Trong quá trình mang thai, việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện là điều mẹ cần làm. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ uống sữa bầu được không? Mẹ nên uống sữa gì cho phù hợp?
Tiểu đường thai kỳ và những điều mẹ cần biết
Trước khi tìm hiểu bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ có nên uống sữa bầu hay không, bạn nên có kiến thức về căn bệnh này.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ mang thai. Khi mắc bệnh, lượng đường trong máu của thai phụ tăng cao hơn mức bình thường. Điều này dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Bệnh cần được theo dõi và điều trị sớm để hạn chế nguy hại đến tính mạng em bé trong bụng mẹ.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Theo thống kê, cứ 7 thai phụ thì sẽ có 1 người bị tiểu đường thai kỳ. Đa số mẹ mắc bệnh sẽ khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp người mẹ phải đối mặt với nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 nếu không được chăm sóc và điều trị cẩn thận.
Biến chứng của bệnh khá nguy hiểm vì sẽ khiến mẹ có nguy cơ sảy thai, tiền sản giật, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng. Thai nhi có nguy cơ tử vong, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, vàng da và mắt…
Điều trị tiểu đường thai kỳ
Nếu được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần được kiểm soát lượng đường trong máu, duy trì chỉ số này ở mức an toàn. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần thay đổi lối sống như sau:
-
Tuân thủ chế độ ăn uống cung cấp đủ calo và dưỡng chất cho thai nhi phát triển tốt.
-
Duy trì cân nặng hợp lý, mỗi ngày chỉ nên nạp vào 2200 đến 2500 calo nếu có cân nặng trung bình và 1800 calo nếu đang bị thừa cân.
-
Thường xuyên tập thể dục với mức độ từ nhẹ đến trung bình, mỗi ngày tập từ 5 đến 30 phút nhằm kiểm soát lượng đường trong máu.
-
Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên trước và sau khi ăn từ 1 đến 2 giờ nhằm đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị.
-
Uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ nhằm kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ thai nhi.
Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, trong đó có uống sữa là điều quan trọng mà mẹ cần nhớ. Uống sữa mang đến lợi ích gì cho phụ nữ mang thai?
Lợi ích của việc uống sữa khi mang thai
Mẹ bầu nên uống sữa trong thai kỳ để nhận được những tác dụng tốt cho sức khỏe bao gồm:
-
Cung cấp chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi cho cơ thể.
-
Cung cấp chất đạm với nhiều axit amin thiết yếu giúp kích thích tuyến sữa, phát triển cơ quan trên cơ thể thai nhi.
-
Bổ sung vitamin D chống còi xương, tăng hấp thu canxi, cải thiện cân nặng cho bé.
-
Hỗ trợ thai nhi tăng cân.
Uống sữa rất có ích cho sức khỏe nhưng liệu mẹ bị tiểu đường thai kỳ uống sữa bầu được không?
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?
Thành phần trong sữa có đường nên mẹ bị tiểu đường thai kỳ uống sữa có thể làm tăng đường huyết. Tuy vậy, mỗi cơ thể sẽ có phản ứng tăng đường huyết khác nhau. Do đó, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể uống sữa bầu với điều kiện cần kiểm tra mức độ phù hợp của sữa.
Nhìn chung, mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể tiếp tục uống sữa nhưng cần chọn sữa có thành phần carb thấp. Một số lưu ý dành cho mẹ khi uống sữa chính là:
-
Không uống sữa bầu một cách tùy tiện để tránh nguy cơ bị tăng đường huyết.
-
Nhờ bác sĩ tư vấn, kiểm tra mức độ mắc bệnh để quyết định xem thai phụ bị tiểu đường thai kỳ uống sữa bầu được không hay phải uống sữa chuyên biệt.
-
Chọn sữa phù hợp với sức khỏe, không làm tăng đường huyết quá mức. Khi chọn mua sữa, mẹ hãy tham khảo hàm lượng chất béo và carbs ghi trong thành phần. Nếu hàm lượng carb thấp, ví dụ như 3.1g carbs trong 100ml sữa thì mẹ có thể uống được.
Trong trường hợp cơ thể không phù hợp với sữa bầu thì phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ nên uống sữa gì?
Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên uống sữa gì?
Trước khi tìm hiểu bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ uống sữa gì thì bạn hãy tham khảo bảng so sánh thành phần trong 100ml sữa từng loại để có cái nhìn tổng quan nhất.
