zalo
Bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 8 có nguy hiểm không? Mẹ cần làm những gì?
Thai kỳ

Bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 8 có nguy hiểm không? Mẹ cần làm những gì?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

03/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 8 có thể do nhiều nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, dù ở trường hợp nào thì thai phụ vẫn cần được điều trị và chăm sóc chu đáo để tránh nguy cơ sảy thai, sinh non.

Nguyên nhân khiến bà bầu tháng thứ 8 bị cảm cúm

Các chuyên gia cho biết, cảm là phản ứng dị ứng của cơ thể trước các tác nhân từ bên ngoài môi trường như bụi bẩn, phấn hoa hay thay đổi thời tiết,...Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm (Influenza virus) gây ra. 

Cảm cúm có khả năng lây lan cho người khác rất nhanh chóng thông qua các giọt bắn khi chúng ta ho, hắt hơi và nói chuyện với nhau. Vì vậy, khi chúng ta tiếp xúc gần với người bị cảm cúm sẽ có nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Bà bầu tháng thứ 8 bị cảm cúm chủ yếu do virus cúm gây ra. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều đáng nói rằng, phụ nữ mang thai chính là đối tượng có nguy cơ rất dễ bị cảm cúm. Nguyên nhân bởi khi mang thai, sức đề kháng của các chị em bị giảm đi rất nhiều. Điều này khiến các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập và làm suy giảm sức khỏe mẹ và ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.

Chính vì vậy, các chị em đang mang thai cần chú ý giữ gìn sức khỏe thật tốt, tránh để bị cảm cúm để bảo vệ thai nhi. Khi phát hiện triệu chứng cảm cúm cần điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Nhận biết triệu chứng cảm cúm ở bà bầu tháng thứ 8

Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu bị suy giảm nên rất dễ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, điển hình nhất là bệnh cảm cúm. Bất cứ thời điểm nào mẹ bầu cũng có thể bị cảm cúm, đặc biệt là vào mùa đông.

Bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 8 có triệu chứng sổ mũi, ho, sốt,... (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi bà bầu tháng thứ 8 bị cảm cúm, chúng ta có thể nhận biết thông qua các triệu chứng như:

  • Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi

  • Ho, đau họng

  • Mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân

  • Sốt nóng hoặc sốt rét

Thông thường, các triệu chứng cảm cúm này sẽ kéo dài từ 2-4 ngày, thậm chí từ 1-2 tuần đối với những người có thể trạng yếu. Vì vậy, nếu thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ sớm để điều trị dứt điểm nhanh chóng, tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 8 có nguy hiểm như thế nào?

Từ những triệu chứng được Monkey liệt kê ở trên có thể thấy, sức khỏe bà bầu tháng thứ 8 bị cảm cúm chắc chắn bị ảnh hưởng rất nhiều. Hiện tượng đau rát họng, ho, hắt hơi, sổ mũi,...khiến mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu, suy sụp tinh thần. Khi bị cảm cúm, cơ thể của mẹ bầu trở nên mệt mỏi, không có đủ sức lực để làm việc, thậm chí là chán ăn.

Thật may khi các dấu hiệu này không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng bệnh kéo dài khiến mẹ bầu ăn uống kém có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu bị sốt có thể ảnh hưởng đến thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị sốt cao, có thể kèm thêm triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt thì mẹ bầu cần phải hết sức cẩn thận. Bởi virus cúm có thể xâm nhập vào cơ thể thai nhi thông qua nhau thai. Từ đó gây ra các dị tật bẩm sinh như tim, sứt môi, không có não, não tụ huyết, dị tật ống thần kinh,...

Bên cạnh đó, sốt cao và độc tố của virus cúm còn là tác nhân chủ yếu gây co bóp tử cung, làm gia tăng nguy cơ bị sảy thai, sinh non. 

Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã cho thấy, tỷ lệ biến chứng thai kỳ ở bà bầu bị cảm cúm cao gấp 2 lần so với bà bầu khỏe mạnh, bình thường. Vì vậy, dù sắp đến thời điểm sinh nở nhưng bà bầu tháng thứ 8 bị cảm cúm tuyệt đối vẫn không nên chủ quan.

