Khi mang thai, có rất nhiều vấn đề mẹ bầu cần lưu ý, một trong số đó là răng miệng. Mẹ đang bầu có làm răng được không? Thai phụ hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết này để có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và em bé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Tại sao bà bầu dễ mắc các bệnh về răng miệng?
Mẹ bầu phải đối mặt với nhiều rắc rối trong quá trình mang thai, một trong số đó là răng miệng. Nguyên nhân gây ra điều này là do hormone progesterone và estrogen tăng lên khiến tuần hoàn được đẩy mạnh, máu được đưa nhiều đến lợi. Phần lợi răng sẽ sưng lên, dễ phản ứng với nhiều vi khuẩn, tăng thêm mảng bám.
Bên cạnh đó, lượng canxi quan trọng giúp răng chắc khỏe trong cơ thể mẹ thay đổi liên tục, tăng nguy cơ khiến mẹ bầu mắc bệnh răng miệng. Ở phụ nữ khỏe mạnh, sự thay đổi này sẽ khó nhận thấy. Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai với trữ lượng canxi giảm thì sẽ thấy thay đổi rõ rệt.
Vào thời điểm thai nhi 24 - 25 tuần tuổi, xương bé đang hình thành mạnh mẽ. Lượng canxi cần thiết của bé được lấy từ cơ thể mẹ. Nếu lượng canxi trong máu mẹ không đủ để cung ứng thì cơ thể sẽ huy động canxi dự trữ từ xương, trước tiên là ở mô xương hàm trên và hàm dưới.
Một vấn đề khác dễ gặp ở mẹ bầu là khô miệng. Khi mang thai, lượng nước bọt tiết ra sẽ giảm. Trong nước bọt có chứa nhiều thành phần giúp chắc men răng, ngăn chặn sâu răng. Nếu nước bọt tiết ra giảm sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng ở mẹ bầu.
Xuyên suốt thai kỳ, nếu mẹ bầu bị nhiễm khuẩn ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể thì cũng dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn cho cả mẹ và thai nhi. Thai phụ mắc bệnh về răng miệng nếu không được điều trị dứt điểm thì có nguy cơ sinh non trước 35 tuần cao hơn người bình thường gấp 3 lần. Đây là kết quả đã được nghiên cứu bởi Hiệp hội nghiên cứu về răng miệng của Mỹ.
Đang bầu có làm răng được không?
Các tình trạng về răng miệng khá phổ biến nên nhiều mẹ bầu thường băn khoăn không biết có bầu có làm răng được không. Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, nhiều phương pháp điều trị răng miệng an toàn đã được áp dụng. Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng, không phải phương pháp điều trị nào cũng được khuyến khích cho thai phụ.
Đáp án của câu hỏi “Có thai có làm răng được không?” còn tùy thuộc vào loại hình điều trị cụ thể. Các phương pháp điều trị răng miệng mẹ có thể thực hiện là:
-
Lấy cao răng, vôi răng: Đây là phương pháp phòng ngừa và khám tổng quát sức khỏe răng miệng ở mẹ bầu. Lấy vôi răng khá quan trọng. Nguyên nhân là khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể có nhiều biến động, sức khỏe răng miệng của mẹ sẽ bị ảnh hưởng không tốt, vôi răng mảng bám sẽ hình thành nhiều hơn. Khi lấy cao răng, nha sĩ sẽ phát hiện sớm răng sâu hoặc răng có nguy cơ sâu, từ đó điều trị kịp thời.
-
Trám răng, hàn răng: Nếu răng bị sâu ở mức độ vừa phải, chưa gây đau nhức thì mẹ bầu hoàn toàn có thể thực hiện trám răng mà không lo lắng làm răng có ảnh hưởng đến thai nhi.
-
Chữa tủy: Nếu răng bị đau nhức nhưng vẫn còn có thể bảo tồn thì mẹ bầu hoàn toàn có thể làm răng được. Tuy nhiên, nha sĩ sẽ áp dụng một số thủ thuật nhất định để không đưa hóa chất vào cơ thể mẹ bầu trong quá trình điều trị.
