zalo
Bị vảy nến khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị bệnh như thế nào?
Thai kỳ

Bị vảy nến khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị bệnh như thế nào?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

17/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tình trạng bị vảy nến khi mang thai đang ngày càng có xu hướng tăng cao. Bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi nhưng cũng để lại ảnh hưởng tiêu cực cho người bệnh. Vậy điều trị bệnh vảy nến như thế nào để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cho mẹ bầu.

Bị vảy nến khi mang thai là gì? 

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính, khởi phát theo chu kỳ và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho người bệnh trong thời gian dài, thậm chí cả cuộc đời. Bị bệnh vảy nến khi mang thai không còn là tình trạng hiếm gặp. Vậy nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến ở phụ nữ mang thai là do đâu?

Bị vảy nến khi mang thai mang đến nhiều tiêu cực cho người bệnh, (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân mắc bệnh vảy nến ở phụ nữ mang thai

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa da liễu, nguyên nhân gây bệnh vảy nến khi mang thai là khi bước vào giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ bắt đầu có những thay đổi về thể chất và cả tinh thần. Lúc này, hàm lượng hormone có sự giao động, sức đề kháng kém đi khiến cho các tác nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập và phát triển trên cơ thể.

Bên cạnh đó, suy giảm miễn dịch cũng khiến cơ thể của mẹ bầu cũng trở nên nhạy cảm quá mức, dẫn tới sự nhầm lẫn trong việc xác định tác nhân gây hại. Hệ thống miễn dịch coi tế bào da là yếu tố tiêu cực nên đào thải rất mạnh mẽ. Từ đó làm rút ngắn chu kỳ sống của tế bào da và dẫn đến sự tăng sinh quá mức, các tế bào da xếp chồng lên nhau khiến xảy ra tình trạng viêm nhiễm, đau rát, sưng tấy,...

Thông thường, các tế bào da được thay thế sau mỗi 10 - 30 ngày. Với bệnh vảy nến, các tế bào mới phát triển cứ sau 3 -4 ngày. Sự tích tụ của các tế bào cũ được thay thế bởi các tế bào mới tạo ra các vảy bạc.

Triệu chứng nhận biết bệnh vảy nến

Mẹ bầu bị vảy nến khi mang thai không thoải mái khi giao tiếp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đặc điểm nhận dạng của bệnh mang thai vảy nến khá rõ ràng, có thể nhận biết qua một số biểu hiện sau:

  • Các vùng da bị tổn thương thường đỏ ửng, hình tròn hoặc đa cung thường đối xứng nhau.

  • Xuất hiện các mảng vảy sừng màu nâu đỏ, màu xám, trắng bạc trên da.

  • Vùng da tổn thương bị bong tróc, ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu.

  • Bệnh có xu hướng khởi phát chủ yếu tại vùng da có nếp gấp như các khớp, khuỷu tay, đầu gối…và lan rộng theo hướng ly tâm ra tứ chi, ít khi xuất hiện ở mặt, lòng bàn tay hay lòng bàn chân.

  • Một số trường hợp xảy ra tình trạng sưng đau khớp, sốt, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, tim đập nhanh, thậm chí có thể mê sảng và bị co giật,...

Bị vảy nến khi mang thai có ảnh hưởng tới thai kỳ không?

Với các triệu chứng như vậy thì phụ nữ mang thai bị vảy nến có sao không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không chắc chắn là câu hỏi rất được các bà mẹ quan tâm.

Khi mang thai, mẹ bầu rất cần giữ được tâm trạng thoải mái, vui vẻ và lạc quan. Trong khi đó, phụ nữ mang thai bị vảy nến lại phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực bởi các triệu chứng của bệnh. Cụ thể, đó là các triệu chứng của bệnh khiến mẹ bầu luôn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với những người xung quanh. Hơn nữa, cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy, khó chịu cũng là một trong những yếu tố khiến người bệnh bị stress.

Bị vảy nến khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi và khả năng sinh sản của người mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia khoa da liễu và phụ sản cho biết, bệnh vảy nến không ảnh hưởng đến thai nhi và khả năng sinh sản của người mẹ. Tuy nhiên, Tạp chí Viện da liễu Hoa Kỳ từng kết luận, vảy nến là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân so với tuổi nếu người mẹ mắc bệnh nặng.