Loại sữa |
Đường (g) |
Chất đạm (g) |
Chất béo |
Canxi (mg) |
Sữa hạnh nhân |
0 |
0.4 |
1.1 |
120 |
Sữa đậu nành |
0 |
3.3 |
1.8 |
120 |
Sữa nguyên kem không chứa lactose |
2.6 |
3.3 |
3.6 |
109 |
Sữa dừa |
2.7 |
0.1 |
0.9 |
120 |
Sữa nguyên kem |
4.7 |
3.5 |
3.7 |
120 |
Sữa tách béo 1 phần |
4.8 |
3.6 |
1.8 |
122 |
Sữa tách béo hoàn toàn |
5 |
3.6 |
0.3 |
124 |
Sữa yến mạch |
6.8 |
0.3 |
1.5 |
120 |
Sữa gạo |
9.5 |
0.1 |
1 |
120 |
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa dành riêng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, những mẹ bị tiểu đường thai kỳ được khuyên sử dụng những loại sữa sau:
Sữa có nguồn gốc từ thực vật
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hãy uống sữa thực vật thay cho sữa động vật. Một ly sữa thực vật thông thường sẽ bổ sung cho cơ thể 131 calo, 0.5g chất béo bão hòa và 10g đường.
Một loại sữa có nguồn gốc từ thực vật tốt nhất mà bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên uống là sữa đậu nành. Loại sữa này sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng bệnh, chống lại biến chứng cao huyết áp, phòng tránh bệnh tim mạch, giảm mỡ máu và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Sữa được tách kem, ít chất béo, các loại sữa không đường
Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường thai kỳ nên chọn sữa bầu không chứa quá nhiều chất béo bão hòa. Mẹ hãy chọn sữa tách kem để bổ sung cho cơ thể 83 calo cùng 0.1g chất béo bão hòa để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Sữa tách kem ít béo và các loại sữa không đường sẽ giúp mẹ nhận được nhiều lợi ích to lớn:
-
Bổ sung nguồn canxi dồi dào.
-
Mang đến giấc ngủ ngon.
-
Tốt cho hệ tim mạch.
Dựa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
Mẹ bầu hãy nhờ đến sự hướng dẫn của bác sĩ để chọn được loại sữa bầu chuyên biệt phù hợp với bệnh nhân tiểu đường thai kỳ. Chúng cần đảm bảo:
-
Cân đối bột đường, chất đạm, chất béo cùng 28 loại vitamin và khoáng chất.
-
Có thể bổ sung và thay thế cho bữa ăn.
-
Cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho mẹ bầu mà không làm ảnh hưởng tới lượng đường huyết trong máu.
-
Có thể được uống thường xuyên trước hoặc sau khi tập thể dục.
Uống sữa rất tốt cho cơ thể nhưng mẹ bầu bị tiểu đường cần lưu ý khi lựa chọn.
Xem thêm: Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ăn yến được không? Nên ăn như thế nào?
Lưu ý khi uống sữa đối với mẹ bầu bị tiểu đường
Sữa là loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể người mẹ và cả thai nhi. Dưới đây là một số lưu ý khi uống sữa mà mẹ cần nhớ:
-
Hiểu rõ nguyên tắc chọn sữa bầu phù hợp với bệnh tiểu đường thai kỳ.
-
Đảm bảo sự tiệt trùng khi chọn sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, kem, phô mai.
-
Tránh uống sữa yến mạch và sữa gạo vì chúng chứa nhiều carbs, ít chất đạm và chất béo.
-
Không nên thêm đường hay bất kỳ chất tạo ngọt nào vào sữa bầu nếu chưa nhận được sự tư vấn của bác sĩ.
-
Chú ý khi kết hợp uống sữa bầu cùng các thực phẩm khác trong bữa ăn để không bị tăng cân quá mức.
-
Bổ sung chất béo từ nguồn thực phẩm lành mạnh như hạt óc chó, cá, dầu ô liu, dầu hạt hướng dương, quả bơ…
-
Bổ sung canxi từ sữa chua, phô mai, rau có màu xanh đậm, cá… bên cạnh việc uống sữa bầu.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc “Bị tiểu đường thai kỳ uống sữa bầu được không?”. Mẹ không nên tùy tiện chọn sữa bầu mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng nhé!
9 Gestational Diabetes Dos and Don’ts - Truy cập ngày 13/04/2022
Dietary Recommendations for Gestational Diabetes - Truy cập ngày 13/04/2022
https://www.ucsfhealth.org/education/dietary-recommendations-for-gestational-diabetes
Drinks and gestational diabetes - Truy cập ngày 13/04/2022