Các phương pháp làm răng mà mẹ bầu không nên thực hiện là:
-
Nhổ răng: Nhổ răng là phương pháp bắt buộc mẹ bầu phải chích thuốc tê, đưa hóa chất vào cơ thể. Đa phần các bác sĩ sản khoa sẽ không khuyến khích hoặc cấm điều này trong thời gian mẹ mang thai. Mặc dù vậy, tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ, chẳng hạn như mẹ bầu 3 tháng giữa và được sự đồng ý của bác sĩ sản khoa thì mẹ vẫn có thể nhổ răng. Nha sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc tê với hàm lượng được cho phép, cũng như việc kê toa thuốc sau khi nhổ răng.
-
Chụp Xray răng là phương pháp không được thực hiện dù mẹ đang ở giai đoạn nào của thai kỳ. Tia X được dùng trong nha khoa tuy có mật độ thấp nhưng cũng không nên sử dụng cho mẹ bầu. Trên thực tế, nha sĩ vẫn có thể chữa trị vấn đề về răng miệng mà không cần tia X hỗ trợ.
-
Các tiểu phẫu, phẫu thuật cũng không nên tiến hành với mẹ bầu trong giai đoạn mang thai. Mẹ chỉ nên phẫu thuật nếu gặp trường hợp cần cấp cứu. Lúc này, việc điều trị cần phải có sự phối hợp của bác sĩ sản khoa.
Việc điều trị nha khoa, kể cả những biện pháp đơn giản như lấy cao răng là điều mà đa phần mẹ bầu đều e ngại. Họ sợ đau, sợ tiếng máy móc hoạt động trong phòng khám, sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, miệng của thai phụ khi có bầu khá nhạy cảm, dễ phản ứng khi nha sĩ đưa dụng cụ vào miệng làm việc. Ngoài ra, mẹ bầu phải nằm lâu trên ghế điều trị cũng tương đối khó chịu do bụng to.
Mẹ bầu được khuyên là hãy cố gắng thực hiện điều trị nha khoa định kỳ, chẳng hạn như lấy cao răng, trám răng phòng ngừa răng sâu và răng có nguy cơ sâu. Mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh với sức khỏe răng miệng tốt.
Xem thêm: Triệu chứng ê buốt răng khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Làm răng khi đang mang thai cần chú ý điều gì?
Bên cạnh thắc mắc “Mẹ bầu có làm răng được không?” thì bạn cũng cần chú ý một số điều quan trọng khi làm răng:
-
Trước và trong quá trình mang thai, mẹ cần đi khám răng miệng tại phòng khám hoặc bệnh viện nha khoa uy tín. Các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ thăm khám và cho mẹ những hướng dẫn kịp thời, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
-
Mẹ cần thông báo với bác sĩ rằng mình đang có thai vào giai đoạn nào để được bác sĩ lưu ý, kê đơn và điều trị đúng cách.
-
Mẹ nên đi làm răng vào tháng thứ 4, 5, 6, tức tam cá nguyệt thứ hai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Giai đoạn này, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi đều đã ổn định. Từ tháng đầu đến tháng thứ 3 thai kỳ, thai nhi còn yếu, mẹ hãy tránh đi lại nhiều. Thêm vào đó, thai kỳ sẽ phát triển lớn từ tháng thứ 7. Mẹ bầu sẽ đi lại khó khăn, nặng nề, cảm thấy không thoải mái khi nằm trên ghế điều trị. Do đó, mẹ hãy chăm sóc kỹ lưỡng răng miệng tại nhà.
-
Mẹ nên tích cực ăn nhiều rau xanh, bổ sung vitamin nhóm B như B1, B12, vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại các bệnh về răng miệng.
-
Khi ngồi trên ghế điều trị nha khoa, mẹ hãy để thẳng chân để máu lưu thông tốt, gối đầu cao để giữ cho bản thân và thai nhi thoải mái.
-
Mẹ có thể nghe một số bài nhạc yêu thích qua tai nghe khi đi làm răng.
Cơ thể phụ nữ gặp nhiều xáo trộn trong quá trình mang thai. Việc hormone thay đổi khiến mẹ dễ bị viêm nướu cùng nhiều vấn đề răng miệng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có được giải đáp cụ thể cho thắc mắc “Đang bầu có làm răng được không?” và điều cần lưu ý khi làm răng. Mẹ hãy đi khám nha khoa định kỳ để bác sĩ kịp thời phát hiện, xử lý tình trạng răng miệng, chăm sóc tốt cho sức khỏe cả 2 mẹ con.