bưởi, việt quất, táo.

Bà bầu 6 tháng không nên ăn gì?

Đồ sống, chưa chín kỹ

Các món ăn khi chế biến đòi hỏi ít nhiều phải giữ độ tươi sống như như gỏi, sushi, hải sản nướng,... dù rất bắt miệng nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại cho mẹ bầu 6 tháng. Theo các chuyên gia, cá sống mang hàm lượng Methylmercury khá cao, và thịt chưa được nấu chín có thể gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.

Rượu, bia, cà phê, các chất kích thích

Mang thai 6 tháng mà mẹ sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê thì cơ thể thai nhi cũng sẽ hấp thụ một phần. Lâu ngày, các chất này tích tụ lại trong bào thai khiến em bé gặp nhiều vấn đề như nhịp tim tăng, ảnh hưởng đến trí não và trẻ sơ sinh hay bị tình trạng bồn chồn, mất ngủ.

Hạn chế rượu, bia và các chất kích thích. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đậu nành

Đậu nành chứa một hợp chất có tác dụng tăng khả năng sinh sản là phytoestrogen. Hợp chất này đảm nhận vai trò như một dạng nội tiết tố estrogen tự nhiên. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của não, cơ quan sinh dục và hệ miễn dịch của thai nhi 24 tuần. Do vậy, mẹ bầu 6 tháng không nên uống quá nhiều sữa đậu nành.

Đồ chế biến nhiều dầu mỡ

Cơ thể thai phụ tháng thứ 6 có thể bị mệt mỏi, khó chịu khi ăn đồ chế biến nhiều dầu mỡ. Nguyên nhân là bởi các món ăn này chứa lượng calo lớn, dễ khiến chỉ số đường huyết của phụ nữ mang thai tăng đột biến, rồi lại nhanh chóng hạ xuống. Về lâu dài sẽ làm suy yếu các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, gan, thận.

Các món quá cay

Thỉnh thoảng ăn cay một chút sẽ kích thích vị giác, giúp mẹ bầu ngon miệng hơn nhưng nếu ăn các món quá cay sẽ phản tác dụng, thường là sẽ khiến mẹ bị ợ nóng, khó tiêu, viêm loét dạ dày, trĩ,... Vì vậy, mẹ bầu 6 tháng nên hạn chế ăn đồ quá cay.

Nên tránh các món quá cay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đồ ăn quá mặn

Sức khỏe bà bầu tháng thứ 6 vốn dĩ rất dễ phải đối mặt với tình trạng phù nề trong thai kỳ. Nếu mẹ lại có thói quen ăn đồ quá mặn thì càng khiến mẹ dễ bị tăng huyết áp, thận phải chịu nhiều áp lực hơn và thậm chí là nhiễm độc thai nghén.

Đồ ăn nhiều đường

Đồ ăn nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo cũng được các chuyên gia khuyến cáo mẹ mang thai 6 tháng nên hạn chế sử dụng. Bởi việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể không những khiến bà bầu bị hao tổn lượng canxi mà còn làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.

Xem thêm: Bà bầu tháng thứ 5 có nên quan hệ? Tư thế nào là tốt nhất?

Chế độ vận động phù hợp với thai phụ 6 tháng

Bên cạnh việc cẩn trọng trong cung cấp các chất dinh dưỡng thì chế độ vận động cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe bà bầu tháng thứ 6. Với vấn đề này, mẹ bầu ở tháng cuối của tam cá nguyệt thứ 3 nên chú ý những điều sau đây:

  • Duy trì tập luyện thể dục mỗi ngày, có sự tư vấn của bác sĩ với các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, bơi lội hoặc tập yoga.

  • Tránh các bài tập đòi hỏi vận động mạnh, tốn nhiều sức lực, dễ bị va chạm và té ngã như trượt ván, lặn, judo.

  • Đừng đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, không nên đi giày cao gót mà hãy sử dụng giày đế thấp, mềm.

  • Khi tập luyện thể thao nên mang trang phục thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi.

  • Tránh làm các công việc liên quan đến leo, trèo và tìm đến sự hỗ trợ của người khác khi cần lấy những đồ vật ở trên cao.

  • Tuyệt đối không ham việc, làm việc quá sức, mang vác đồ vật quá nặng. 

  • Đứng quên dành thời gian cho nghỉ ngơi, thư giãn và cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.

  • Quan hệ tình dục khi mang thai cần lựa chọn tư thế phù hợp và hết sức nhẹ nhàng, có chừng mực.

Chế độ vận động phù hợp với thai phụ 6 tháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những chia sẻ trên đã giúp mẹ biết được cách giữ cho sức khỏe bà bầu tháng thứ 6 luôn được ổn định. Trong thai kỳ, không gì tuyệt vời hơn là mẹ bầu luôn vui vẻ và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Chúc bạn được mẹ tròn con vuông sau 9 tháng 10 ngày!

What happens in the sixth month of pregnancy? - Truy cập ngày 20/06/2022

https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnancy-month-by-month/what-happens-sixth-month-pregnancy

Pregnancy: The sixth month - Truy cập ngày 20/06/2022

https://www.aboutkidshealth.ca/Article?contentid=324&language=English

Sixth Month Pregnancy Diet Chart – Food to Eat and not to Eat in 6 Month - Truy cập ngày 20/06/2022

https://www.baby360.in/article/sixth-month-pregnancy-diet-chart/

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!