zalo
Bị phù chân khi mang thai tuần 20 có bình thường không? Làm sao để khắc phục?
Thai kỳ

Bị phù chân khi mang thai tuần 20 có bình thường không? Làm sao để khắc phục?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

01/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Vào tuần thứ 20 các chị em mang thai bắt đầu xuất hiện tình trạng bị phù chân khiến mọi người lo lắng. Tuy nhiên đa số các trường hợp đây chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường ở phụ nữ mang thai và không ảnh hưởng nguy hiểm gì đến thai phụ. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cụ thể về hiện tượng bị phù chân khi mang thai tuần 20 ở bà bầu.

Tại sao phụ nữ mang thai 20 tuần bị phù chân? 

Phụ nữ mang thai 20 tuần bị phù chân thường do 4 nguyên nhân chính sau đây.

Tăng lượng máu lưu thông

Lưu lượng máu tăng là nguyên nhân gây ra hiện tượng bị phù chân ở bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tăng lượng máu lưu thông và chất lỏng là nguyên nhân đầu tiên gây ra hiện tượng bị phù chân ở bà bầu. Vào tuần thứ 20 của thai kỳ, các hoạt động trao đổi chất, chất lỏng và lưu thông tuần hoàn trong cơ thể mẹ diễn ra mạnh mẽ hơn do nhu cầu cao, vì khi này thai nhi đang phát triển nhanh hơn rất nhiều. Vào thời điểm này lượng máu lưu thông và chất lỏng tăng gấp 50% so với bình thường, chính thế đã gây ra hiện tượng phù chân ở phụ nữ mang thai tuần 20. 

Áp lực thai chèn ép lên tĩnh mạch

Vào những tháng cuối của thai kỳ bào thai đã khá lớn, đi kèm lượng dịch nước ối nhiều làm cho kích thước tử cung tăng đáng kể. Tử cung to và nặng vô tình chèn ép các mạch máu, làm chậm quá trình bơm máu từ dưới các chi về tim. Máu bị ứ đọng lâu ở chi dưới đã gây ra tình trạng phù chân ở bà bầu.  

Tuỳ thuộc cơ địa mỗi thai phụ cũng như kích thước thai nhi mà tình trạng này có thể xảy ra sớm hoặc muộn. Tuy nhiên mẹ bầu không cần quá lo lắng vì hiện tượng bị phù chân tuần thứ 20  do áp lực thai là nguyên nhân sinh lý bình thường và sẽ hết ngay khi mẹ sinh em bé. 

Thay đổi hormone

Thay đổi hormone cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 20. Hormone thay đổi có tác động nhiều đến sinh lý mẹ bởi đây là nguồn gốc của hàng loạt “nỗi khổ” bà bầu mà không riêng gì phù chân. 

Vào những tháng cuối lượng hormone nội tiết tố nữ và hormone sinh dục được sản sinh nhiều và hoạt động mạnh mẽ khiến thành mạch mềm ra. Tĩnh mạch vận chuyển máu từ dưới các chi lên tim cũng yếu và khó khăn hơn, vì vậy gây ra tình trạng phù chân ở mẹ bầu. 

Thay đổi hormone khiến bà bầu bị phù chân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thói quen sinh hoạt 

Việc đi giày, dép với kích cỡ quá chật chân cũng khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu khi di chuyển, vận động. Những loại giày, dép cao gót thường dồn trọng lượng cơ thể xuống chân nhiều hơn nên dễ làm cho chân bà bầu bị sưng tĩnh mạch và phù nề. Ngoài ra, khi đứng hoặc ngồi quá lâu cũng có thể làm cho triệu chứng sưng phù chân trở nên nặng nề hơn.

Như vậy, không chỉ những nguyên nhân từ bên trong như tăng lượng máu lưu thông, lực chèn ép từ thai nhi, hay do hormone thay đổi thì các thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có thể khiến bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 20, chị em nên chú ý.

Mẹ bị phù chân khi mang thai tuần 20 có sao không? 

Ngoài lý giải nguyên nhân mẹ bị phù chân khi mang thai tuần 20, Monkey còn giúp chị em trả lời cho câu hỏi liệu hiện tượng này có gây nguy hiểm không? 

Câu trả lời là KHÔNG, nếu nguyên nhân xuất phát từ cơ chế sinh lý của cơ thể. Đúng vậy, tình trạng phù chân là do 4 nguyên nhân bên trên Monkey vừa chia sẻ thì sẽ không gây ảnh hưởng gì đến mẹ và bé. Đây chỉ là hiện tượng sinh lý nhất thời trong giai đoạn mang thai và sẽ sớm kết thúc sau khi mẹ sinh con. 

Điều cần làm lúc này là mẹ bầu hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe.

Tuy nhiên trong một số trường hợp phù chân cũng có thể là dấu hiệu bị tiền sản giật ở bà bầu mà mẹ cần lưu ý. Nếu thấy chân bị phù kèm theo các triệu chứng như sưng cả tay và mắt, đau đầu nặng, đau dữ dội vùng dưới xương sườn, buồn nôn, thị giác có vấn đề như nhìn lờ mờ thì mẹ cần đi khám ngay. Bởi đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm phù nề do bị tiền sản giật. 

Phù chân có thể là dấu hiệu tiền sản giật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách phân biệt phù chân sinh lý và phù chân bất thường cho mẹ bầu 

Như Monkey vừa phân tích bên trên, hiện tượng bị phù chân tuần thứ 20 ở bà bầu có thể do sinh lý hoặc do bệnh lý (chứng tiền sản giật). Nhưng làm sao để biết được dấu hiệu nào là phù chân sinh lý bình thường, dấu hiệu nào là phù chân bệnh lý bất thường? Cùng tìm hiểu bên dưới nhé.

Xem thêm:

Phù chân sinh lý

Bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 20 do nguyên nhân sinh lý sẽ có những dấu hiệu sau.

  • Xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ, thường từ tuần 28 đến tuần 42. Tuy nhiên một số trường hợp do cơ địa và kích thước thai to thì sẽ bắt đầu sớm hơn từ tuần 20.

  • Tình trạng phù nề chân thường nặng nề hơn vào cuối ngày và buổi tối.

  • Hiện tượng sưng phù bị đều ở cả hạ chân (nếu chỉ bị 1 bên tức là bị bệnh).

  • Giảm mức độ phù sau khi nghỉ ngơi.

Nếu mẹ nào có 4 biểu hiện trên tức là sưng phù không gây nguy hiểm cho hai mẹ con. Vậy dấu hiệu nào là phù chân bất thường? 

Nghỉ ngơi giúp bà bầu cải thiện tình trạng phù chân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phù chân bất thường 

Phù chân được cho là bất thường nếu có 5 dấu hiệu sau đây.

  • Tình trạng phù ngày một nặng nề, có thể xuất hiện dấu ấn lõm trên mu bàn chân khi dùng ngón tay ấn lên vùng bị phù. Hiện tượng này xảy ra là do da đàn hồi chậm.

  • Vùng tay và mặt cũng bị phù nề.

  • Có nghỉ ngơi và hạn chế đi lại nhưng vẫn không thuyên giảm.

  • Có các dấu hiệu của chứng tiền sản giật. 

  • Phù chân kèm theo một số biểu hiện bất thường khác như khó thở, đau đầu, mắt mờ, chóng mặt,..

Nếu có những bất thường trên mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để có kết quả chính xác.

Giảm bớt triệu chứng phù chân cho mẹ bầu bằng cách nào? 

Bị phù chân khi mang thai tuần 20 do sinh lý mặc dù không gây nguy hiểm cho bà bầu nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Hiện tượng phù chân khiến chân mẹ sưng tấy, đi lại khó khăn và gây cảm giác khó chịu. Vì vậy Monkey đã tổng hợp những cách giúp giảm bớt chứng phù chân cho mẹ dưới đây. Cùng tham khảo nhé.

  • Hạn chế đứng lâu, khi ngồi không nên vắt chéo chân gây khó lưu thông máu, khi nằm nên kê thêm gối.

  • Massage, tập thể dục chân tay giúp giảm sưng phù, cải thiện lưu thông máu tốt, ngăn ngừa chuột rút.

  • Nằm ngủ nên nằm nghiêng trái giúp giảm áp lực tĩnh mạch đưa máu từ dưới chi về tim.

  • Mang giày dép, quần áo thoải mái, rộng rãi. Tránh đồ chật, giày dép cao gót khiến chân bị tụ máu. Hạn chế đeo tất, nếu bắt buộc dùng hãy sử dụng tất dành riêng cho bà bầu.

  • Đi hoặc đứng trong hồ bơi sẽ làm giảm sưng tấy vì tác động của áp lực nước.

  • Uống nhiều nước và hạn chế ăn mặn, thực phẩm chế biến sẵn, caffeine. Bổ sung Kali nếu thiếu chất này.

  • Ngâm chân trước khi ngủ.

Bố giúp mẹ bầu xoa bóp chân tay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bà bầu bị phù chân vào những tháng cuối có thể thực hiện 7 cách trên giúp cải thiện tình hình của mình nhé. 

Khi nào mẹ bầu cần đi khám? 

Nếu hiện tượng bị phù chân tuần thứ 20 ở mẹ bầu không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi thực hiện những biện pháp cải thiện bên trên mà còn xuất hiện các dấu hiệu bất thường dưới đây thì mẹ bầu cần đi khám bác sĩ.

  • Sưng phù cả tay và mặt.

  • Sưng phù chân dài ngày, không thuyên giảm khi nghỉ ngơi hoặc nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, di chuyển, vận động.

  • Đau nhức đầu nặng.

  • Cường độ sưng, phù chân tăng nhanh.

  • Xuất hiện vấn đề về thị giác như: nhìn mờ, thị giác không ổn định,…

  • Đau dữ dội vùng bụng dưới xương sườn.

  • Nôn hoặc buồn nôn dù ở những tháng cuối thai kỳ.

  • Cảm giác tức ngực, khó thở,...

Phù lên tay và mặt là dấu hiệu mẹ cần đi khám. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những dấu hiệu này đi kèm với phù chân khi mang thai còn có thể cảnh báo nguy cơ tiền sản giật (Monkey đã phân tích bên trên). Tiền sản giật nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và trẻ, do đó cần phát hiện sớm, theo dõi và có phương án điều trị thích hợp. Vì vậy đây chính là lúc bà bầu cần được đưa đi thăm khám ngay lập tức.

Bị phù chân khi mang thai tuần 20 là một trong những nỗi khổ mà bà bầu nào cũng có thể bị. Nếu chẳng may mắc phải các mẹ hãy chú ý giữ gìn sức khoẻ thật tốt, đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe để nếu có bất cứ khác thường nào sẽ kịp thời đi thăm khám.

Remedies for swollen feet during pregnancy - Ngày truy cập: 30/09/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/swollen-feet-pregnancy

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!