Sau mỗi tháng, cân nặng của bà bầu tiếp tục tăng lên một mức độ nào đó. Tuy nhiên lại có một số trường hợp bà bầu tháng thứ 8 không tăng cân khiến các chị em lo lắng. Vậy trên thực tế, điều này có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Làm sao để mẹ bầu có thể tăng cân đạt mức tiêu chuẩn? Hãy cùng Monkey tìm hiểu trong bài viết này.
Bà bầu tháng thứ 8 tăng bao nhiêu kg là hợp lý?
Theo các chuyên gia, cân nặng của mẹ bầu có quyết định quan trọng đến sự phát triển thể chất và trí não của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý đến cân nặng của mình đã tăng ở mức hợp lý hay chưa để có phương pháp điều chỉnh phù hợp, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ.
Thông thường, mức tăng cân nặng của bà bầu trong suốt quá trình mang thai còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
-
Chỉ số BMI của người mẹ trước khi mang thai
-
Số lượng thai nhi
-
Chế độ dinh dưỡng của thai phụ
-
Chế độ vận động của thai phụ
Song nhìn chung, mức tăng cân hợp hợp lý dành cho bà bầu trong suốt quá trình mang thai được các chuyên gia khuyến cáo ở mức như sau:
-
Mẹ bầu có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng từ 11,3 - 16 kg.
-
Mẹ bầu có cân nặng thấp trước khi mang thai nên tăng từ 12,7 – 18,3kg.
-
Mẹ bầu có cân nặng dư thừa trước khi mang thai nên tăng từ 7 – 11,3kg.
-
Mẹ bầu mang đa thai nên tăng từ 16 – 20,5kg.
Trong đó, 3 tháng đầu là thời điểm cân nặng của mẹ bầu tăng ít nhất do ảnh hưởng của các triệu chứng ốm nghén. Tuy nhiên, từ đầu tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, cân nặng của thai phụ sẽ tăng tốt hơn do ốm nghén đã không còn, khả năng ăn uống của mẹ cũng tốt hơn. Cụ thể:
-
Tam cá nguyệt thứ nhất: Cân nặng mẹ bầu tăng khoảng 0,9-1,8 kg.
-
Tam cá nguyệt thứ hai: Cân nặng mẹ bầu tăng khoảng 5-6kg.
-
Tam cá nguyệt thứ ba: Cân nặng mẹ bầu tăng khoảng 4-5kg.
Như vậy, mức tăng cân hợp lý của bà bầu tháng thứ 8 ở mức khoảng 450 - 500 gram/tuần. Tổng trọng lượng cần tăng của bà bầu đến thời điểm này lý tưởng nhất là 11 kg.
Nếu mẹ bầu đã đạt đủ mức cân nặng lý tưởng thì nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường, sữa, chất béo,...để hạn chế tăng cân. Ngược lại, nếu vẫn chưa đạt mức tăng cân tiêu chuẩn, mẹ bầu cần chú ý đến việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem thêm:
- Bà bầu tháng thứ 8 có nên đi bộ? Những điều mẹ cần lưu ý
- Bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 8 có nguy hiểm không? Mẹ cần làm những gì?
Bà bầu tháng thứ 8 không tăng cân có sao không?
Theo các chuyên gia, 3 tháng cuối của thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển nhanh nhất. Vì vậy mà cân nặng của mẹ bầu cũng theo đó mà tăng lên. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu tháng thứ 8 không tăng cân như:
-
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu không được đảm bảo đầy đủ.
-
Mẹ thường xuyên làm việc quá sức, nghỉ ngơi không điều độ, thức khuya dẫn đến suy nhược cơ thể.
-
Tâm lý mẹ bầu lo âu, căng thẳng, stress.
-
Mẹ bầu không có chế độ tập luyện phù hợp.
-
Bà bầu đang mắc một số bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất như: gan, thận, hệ tiêu hóa,...
Khi gặp phải tình trạng này, mẹ bầu cần có phương pháp khắc phục sớm. Bởi bà bầu tháng thứ 8 không tăng cân có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định cho cả thai phụ và thai nhi. Cụ thể:
-
Thai nhi chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí não, thậm chí mắc các dị tật bẩm sinh.
-
Trẻ sinh ra nhẹ cân, sức đề kháng kém, rất dễ mắc các bệnh suy hô hấp, suy dinh dưỡng,..
-
Làm suy giảm lượng nước ối trong bụng, đe dọa tính mạng thai nhi.
-
Mẹ bầu có nguy cơ sinh non, chuyển dạ sớm.
-
Cơ thể mẹ bầu bị suy nhược, mệt mỏi, không đủ sức để “vượt cạn” dẫn đến khả năng cao phải sinh mổ, thậm chí gặp nguy hiểm trong quá trình sinh con.
Có thể nói, cân nặng của bà bầu trong suốt thai kỳ cực kỳ quan trọng. Vì vậy, mọi phụ nữ mang thai cần chú ý theo dõi đến cân nặng của mình. Trường hợp thai phụ không tăng cân cần khắc phục sớm bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, lành mạnh để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.
Cách giúp bà bầu tháng thứ 8 tăng cân đủ
Khi thấy có dấu hiệu cân nặng tăng không đạt mức tiêu chuẩn, mẹ bầu nên thực hiện các phương pháp điều chỉnh như sau:
-
Về chế độ dinh dưỡng:
-
Mẹ bầu cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể với 4 nhóm thực phẩm gồm:
-
Nhóm chất tinh bột: Ngô, khoai, sắn, gạo, mì,...
-
Nhóm chất đạm: Thịt, tôm, cua, cá, trứng, các loại đậu,...
-
Nhóm chất béo: Dầu, mỡ, vừng, lạc,...
-
Nhóm vitamin, chất khoáng và chất xơ: Chủ yếu trong các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc,...
-
Tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, phụ phẩm, đồ ăn tái, sống, các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, caffeine,...)... để tránh gây hại cho em bé.
-
Mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày để cơ thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng, phòng ngừa táo bón, trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,...
-
Uống đủ nước để đảm bảo có đủ lượng nước ối và cung cấp nuôi dưỡng thai nhi phát triển.
-
Tập thể dục rèn luyện sức khỏe thường xuyên: Đây là một trong cách giúp bà bầu tháng thứ 8 không tăng cân có thể đạt cân nặng ở mức lý tưởng rất dễ dàng và nhanh chóng. Mỗi ngày, mẹ bầu nên tập các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga,...khoảng 20-30 phút để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật,...
-
Giữ tinh thần thoải mái: Tâm lý stress, lo lắng,...khiến sức khỏe, cân nặng của thai phụ suy sụp rất nhanh chóng. Mẹ bầu nên loại bỏ trạng thái tâm lý tiêu cực bằng cách nghe nhạc, đọc sách, đi dạo, tâm sự với những người xung quanh,...để cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn. Các loại tranh, ảnh, sách báo, phim,...có hình ảnh kinh dị, bạo lực không nên xem để tránh bị kích động tâm lý.
-
Ngủ đủ giấc: Mỗi ngày thai phụ cần ngủ đủ ít nhất 8-9 tiếng mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái và giúp thai nhi phát triển tốt.
Như vậy, trong bài viết này Monkey đã giúp các bà bầu tháng thứ 8 không tăng cân hiểu rõ được mức độ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Đồng thời, các phương pháp giúp bà bầu tháng thứ 8 tăng cân đủ được chia sẻ ở trên hy vọng sẽ giúp các chị em đạt chỉ số cân nặng lý tưởng nhất khi mang thai, giúp cho mẹ khỏe, bé phát triển tốt.
Not Gaining Enough Weight During Pregnancy: 6 Tips to Get Back on Track - Ngày truy cập: 2/8/2022
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/not-gaining-enough-weight/