zalo
Mang thai tuần đầu có đau bụng không? Dấu hiệu cho biết mẹ đang gặp nguy hiểm
Thai kỳ

Mang thai tuần đầu có đau bụng không? Dấu hiệu cho biết mẹ đang gặp nguy hiểm

Đào Nhàn
Đào Nhàn

01/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mang thai tuần đầu có đau bụng không vẫn luôn là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm, đặc biệt là các chị em mang thai lần đầu. Đây vốn là một trong các biểu hiện hoàn toàn bình thường xảy ra ở bà mẹ đầu thai kỳ. Tuy nhiên một số dấu hiệu dưới đây lại là báo động mẹ đang gặp nguy hiểm.

Mang thai tuần đầu có bị đau bụng không? 

Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh thành công và hình thành phôi, hợp tử này sẽ tiến thẳng vào sâu bên trong tử cung mẹ. Điều này đã gây ra hiện tượng đau bụng thời kỳ đầu mang thai ở phụ nữ. Mỗi bà bầu sẽ thấy đau bụng khi mang thai theo những cách khác nhau. Có người thì thấy đau như đau bụng kinh, đau bất ngờ ở các vùng cơ. Có người lại thấy đau râm ran bụng dưới, đau nhói, hoặc cũng có thể là đau âm ỉ khi mang thai.

Mang thai tuần đầu có đau bụng không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vậy để trả lời cho câu hỏi mang thai tuần đầu có bị đau bụng không thì câu trả lời là CÓ các mẹ nhé. Nguyên nhân của hiện tượng này thường xuất phát từ 2 yếu tố sau đây.

Do phôi làm tổ 

Vào tuần đầu thai kỳ, khi phôi đã thụ tinh thành công và đang bơi từ ống dẫn trứng vào tử cung để xây tổ. Phôi thai sẽ di chuyển khắp vùng tử cung tìm chỗ thích hợp mà bám lại làm tổ. Trong quá trình “tìm nhà” ấy phôi liên tục bám vào thành niêm mạc tử cung khiến một lớp mỏng niêm mạc bị bong ra kèm máu. Sự tác động vào tử cung của phôi thai đã gây tình trạng đau bụng ở bà bầu. Và tình trạng này thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày.

Tử cung gây chèn ép dây chằng và cơ bị căng

Sau khi phôi đã tìm được nơi thích hợp để làm tổ thì tiếp tục phát triển và lớn dần lên. Thai to ra khiến kích thước tử cung cũng to ra để bao bọc thai nhi. Chính điều này đã làm các cơ vùng bụng bị kéo căng ra cùng dây chằng trong một thời gian ngắn. Vì vậy đây cũng là nguyên nhân của câu trả lời cho câu hỏi khi mang thai tuần đầu có bị đau bụng không. 

Mẹ bầu có thể cảm thấy đau bụng khi đứng lâu, khi cười, hắt hơi hoặc ho nhẹ do áp lực tử cung đè lên vùng bụng ngày càng tăng.

Cách phân biệt đau bụng khi mang thai và đau bụng có kinh 

Mẹ bầu có thấy những dấu hiệu đau bụng khi mang thai tuần đầu này giống với đau bụng kinh? Vậy làm sao để phân biệt được và biết mình mang thai tuần đầu có đau bụng không? Monkey sẽ chỉ ra 2 điều khác biệt giữa 2 hiện tượng này, từ đó giúp mẹ bầu dễ dàng xác định hơn.

Đau bụng kinh

Triệu chứng của đau bụng kinh thường là đau liên tục âm ỉ và co thắt vùng bụng dưới (tử cung) vào giai đoạn đầu kỳ kinh nguyệt (thường từ 1 đến 3 ngày đầu, đỉnh điểm là ngày đầu tiên). Đau bụng kinh còn có thể xảy ra sớm hơn là ở trước kỳ kinh, sau đó cơn đau sẽ giảm dần trong 3 ngày đầu kỳ.

Cần phân biệt đau bụng kinh và đau bụng khi có thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phụ nữ bị đau bụng kinh cũng có thể bị đau lan xuống vùng lưng và đùi, chân, áp lực trong khoang bụng. Tình trạng này còn gây ra mệt mỏi, đau nhức người, nôn, buồn nôn, khó chịu, đi ngoài phân lỏng,... Thậm chí có nhiều chị em bị đau dữ dội, chuột rút vùng lưng dưới hoặc bụng dưới khoảng 1 đến 2 ngày trước kỳ kinh (đây như một dấu hiệu thông báo chị em sắp đến kỳ rụng trứng). Và tình trạng này sẽ hết hoàn toàn sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc.

Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh là do tử cung co bóp để thải chất đệm lót tử cung ra ngoài. Các cơn co thắt được gây ra bởi hormone Prostaglandin, một loại hormone nội tiết nữ. Ngoài ra, đau bụng kinh còn có thể do mắc phải một số bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, hẹp cổ tử cung,...

Đau bụng khi có thai 

Khác với đau bụng kinh, đau bụng khi có thai thường triệu chứng bằng các cơn đau lâm râm, đau lệch về một bên, đau nhiều khi đứng quá lâu hoặc có cử động mạnh như ho, hắt hơi,... Trong tuần đầu mang thai, đây chính là biểu hiện của việc thai nhi đang làm tổ. 

Ngoài ra, thai phụ còn có thể cảm thấy tức vùng bụng dưới do sự phát triển của phôi thai. Tình trạng đau bụng cũng xuất phát từ vấn đề ốm nghén, nôn nếu mẹ nào bị ốm nghén và nôn ói nhiều.

Đau bụng khi có thai thường lệch về một bên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vậy nguyên nhân của hiện tượng đau bụng khi mang thai tuần đầu là gì? Câu trả lời là nếu nguyên nhân đến từ sinh lý thì không đáng lo như táo bón, đầy hơi, khó tiêu, kén ăn, hay quá trình làm tổ của phôi thai. Nhưng cũng có thể đây là dấu hiệu cảnh báo mẹ đang gặp vấn đề bệnh lý, hoặc thai ngoài tử cung, dọa sảy thai.

Xem thêm:

Các vị trí đau bụng khi mang thai mẹ nên biết 

Mang thai tuần đầu có đau bụng không và các vị trí đau bụng khi mang thai bà bầu nên biết.

  • Đau vùng bụng dưới: Bụng dưới là vùng bụng có tử cung, nếu mẹ bị đau vị trí này thì nguyên nhân là do quá trình làm tổ của thai nhi đang diễn ra. Tuy nhiên đau bụng dưới cũng là dấu hiệu của bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, u xơ tử cung, u nang buồng trứng. Hoặc chứng tiền sản giật và dọa sảy thai cũng được cảnh báo bằng dấu hiệu này.

  • Đau vùng bụng trên: Bụng trên là vị trí gần ức, nếu bị đau ở đây có thể do mẹ bầu bị chèn ép từ tử cung do thai nhi ngày càng lớn, hoặc ăn quá nhiều khiến da và cơ bắp bị căng ra,...

  • Đau bụng bên trái: Vùng bụng trái là vùng bộ phận từ rốn đến xương chậu. Tử cung bị kéo căng cùng áp lực lên dây chằng chính là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng bên trái.

Hình minh họa vùng bụng dưới ở phụ nữ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dựa vào các phân tích này của Monkey chắc hẳn mẹ bầu nào cũng xác định được mình mang thai tuần đầu có đau bụng không và nếu có thì tình trạng là như thế nào. Liệu đau bụng trong tuần thai đầu có nguy hiểm gì không? Mời mẹ tiếp tục tìm hiểu.

Mang thai tuần đầu đau bụng có sao không? 

Như Monkey vừa chia sẻ bên trên, mang thai tuần đầu đau bụng có sao không sẽ có câu trả lời là không sao nếu nguyên nhân xuất phát từ vấn đề sinh lý. Do đó, mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm. 

Nhưng nếu nguyên nhân xuất phát từ các vấn đề bệnh lý hoặc liên quan đến thai nhi thì lúc này mẹ cần lưu ý. Trong giai đoạn tuần đầu thai kỳ, các vấn đề xấu bà bầu có thể gặp đó là mang thai ngoài tử cung và dọa sảy thai.

Thai ngoài tử cung 

Thai ngoài tử cung là tình trạng rất nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Đây là tình trạng bào thai không làm tổ và phát triển trong tử cung mà ở các bộ phận khác, thường gặp nhất là ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng vốn không phải nơi nuôi dưỡng thai nhi, nơi này có kích thước hẹp, không có chất dinh dưỡng. Vì vậy nếu mẹ nào chẳng may gặp phải hiện tượng này thì mau chóng đi khám bác sĩ.