Một vấn đề đáng lo ngại khác là sử dụng thuốc trị vảy nến dành cho bà bầu. Bởi một số loại thuốc có thể gây dị tật thai nhi hoặc dẫn đến sảy thai. Chính vì vậy, để việc điều trị bệnh vảy nến khi mang thai được hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi, tốt nhất mẹ bầu cần thăm khám và chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Bị cường giáp khi mang thai nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé?

Cách trị vảy nến khi mang thai

Để điều trị vảy nến khi mang thai hiệu quả, các mẹ bầu cần đi khám để được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Điều trị vảy nến được chia thành 3 loại chính: liệu pháp tại chỗ, quang trị liệu và liệu pháp toàn thân. 

Trong đó, bệnh nhân vảy nến với tổn thương da ít hơn 10% diện tích cơ thể có thể được điều trị với thuốc bôi tại chỗ. Liệu pháp quang trị liệu hoặc liệu pháp toàn thân cần thiết với các bệnh nhân có tổn thương da nặng hơn. Liệu pháp tại chỗ và quang trị liệu thường được ưu tiên hơn liệu pháp toàn thân để điều trị cho phụ nữ mang thai vì lo ngại về tính an toàn.

Phác đồ điều trị vảy nến ở phụ nữ có thai về cơ bản tương tự như người bình thường, ngoại trừ một số thuốc tránh dùng trong thai kỳ và cân nhắc lợi ích/ rủi ro khi sử dụng bởi nguy cơ cho thai nhi.

Phụ nữ bị vảy nến khi mang thai cần đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số loại thuốc trị vảy nến cho bà bầu thường được sử dụng là:

  • Các loại thuốc bôi chứa thành phần là Corticoid.

  • Các loại thuốc, nước sát khuẩn có tác dụng làm sạch.

  • Kem dưỡng ẩm, kem làm mềm da nhằm đẩy nhanh hiệu quả phục hồi.

Bên cạnh đó, phụ nữ bị vảy nến khi mang thai cần lưu ý tránh không sử dụng các loại thuốc nguy hiểm cho thai nhi như: Adalimumab, Infliximab, Etanercept, Methotrexate, Acitretin…

Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể áp dụng các biện pháp chiếu tia cực tím – quang trị liệu nhằm đẩy lùi vảy nến. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chi phí cao và yêu cầu có sự tư vấn của bác sĩ.

Mẹ bầu nên chủ động trong việc thăm khám, điều trị nhằm hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh cũng như tạo được tâm lý thoải mái hơn khi mang thai. Dưới đây là một số phương thức trị vảy nến cho mẹ bầu đem lại hiệu quả cao.

Phụ nữ mắc bệnh vảy nến trong thời kỳ mang thai nên chủ động trong việc thăm khám và điều trị. Điều này nhằm hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh cũng như tạo được tâm lý thoải mái hơn khi mang thai. Dưới đây là một số phương thức trị vảy nến ở phụ nữ mang thai đem lại hiệu quả cao.

Mẹo dân gian chữa bệnh vảy nến cho bà bầu

Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian kết hợp với điều trị vảy nến theo chỉ định của bác sĩ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, các chị em bị bệnh vảy nến trong thời kỳ mang thai còn có thể áp dụng một số mẹo dân gian có tác dụng tốt và không tác dụng phụ để đẩy nhanh tiến trình điều trị bệnh. Cụ thể như:

  • Sử dụng dầu dừa 1-2 lần/ngày có thể giảm triệu chứng đáng kể. Trước khi sử dụng cần làm sạch vùng da bị tổn thương bằng nước ấm, sau đó lau khô, xoa một lượng tinh dầu dừa vừa đủ kết hợp với massage nhẹ nhàng.

  • Sử dụng dầu oliu: Làm nóng dầu oliu rồi thoa lên vùng da tổn thương kết hợp masage nhẹ nhàng. Sau 15 phút rửa sạch lại bằng nước ấm và thấm khô.

  • Sử dụng nha đam: Cách sử dụng nha đam điều trị bệnh vảy nến tương tự cách sử dụng dầu oliu.

Lưu ý, phụ nữ mang thai bị vảy nến mức độ nặng không nên tùy tiện áp dụng các phương pháp điều trị dân gian này mà cần hỏi trước ý kiến của bác sĩ.

Như vậy, bị vảy nến khi mang thai tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng cũng để lại ảnh hưởng tiêu cực cho người bệnh. Vì thế, mẹ bầu bị bệnh vảy nến nên chủ động đi thăm khám để điều trị sớm, hạn chế ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và đời sống của bản thân.

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey