Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu 14 tuần sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt. Nhưng thời kỳ này, bà bầu cũng cần chú ý nhiều điều. Bởi sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi trong thời kỳ này cần đặc biệt chú trọng.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Cơ thể bà bầu tuần 14 thay đổi như thế nào?
Khi thai nhi bắt đầu phát triển vào tuần thứ 14, người mẹ có thể cảm nhận rõ những sự thay đổi về cơ thể với những biểu hiện vô cùng rõ rệt.
-
Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Dấu hiệu này là hoàn toàn bình thường. Nó đơn thuần chỉ là cách cơ thể ức chế sự phát triển của các loài vi khuẩn có hại.
-
Ham muốn tình dục có thể thay đổi thất thường.
-
Đen sạm da đầu vú xảy ra với nhiều người.
-
Xuất hiện một đường sẫm màu xuất phát từ trung tâm bụng, kéo dài tới tận phía dưới.
-
Làn xe trở nên đen sạm. Đặc biệt, những vùng da ở quanh rốn, dưới vùng cánh tay hoặc đùi trong. Ngoài ra, trán, thái dương, má hoặc cằm cũng có thể xuất hiện vùng đen sạm.
-
Bụng sẽ to nhanh đáng kể, tử cung sẽ tăng dần kích thước.
-
Một số người còn xuất hiện cả tàn nhang trên mặt.
Bên cạnh đó, nhiều người mang thai 14 tuần còn xuất hiện các triệu chứng hoặc các thay đổi sau:
-
Cơ thể bị mệt mỏi
-
Ít đi vệ sinh hơn, nặng có thể gây ra bệnh trĩ.
-
Tình trạng ốm nghén sẽ đỡ dần và chấm dứt hẳn.
-
Có thể xảy ra hiện tượng táo bón
-
Hay bị ợ nóng, đầy bụng
-
Ngực to ra nhiều hơn nhưng thường xuyên căng cứng.
-
Đau đầu, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu khi đứng lên ngồi xuống đột ngột.
-
Nghẹt mũi, ù tai.
-
Mắt cá chân, bàn chân, bàn tay và cả gương mặt sẽ bị sưng phù.
-
Tĩnh mạch ở chân bị giãn ra.
Sự phát triển của thai nhi 14 tuần tuổi
Ở tuần thứ 14, không chỉ có người mẹ có nhiều sự thay đổi mà thai nhi cũng có những sự phát triển vô cùng rõ rệt:
-
Chiều cao có thể xấp xỉ độ dài một nắm tay người lớn.
-
Với con trai, tuyến tiền liệt sẽ được hình thành, buồng trứng dịch chuyển từ bụng đến khung chậu với các bé gái.
-
Vào thời điểm này, hoocmon trong cơ thể sẽ bắt đầu được sản xuất và hình thành từ tuyến giáp.
-
Vòm miệng phát triển hoàn thiện.
-
Thời kỳ này, lông tơ trên cơ thể sẽ bắt đầu phát triển. Đây được coi như một lớp áo giữ ấm cho tới khi lớp mỡ của cơ thể hình thành.
-
So với những tháng trước, đầu sẽ to lên gấp 4 lần, thể tích bên trong hộp sọ tăng lên khoảng 60 lần.
Xem thêm: Mẹ bầu 15 tuần cần chú ý những gì?
Mẹ bầu 14 tuần cần chú ý những gì?
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai là giai đoạn mà thai nhi có sự phát triển vượt trội. Vì thế, mẹ bầu 14 tuần cần lưu ý những vấn đề sau:
Chế độ dinh dưỡng
Tuần thứ 14 là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ cũng như cơ thể bà bầu có nhiều điều thay đổi theo hướng tiêu cực. Chính vì vậy, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của cả hai mẹ con vô cùng quan trọng.
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng trực thuộc Bộ Y tế, khẩu phần ăn của một bà bầu tuần 14 cần có lượng calo cao hơn một suất ăn bình thường khoảng 250 calo.
Mẹ nên ăn nhiều hơn các thực phẩm chứa nhiều canxi và kẽm như hải sản, sữa, trứng. Bởi giai đoạn này, khung xương và chiều cao của thai nhi bắt đầu phát triển mạnh.
Lượng canxi tối thiểu một ngày mà mẹ bầu cần nạp là 1200mg. Điều này tương đương với việc bà bầu tuần 14 cần uống 6 đơn vị sữa/ ngày.
Dành cho những phụ nữ mang thai chưa biết 1 đơn vị sữa là gì. Nó tương đương với 1 miếng phô mai 15g, hoặc một hộp sữa chua 100g hoặc một cốc sữa 100ml. Sữa mà mẹ bầu có thể dùng là sữa tươi đóng hộp, sữa bột pha hoặc là sữa tiệt trùng.
Ngoài bổ sung thêm canxi, mẹ bầu 14 tuần cũng phải bổ sung sắt cho cơ thể và một số chất dinh dưỡng khác theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nước máy được nhiều người quan niệm là không tốt cho thai nhi. Tuy chưa có những bằng chứng xác thực nhưng nếu mẹ bầu 14 tuần muốn uống nước máy thì nên đun sôi để nguội trước khi uống.
Chế độ sinh hoạt
Khi mang thai ở tuần 14, bụng chưa quá to nên mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm vận động và đưa ra một kế hoạch điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho phù hợp và tốt cho con nhất.
-
Nên đi ngủ sớm, thời điểm tốt nhất là trước 11 giờ đêm. Không nên thức khuya nhiều này.
-
Ăn đủ 3 bữa một ngày, bổ sung thêm dưỡng chất bằng những bữa phụ.
-
Hạn chế việc ăn quá no hoặc uống nhiều sữa vào buổi tối.
-
Điều chỉnh lại đồng hồ sinh học.
-
Đặc biệt là không ngâm mình trong nước nóng bởi nó gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu cho thai nhi ở trong bụng như tụt huyết áp, giảm oxy trong máu, tăng nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, việc này còn gây ra tình trạng chóng mặt, ngất xỉu, tăng khả năng dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Chế độ vận động
Bà bầu tuần 14 nên vận động, tập thể dục thường xuyên. Điều này vừa giúp phụ nữ tăng cường sức khỏe, vừa giảm thiểu được tình trạng sưng phù nề chân tay, chuột rút.
Một số bài tập lành mạnh mà mẹ bầu có thể tham gia như:
-
Đăng ký các lớp yoga cho người mang thai
-
Đi bơi
-
Đi bộ nhẹ nhàng.
Những xét nghiệm và kiểm tra mẹ cần làm
Không chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như cải thiện sức khỏe qua những bài tập, mẹ bầu 14 tuần nên đến gặp bác sĩ định kỳ để thực hiện một vài xét nghiệm cần thiết như chọc ối.
Chọc ối là cách xét nghiệm thông qua việc bác sĩ đưa kim mỏng vào buồng ối để lấy dịch. Nhờ đó, có thể phân tích và sàng lọc ra một vài khiếm khuyết trên thai nhi, từ đó đưa ra biện pháp xử lý.
Thông thường, bà bầu tuần 14 thường đến bệnh viện để chọc ối. Phương pháp này phù hợp với các trường hợp sau:
-
Chọc ối phù hợp với thai phụ từ 35 tuổi trở lên.
-
Vợ hoặc chồng từng bị hoặc có tiền sử bị rối loạn di truyền.
-
Xét nghiệm kết quả đo độ mờ da gáy.
-
Phụ nữ đã từng có con bị dị tật bẩm sinh.
Ngoài việc chọc ối, những người phụ nữ mang thai tuần 14 có thể tiến hành nhiều xét nghiệm khác:
-
Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
-
Xác định lượng đường, protein tồn tại trong nước tiểu.
-
Đo huyết áp, cân nặng.
-
Đo kích thước tử cung.
-
Tính toán chiều cao tính từ đáy tử cung.
-
Kiểm tra độ sưng phù của tay chân người mang thai.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Ngoài những lần kiểm tra định kỳ, mẹ bầu 14 tuần có thể tự chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nhưng, nếu có một trong những dấu hiệu sau, bà bầu nên đi kiểm tra gấp:
-
Đột nhiên đau bụng dưới dữ dội
-
Máu âm đạo ra nhiều.
-
Huyết áp đột ngột giảm, hay bị ngất xỉu.
-
Luôn cảm thấy buồn nôn, khó chịu trong người.
-
Bị sốt cao, thường xuyên mệt mỏi.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về những điều mẹ bầu 14 tuần cần lưu ý. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc có thể trang bị thêm nhiều kiến thức hơn nữa.
14 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 18/05/2022
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-14.aspx
14 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 18/05/2022
https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/14-weeks-pregnant
14 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 18/05/2022
https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/14-weeks-pregnant
14 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 18/05/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/14-weeks-pregnant