Dấu hiệu của thai ngoài tử cung đó là đau bụng dữ dội, có thể ra máu đen như bã cà phê. Đi kèm với buồn nôn, choáng váng, mệt mỏi, đi ngoài, kiệt sức thậm chí là ngất xỉu.

Sảy thai 

Sảy thai cũng là một tình trạng nguy hiểm của thai nhi trả lời cho câu hỏi mang thai tuần đầu đau bụng có sao không. Hiện tượng này xảy ra khi đau bụng kéo dài từng cơn, cảm giác đau quặn tăng lên, các cơn đau có thể dồn vào cùng một lúc nhưng cũng đột ngột biến mất. Đi kèm với đó là hiện tượng ra máu tươi, máu đông dạng cục.

Đau bụng có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo nghiên cứu chỉ ra, có khoảng 25% bà bầu bị đau bụng khi mang thai tuần đầu và khoảng 10% trường hợp bị sảy thai. Tuy nhiên sảy thai không có nghĩa là chị em không thể có thai được nữa. Thay vào đó hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt để chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo và tìm hiểu cách giúp giảm đau bụng dưới đây nếu mẹ nằm trong 25% trường hợp bị đau bụng nhé.

Cách giúp mẹ giảm đau bụng khi mang thai tuần đầu  

Sau khi tìm hiểu mang thai tuần đầu có đau bụng không thì 8 phương pháp giúp giảm đau bụng dưới đây sẽ là kiến thức mẹ bầu cần nắm rõ.

  • Có chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau và trái cây giúp giảm đau bụng hơn. Một số loại thực phẩm tốt cho bà bầu như thịt bò, cá hồi, trứng, súp lơ, măng tây, đậu bắp,...

  • Bổ sung khoáng chất đầy đủ và đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.  

  • Vận động thường xuyên, đi lại nhẹ nhàng và tập các bài tập Yoga cho bà bầu. Tránh nằm im một chỗ gây khó lưu thông máu.

  • Massage nhẹ nhàng, tắm nước nóng và không nên mặc quần áo bó sát người.

  • Uống đủ 2L nước mỗi ngày, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhiều tinh bột vì dễ gây táo bón, đầy bụng.

  • Nằm ngủ hoặc ngồi nên kê thêm gối.

  • Không đứng quá lâu, nghỉ ngơi nhiều hơn.

  • Ăn chuối hoặc nho khô để bổ sung canxi, kali, và nước tốt hơn.

Thường xuyên massage bụng giúp bà bầu giảm đau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

8 tips này sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau bụng trong tuần đầu mang thai. Trong trường hợp đã thực hiện rồi nhưng tình trạng không thuyên giảm thậm chí có dấu hiệu nặng thì lúc này mẹ bầu cần đi khám.

Mang thai tuần đầu bị đau bụng cần đi khám khi nào? 

Một số dấu hiệu chuyển nặng của mang thai tuần đầu có đau bụng không mẹ bầu lưu ý.

  • Xuất hiện những đốm máu trên quần hoặc chảy máu âm đạo.

  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, không khỏe trong người.

  • Các triệu chứng mang thai trở nên khác thường.

  • Đau bụng ngày càng tăng lên, đau quặn từng cơn không thuyên giảm.

  • Đi ngoài và buồn nôn, có dịch nhầy.

Nếu thường xuyên mệt mỏi kèm đau bụng bà bầu cần đi khám. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đây đều là những dấu hiệu báo động đến an toàn của cả mẹ và thai nhi, đó có thể là nguy cơ dọa sảy thai, thai ngoài tử cung, hoặc một số vấn đề nghiêm trọng khác. Vì vậy khi thấy những dấu hiệu này mẹ bầu cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Tóm lại, câu trả lời cho “Mang thai tuần đầu có đau bụng không?” là CÓ. Đây là tình trạng bình thường ở bà bầu nếu nguyên nhân an toàn. Mặc dù vậy mẹ bầu vẫn nên chủ động theo dõi sức khỏe để kịp thời xử lý nếu có bất thường xảy ra.

Abdominal Pain and Pregnancy: What to Know - Ngày truy cập: 30/09/2022

https://www.webmd.com/baby/abdominal-pain-and-pregnancy-what-to-know

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!