Xem thêm:

Cách điều trị và chăm sóc cho bà bầu tháng thứ 8 bị cảm cúm

Để tránh những hệ lụy đáng tiếc xảy ra, ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ cảm cúm, mẹ bầu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác nhất. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đối với từng đối tượng.

Bên cạnh đó, để cơn sốt mau hạ, bà bầu nên chườm ấm khắp cơ thể để nhiệt độ được toát ra ngoài. Cung cấp nhiều nước cho cơ thể để vừa nhanh chóng hạ nhiệt, vừa ngăn chặn nguy cơ mất nước bằng cách uống nhiều nước lọc, nước điện giải, nước trái cây, nước canh,...

Bà bầu tháng thứ 8 bị cảm cúm uống thuốc điều trị khi có chỉ định của bác sĩ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không ít người cho rằng, khi bị cảm cúm thì nên xông hơi sẽ giúp bệnh mau chóng khỏi hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ lưu ý quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Bởi khi xông hơi, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên cao khiến nước ối bị nóng lên, phá hủy các tế bào và ngăn chặn oxy dẫn đến thai nhi. 

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao bị ngạt thở, hạ đường huyết, giảm số lượng máu vận chuyển đến thai nhi do ảnh hưởng từ áp lực của hơi nóng. Do đó, bà bầu bị cúm ở tháng thứ 8 tuyệt đối không được xông hơi.

Thay vào đó, để giúp tình trạng bệnh mau chóng tiến triển tốt hơn thì thai phụ nên cố gắng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng, tiêu diệt virus cúm. Các chị em cần nhớ, nhịn ăn và nằm bẹp một chỗ quá lâu có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn và kéo dài, gia tăng nguy cơ gây hại cho thai nhi.

Nhìn chung, việc điều trị và chăm sóc bà bầu tháng thứ 8 bị cúm không chỉ đòi hỏi tính kịp thời mà còn yêu cầu đúng cách mới tăng hiệu quả phòng tránh rủi ro xảy ra. 

Cách phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu tháng thứ 8 hiệu quả

Người xưa thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đúng vậy, ngoài việc thực hiện đúng phác đồ điều trị thì cách tốt nhất để giảm rủi ro do bệnh cảm cúm gây ra đó chính là thực hiện các phương pháp phòng tránh bệnh.

Tiêm phòng cúm trước khi mang thai giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị cảm cúm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là các cách phòng tránh cảm cúm hiệu quả không chỉ dành cho bà bầu tháng thứ 8 mà với tất cả phụ nữ đang mang thai:

  • Tiêm vaccine phòng bệnh cúm từ trước khi mang thai 3 tháng là biện pháp rất hiệu quả. Các chị em nên lựa chọn cơ sở y tế tiêm phòng uy tín để tiêm đúng thời gian được khuyến cáo.

  • Bổ sung vitamin C, kẽm cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc, hạt hướng dương, các loại đậu,.. hoặc uống thuốc bổ.

  • Giã nát tỏi rồi pha với nước ấm uống mỗi ngày để phòng ngừa bệnh cúm.

  • Uống trà gừng ấm hàng ngày trước khi đi ngủ.

  • Uống nhiều nước mỗi ngày (tối thiểu 2-2,5 lít) để giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, phòng ngừa nguy cơ mất nước cho cơ thể.

  • Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

  • Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày từ 15-30 phút để tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao thể lực và sức đề kháng.

  • Sắp xếp thời gian sinh hoạt khoa học, hợp lý, đi ngủ và thức dậy đúng giờ để nâng cao chất lượng giấc ngủ giúp tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh cúm.

  • Vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ, nhà cửa và môi trường sống xung quanh để loại bỏ các nhân tố gây bệnh.

  • Hạn chế đến nơi đông người, khi ra ngoài nên đeo khẩu trang và sát khuẩn tay để hạn chế tiếp xúc với virus, vi khuẩn gây bệnh.

Tóm lại, thông qua bài viết này chắc hẳn các chị em đã hiểu rõ được nguyên nhân và mức độ nguy hiểm khi bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 8. Nếu thực hiện đúng phương pháp phòng tránh và điều trị cảm cúm, Monkey tin rằng các mẹ bầu sẽ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt đến khi chào đời.

Flu & Pregnancy - Ngày truy cập: 2/8/2022

https://www.cdc.gov/flu/highrisk/pregnant.htm

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!